Tiêu hủy hơn 30 xe “độ” lâm tặc dùng để chở gỗ lậu trốn kiểm lâm
32 xe máy “độ” mà lâm tặc thường dùng để vận chuyển gỗ lậu vừa bị lực lượng chức năng tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) tiêu hủy.
Chiều nay (1.12), ông Đoàn Văn Tá – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm An Lão (Bình Định) cho biết, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 32 xe máy “độ” của lâm tặc sử dụng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại địa phương. Phương tiện tiêu hủy 32 chiếc xe máy “độ” là chiếc xe cẩu chuyên múc đất, có tải trọng lớn.
“Những chiếc xe máy “độ” đa số là xe máy cũ, không mang, cánh được cán nát tại chỗ. Sau đó, sẽ được bán hóa giá với hình thức sắt phế liệu. Đây là các loại phương tiện mà lâm tặc thường sử dụng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép từ trong rừng vận chuyển ra ngoài”, ông Tá thông tin.
32 xe máy “độ” của lâm tặc đã bị tiêu hủy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lâm tặc sử dụng xe máy “độ” rất phổ biến để luồn rừng, qua mắt các chốt chặn của kiểm lâm. Phương tiện này có đặc điểm rất cơ động, dễ luồn lách trong rừng sâu. Do các lâm tặc chọn mua lại các loại xe máy cũ (nhãn hiệu Trung Quốc) rồi thuê thợ sửa xe máy “độ” thêm máy móc, các phụ kiện nên xe trọc lóc không vỏ, trông giống như con “bọ ngựa” có càng. Tuy vậy, xe có tải trọng lớn, di chuyển được trên mọi loại địa hình, có thể chở được từ 0,5 – 1m3 gỗ xẻ hộp. Khi vận chuyển gỗ, nếu bị lực lượng kiểm lâm phát hiện, lâm tặc dễ dàng vứt xe tháo chạy.
32 xe máy được tiêu hủy là một trong những phương tiện mà Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đã thu giữ được qua các đợt truy quét từ năm 2016 đến nay. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện đang thu giữ 2 xe tải và hàng chục chiếc xe máy “độ chế” tương tự dùng cho việc phá rừng.
Hiện trường 60,9ha rừng bị tàn phá tại xã An Hưng (huyện An Lão) báo chí phản ánh hồi tháng 9.2017.
Video đang HOT
Thời gian qua, Dân Việt từng có loạt bài phản ánh, huyện An Lão (Bình Định) là một trong những địa phương “ nóng” về việc quản lý lỏng lẻo để xảy ra tình trạng lâm tặc phá rừng. Năm 2016, tại huyện này có đến 162 vụ với 170ha rừng bị lâm tặc “xóa sổ”. Trong 7 tháng đầu năm 2017, có đến 5 chủ tịch UBND xã bị kiểm điểm, thế nhưng sau đó tình trạng phá rừng vẫn tái diễn.
Theo Danviet
Bí thư Bình Định: Có cả bộ máy mà để lâm tặc ngang nhiên phá rừng!
"Đi hiện trường mới thấy bộ máy, quản lý của mình như thế nào, thấy mà hổ thẹn, xấu hổ. Có cả một bộ máy, lực lượng mà để người ta (lâm tặc - PV) ngang nhiên lên cất lán trại, thuê mướn lao động, nấu cơm ăn rồi cưa xẻ, phá, đốt, trồng rừng làm như không có chính quyền", ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - tóm tắt nỗi bức xúc của mình, sau khi kiểm tra hiện trường 43,7ha rừng bị tàn phá.
Hiện trường vụ phá rừng với quy mô lớn tại huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: D.T
Phát hiện lô gỗ nghi được khai thác ở "điểm nóng"
Theo ghi nhận của PV, tại hiện trường 43,7ha rừng bị tàn phá (xã An Hưng, huyện An Lão, Bình Định), toàn bộ cây rừng đã bị đốn hạ. Trong đó, có những cây gỗ có đường kính đến gần 40cm vẫn còn nằm ngổn ngang, lâm tặc chưa kịp vận chuyển ra ngoài.
Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, chiều 11.9, Đội kiểm lâm cơ động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn đã phát hiện một lô gỗ tại xưởng sản xuất ở xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn). Trong đó, có nhiều cây gỗ nghi ngờ là cây được khai thác ở khu rừng bị phá.
"Lực lượng chức năng đã lập biên bản, cố gắng đưa hết số gỗ này về Chi cục Kiểm lâm để xác minh, làm rõ. Đây là cơ sở để Sở cùng các cơ quan chức năng xác định thủ phạm. Không có cá nhân hay hộ gia đình nào có khả năng phá rừng như vậy. Phá ồ ạt kiểu này chỉ doanh nghiệp mới làm được. Chúng tôi đã tiếp nhận một số thông tin có giá trị từ phía người dân, phục vụ công việc xác minh", ông Hổ nhận định.
Toàn bộ diện tích cây rừng bị đốt. Ảnh: D.T
Ông Nguyễn Hồng Tấn - Phó Hạt kiểm lâm huyện Hoài Nhơn - cho biết thêm: "Số gỗ này được phát hiện nằm tại khu vực xưởng của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoài Sơn. Tuy nhiên, khối lượng gỗ bao nhiêu thì anh em vẫn đang phối hợp đo đếm, xác minh loại gỗ mới có thể khẳng định được".
Theo ông Tấn, sau khi kiểm tra thì thực tế tại khu vực rừng bị khai thác có rất nhiều đường lưu thông chứ không phải có 1 đường duy nhất từ xã Hoài Sơn. Trong đó, có một đường đi về hướng của huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) hoặc về xã Hoài Sơn...
Lượng gỗ được lâm tặc khai thác nhưng chưa kịp vận chuyển ra ngoài. Ảnh: D.T
"Thấy mà hổ thẹn, xấu hổ"
Ông Nguyễn Bá Nhiên - Giám đốc Công an tỉnh Bình Định - cho biết: "Với quy mô lớn như thế, đây là vụ phá rừng nghiêm trọng nhất tại Bình Định từ trước đến nay. Công an tỉnh giao Cảnh sát kinh tế chủ trì, phối hợp với Công an huyện Hoài Nhơn, An Lão và chính quyền các địa phương xác minh, củng cố hồ sơ. Vụ việc sẽ được xử lý theo trình tự pháp luật, khẩn trương, nghiêm túc ngay khi tiếp nhận đề nghị khởi tố từ kiểm lâm".
Nhiều cây keo con vừa mới trồng trên diện tích rừng bị tàn phá. Ảnh: D.T
Sau khi kiểm tra hiện trường, ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - bức xúc: "Trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm ở đâu, xã chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn, trong đó, Chủ tịch UBND xã quản lý, thế trách nhiệm các đồng chí ở đâu? Lý do gì để xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng này? Yêu cầu các cơ quan tố tụng gồm: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát vào cuộc. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ các đối tượng vi phạm, kể cả những đối tượng trực tiếp hủy hoại, chặt phá rừng và các đối tượng chủ mưu, kẻ đứng phía sau thuê mướn đều phải làm rõ để đưa ra truy tố, xét xử. Các cơ quan phải làm sớm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
Khu rừng trơ trọi bởi sự tàn phá của lâm tặc. Ảnh: D.T
Đồng thời, ông Tùng đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định nhanh chóng kiểm điểm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Ông cũng yêu cầu Huyện ủy An Lão chỉ đạo kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan từ cấp huyện cho đến cấp xã đã để xảy ra tình trạng phá hoại rừng này.
"Đi hiện trường mới thấy được bộ máy quản lý của mình như thế nào, thấy mà hổ thẹn, xấu hổ. Mình có cả một bộ máy, lực lượng mà để người ta (lâm tặc - PV) ngang nhiên lên cất lán trại, thuê mướn lao động, nấu cơm ăn rồi cưa xẻ, phá, đốt, trồng rừng làm như không có chính quyền. Có nghĩa rừng này là rừng tự do, không ai quản lý", ông Tùng phản ứng.
Ông Đỗ Tùng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão. (Ảnh: D.T) Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đỗ Tùng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão - cho biết: "Đây là vụ phá rừng quy mô lớn nhất từ trước đến nay của huyện nên sai đến đâu xử lý đến đó, không bao che cho ai cả. Sắp đến, tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với chủ rừng là UBND xã An Hưng và lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm. Lãnh đạo UBND huyện nhận trách nhiệm, trong tuần này sẽ tiến hành kiểm điểm để báo cáo UBND tỉnh".
Theo Danviet
Vụ gỗ 3-4 người ôm bị "xẻ thịt": Đã xác định vị trí rừng bị phá Chi cục Kiểm lâm Kon Tum xác nhận, đã xác định được khu vực rừng bị phá nhưng chưa có báo cáo cụ thể khối lượng bao nhiêu. Ngày 31.8, ông Nguyễn Tấn Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, Chi cục đã cử Đội Kiểm lâm cơ động phối hợp...