Tiểu nhiều sau uống bia có phải là bệnh?
Bạn đọc Minh Hoàng (45 tuổi, Hải Phòng) hỏi: Sau khi uống bia, tôi thường đi tiểu rất nhiều. Vậy việc đi tiểu nhiều lần sau khi uống bia có phải do tôi mắc bệnh lý về thận không?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tưởng , Phó trưởng Khoa Thận – Lọc máu Bệnh viện Việt Đức, trả lời: Nhiều người nghĩ rằng đi tiểu nhiều sẽ tốt cho chức năng thận nhưng việc tiểu nhiều sau uống bia chỉ giải quyết được việc thải nước ra ngoài. Nếu lượng nước thải ra không bù được lượng nước đưa vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận.
Mặc dù đi tiểu nhiều do uống bia là phản ứng bình thường của thận nhưng đừng lạm dụng bởi sẽ gây tăng áp lực thẩm thấu trong máu, dẫn đến nguy cơ xơ gan, tăng acid uric… Những tổn thương này sẽ dẫn đến suy thận.
Thường sau khi uống bia nhiều cơ thể sẽ cảm thấy khát nước, những lúc như thế này cần phải bù nước ngay cho đến khi hết cảm giác khát nước. Việc tiểu nhiều trước đó sẽ gây mất một lượng điện giải, nên nếu chỉ uống nước lọc thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt điện giải, tốt nhất là uống bù nước với nước chanh muối hoặc nước hoa quả (trái cây). Việc uống bia quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng giảm thể tích lòng mạch làm suy thận chức năng.
Do đó, để tránh các biến chứng dẫn đến suy thận cần có lối sống lành mạnh, không lạm dụng bia (và cả rượu), trong ngày cần uống đủ nước, ăn nhiều rau, giảm tinh bột, chế độ ăn không quá mặn, không nên tự ý uống thuốc tây nếu không có chỉ định của bác sĩ, cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ…
N.Dung ghi
Video đang HOT
Theo Người lao động
Những sai lầm khi ăn hải sản có thể gây họa bệnh tật, chết người
Hải sản được rất nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn để tránh những nguy hại không mong muốn đối với sức khỏe.
Một số sai lầm khi ăn hải sản dưới đây được cho là phổ biến với nhiều người khiến cho không những mất tác dụng của hải sản mà còn nguy hại tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Uống bia kèm ăn hải sản
Uống bia kèm ăn hải sản có thể tăng nguy cơ bệnh gout (Ảnh minh họa)
Có rất nhiều người thường có thói quen dùng hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Thực tế cho thấy các loại tôm, cua, cá... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe.
Ăn hải sản cùng trái cây
Nhiều người có thói quen ăn trái cây khi đang ăn hải sản, điều này có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe bơi hàm lượng cao Protein, Canxi từ hải sản kết hợp với Acid tannic từ trái cây hình thành Canxi không hòa tan. Lượng Canxi không hòa tan này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, do đó dễ gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.
Ăn hải sản chưa chín
Các loại hải sản đa phần đều chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C. Hơn nữa, môi trường nước, nơi các loại hải sản sinh sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến, hải sản cũng có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài.
Hải sản chưa được nấu chín chứa nhiều mầm mống gây bệnh cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Do đó, bạn nên tránh ăn hải sản sống mà nên nấu chúng ở nhiệt độ cao khoảng 4-5 phút để chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Trà rất giàu acid tannic, do đó uống trà ngay sau khi ăn hay uống trong lúc ăn hải sản đều không tốt. Điều này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ Protein và hình thành Canxi không hòa tan. Gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm bạn đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Tốt nhất bạn nên uống trà sau 2 giờ, sau khi ăn hải sản.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh
Trong hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy, bất kỳ loại hải sản nào cũng nên được chế biến ở trạng thái tươi ngon nhất.
Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh có thể không loại bỏ được hết vi khuẩn gây bệnh (Ảnh minh họa)
Cách tốt nhất để giữ được hương vị tươi ngon và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên chế biến hải sản bằng các phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, rán,...
Sò, ốc để lâu mới chế biến
Các loại sò, ốc thường mang nhiều mầm bệnh. Ngoài ra chúng phân giải Protein nhanh, do đó khi đã chết chúng nhanh chóng ươn, và trở thành "ổ vi khuẩn", sản sinh rất nhiều loại độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy khi mua sò, ốc về bạn cần chế biến ngay.
Theo giadinhvietnam
Bệnh nhân tưởng bụng bia, bác sĩ lấy ra khối bướu khổng lồ 7,3 kg Anh H.V.P. (35 tuổi) cứ nghĩ vòng 2 ngày một to ra suốt 1 năm là do mình lỡ uống bia nhiều, cho đến khi đi khám và phát hiện ra khối bướu mỡ đa thể lớn đến khó tin. 1 tuần sau ca mổ tại Bệnh viện Thống Nhất, anh P. đã hồi phục rất tốt và dự định sẽ xuất viện...