“Tiểu Long Nữ”, “Vi Tiểu Bảo” và hàng loạt sao Hoa ngữ tiễn biệt nhà văn Kim Dung
Nhiều diễn viên Hoa ngữ, trong đó có nhiều người nổi danh nhờ góp mặt trong các tác phẩm của Kim Dung đã gửi những lời chia buồn sau khi biết tin ông qua đời ở tuổi 94.
Theo thông tin đăng tải trên nhiều tờ báo Trung Quốc, nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94.
Nhà văn trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Hong Kong sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Con rể của ông là Wai Cheong đã xác nhận thông tin này.
Thông tin Kim Dung qua đời đã khiến làng giải trí Hoa ngữ chấn động.
Sau khi hay tin vị tiểu thuyết gia nổi tiếng đã ra đi mãi mãi, nhiều diễn viên Trung Quốc, trong đó có cả những người nổi danh nhờ góp mặt trong các tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung đã bay tỏ sự bàng hoàng và tiếc thương vô hạn dành cho ông.
Lý Nhược Đồng, Tiểu Long Nữ nổi tiếng của “ Thần điêu đại hiệp” viết: “Đột ngột nhận được tin, quá bàng hoàng. Tiểu Long Nữ của ông đã đêm đến cho tôi tất cả. Mặc dù tôi chưa từng có cơ hội gặp ông, nhưng với ông tôi luôn có một cảm xúc và sự kính trọng đặc biệt.
Cảm ơn ông đã tạo nên nhân vật này, và đời tô quả thật may mắn khi được hóa thân thành Tiểu Long Nữ. Tra đại hiệp, mong ông lên đường bình an”.
Nha văn Kim Dung vừa qua đơi ơ tuôi 94 – Ảnh: VTV News
Trên trang cá nhân, Trần Tiểu Xuân, nam diễn viên vào vai Vi Tiểu Bảo trong bộ phim “Lộc Đỉnh Ký” năm 1998 viết: “Tiểu Bảo xin tiễn biệt ông từ đây, Tra đại hiệp lên đường bình an”.
Ngoài ra, “Trương Vô Kị” Tô Hữu Bằng, “Mục Niệm Từ” Lưu Thi Thi, “A Châu” Lưu Đào và hàng loạt sao Hoa ngữ khác như Vương Lực Hoành, Mã Tư Thuần… cũng bày tỏ sự thương tiếc và gửi lời tiễn biệt vị tiểu thuyết gia nổi tiếng.
Video đang HOT
Tac gia Kim Dung tên thât la Tra Lương Dung, SN 1924 tai Hang Châu. Ông cho ra măt tiêu thuyêt vo hiêp đâu tiên cua minh mang tên “Thư kiêm ân cưu luc” vơi but danh Kim Dung vao năm 1955.
Tac phâm lâp tưc găt hai thanh công vang dôi, trơ thanh viên gach đâu tiên cho sư nghiêp sang tac cua nha văn đươc đanh gia la tac gia tiêu thuyêt vo hiêp xuât săc nhât thê ky 20.
Môt sô tac phâm tiêu biêu cua ông bao gôm “Anh hung xa điêu”, “Thân điêu đai hiêp”, “Y thiên đô long ky”, “Thiên long bat bô”… trong đo, tac phâm cuôi cung la “Lôc đinh ky” ra măt năm 1972.
Kim Dung năm trong sô nhưng nha văn Trung Quôc co tac phâm ban chay nhât moi thơi đai. Ngoai ra, ông cung la ngươi sang lâp tơ Minh bao tai Hong Kong. Ông đươc tôn vinh la môt nha bao va nhân vât co tâm anh hương xa hôi trong công đông ngươi Hoa trong nhiêu thâp niên.
Theo doisongphapluat.com
Phim Hoa ngữ 'lừa' khán giả bằng những đạo cụ hài hước
Nếu "Hậu duệ mặt trời" Việt Nam dùng thịt bò làm ổ bụng bệnh nhân thì phim Hoa ngữ cũng có những đạo cụ gây cười không kém.
Máu màu cam "tone sur tone" với màu son (Hương mật tựa khói sương)
Mùa hè năm nay, bộ phim tiên hiệp đình đám Hương mật tựa khói sương ra mắt. Được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng, thêm dàn diễn viên diễn xuất chắc tay như Đặng Luân, Dương Tử, La Vân Hy, bộ phim đã lôi cuốn khán giả vào chuyện tình lãng mạn nhưng đầy trái ngang giữa Húc Phượng, Cẩm Mịch và Nhuận Ngọc.
Bối cảnh và trang phục của các diễn viên được đoàn làm phim chăm chút, tạo nên một khung cảnh thần tiên huyền ảo. Phần xử lý hậu kỳ cũng nhận được những nhận xét tích cực.
Tuy nhiên, khán giả cũng soi ra không ít hạt sạn trong phim. Trong cảnh quay mẹ Nhuận Ngọc hấp hối khi bị Thiên hậu đả thương, khán giả phát hiện ra màu máu bà nôn giống hệt màu son môi. Tổ hóa trang đã tiện tay dùng luôn son nước làm máu cho cảnh phim này. Chi tiết cẩu thả đó đã khiến phân cảnh vốn bi thương trở nên buồn cười và khó hiểu. Nhiều khán giả còn hài hước hỏi đây là màu gì để tậu ngay một thỏi son giống mẹ Nhuận Ngọc về dùng.
Mỳ ăn liền trong phim cổ trang (Cổ kiếm kỳ đàm)
Cổ kiếm kỳ đàm là bộ phim tiên hiệp được chuyển thể từ game sản xuất năm 2014 với sự tham gia của dàn diễn viên: Lý Dịch Phong, Trần Vỹ Đình, Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba, Trịnh Sảng, Mã Thiên Vũ...
Dù được đánh giá cao, phim cũng không tránh khỏi những lỗi nho nhỏ, khiến khán giả buồn cười. Tiêu biểu là khi nhân vật Phương Lan Sinh (Mã Thiên Vũ) thưởng thức món mỳ, khán giả tinh ý phát hiện ra mỳ trong bát là loại mỳ ăn liền hiện đại chứ không phải mỳ sợi kéo tay mà người xưa vẫn ăn.
Giải độc bằng... bi ve (Trạch Thiên Ký)
Với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đẹp như Lộc Hàm, Cổ Lực Na Trát và Ngô Thiến, Trạch thiên kýđạt thành tích khá tốt về mặt tỷ suất người xem từ những tập mở màn. Phim còn giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng phim truyền hình Hoa ngữ.
Tuy gây sốt là vậy nhưng Trạch thiên ký vẫn phải nhận nhiều lời phàn nàn vì kỹ xảo yếu kém. Thêm vào đó, phim còn bị chê bởi đạo cụ ngớ ngẩn. Trong phim có cảnh Trần Trường Sinh (Lộc Hàm) bị hôn mê và phải dùng thuốc giải độc là "Long huyết" của Tiểu Hắc Long. Mới nhìn qua khán giả đã nhận ra viên tiên đan này chính là quả bi thủy tinh màu đỏ bán đầy trên mạng.
Ngoài ra, viên đan dược cho diễn viên uống được làm từ rong biển, sau khi ngâm nước là có thể sử dụng. Vì viên tiên đan quá to nên Lộc Hàm đã bị sặc khi cố nuốt trong quá trình đóng phim.
Chó samoyed lên đời thành hồ ly (Đường cung - Mỹ nhân thiên hạ)
Nằm trong series "Mỹ nhân" của biên kịch Vu Chính, Đường cung - Mỹ nhân thiên hạ lấy bối cảnh Trung Quốc vào thời Đại Đường, dưới sự trị vì của vua Đường Cao Tông. Phim quy tụ dàn mỹ nhân xinh đẹp của màn ảnh Hoa ngữ như Trương Đình, Lý Tiểu Lộ, Dương Mịch.
Trong phim, Dương Mịch đóng vai Thanh Loan, vốn là một con hồ ly trắng. Khi thân phận bị bại lộ, Thanh Loan biến trở về hồ ly để chạy thoát thân. Tình tiết khá hấp dẫn nhưng khán giả lại không nhịn được cười khi thấy "hồ ly trắng" chính là một chú chó Samoyed vừa trắng vừa tròn rất đáng yêu. Thay vì dùng đồ họa để Thanh Loan hiện nguyên hình là hồ ly trắng, Vu Chính đã thay thế bằng chó cho cảnh phim này. Đã vậy, "hồ ly Samoyed" còn được lồng tiếng nói những lời tình cảm với Đường Cao Tông (Trịnh Quốc Lâm): "Hoàng thượng, thần thiếp thật sự là bạch hồ. Thần thiếp chỉ hy vọng người quên thần thiếp đi".
Hạt kỷ tử phun như máu (Ngũ thử náo đông kinh)
Bộ phim Ngũ thử náo đông kinh được xây dựng dựa trên bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Tam hiệp Ngũ nghĩa của Thạch Ngọc Côn, xoay quanh câu chuyện về 5 vị hảo hán chung chí hướng, chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo. Bối cảnh phim diễn ra vào thời nhà Tống cuối thế kỷ thứ XI, nói về cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Chửng - Bao Thanh Thiên cùng các trợ thủ đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án.
Trong phim Ngũ thử náo đông kinh có cảnh diễn viên Mã Thư Lương sát hại Câu Kỵ, máu phun đỏ màn hình khiến khán giả sợ hãi và ám ảnh. Cảnh này được Mã Thư Lương và ê-kíp phim tiết lộ sử dụng kỷ tử để tạo thành hình giọt máu bắn ra. Sau khi thông tin này được đưa ra, dân mạng chê cười đoàn làm phim nghèo đến nỗi không mua nổi máu giả.
Thác nước làm bằng... màng bọc thực phẩm (Thần điêu đại hiệp 1995)
Thần điêu đại hiệp được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp cùng tên của nhà văn Kim Dung. Phim là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc diễn ra trong bối cảnh cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đang bành trướng, uy hiếp an nguy của Nam Tống. Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường.
Là một bộ tiểu thuyết nổi tiếng, Thần điêu đại hiệp đã được các nhà làm phim cải biên rất nhiều lần. Thế nhưng, bản kinh điển nhất trong lòng khán giả là phiên bản do Lý Nhược Đồng và Cổ Thiên Lạc đóng năm 1995. Do thời đó kinh phí của bộ phim chưa được đầu tư nhiều nên các nhà sản xuất đã tiết kiệm bằng cách dùng màng bọc thực phẩm để giả làm thác nước. Tuy đạo cụ sơ sài nhưng bộ phim này đến nay vẫn là phiên bản không thể thay thế được trong lòng khán giả.
Theo 2sao.vn
Bí quyết làm đẹp của ác nữ "Lý Mạc Sầu" đẹp nhất màn ảnh Trương Hinh Dư Nhờ tinh thần lạc quan, không chỉ giúp Trương Hinh Dư vượt qua những bê bối, scandal động trời trong quá khứ mà còn giúp cô trẻ đẹp hơn rất nhiều. Trải qua nhiều thế hệ diễn viên và các phiên bản khác nhau nhưng cho đến nay, khán giả vẫn ấn tượng nhất vai diễn Lý Mạc Sầu của người đẹp Trương...