Tiểu hành tinh ‘thăm’ Trái đất ngay trước ngày bầu cử Mỹ
Theo Trung tâm Nghiên cứu Các vật thể gần Trái đất của Cơ quan Hàng không – Vũ trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh có tên 2018VP1 sẽ tiến sát Trái đất vào ngày 2/11.
Ảnh minh họa: Real Talk Time
Đường kính của tiểu hành tinh là 2m, theo dữ liệu của NASA. 2018VP1 được xác định lần đầu tiên tại đài thiên văn Palomar (bang California, Mỹ) hồi năm 2018.
Dự kiến, tiểu hành tinh sẽ tiến sát Trái đất vào ngày 2/11, ngay trước ngày bầu cử Mỹ (3/11).
Video đang HOT
Theo NASA, có 3 khả năng va chạm được vạch ra, tuy nhiên, dựa trên 21 lần quan sát kéo dài 12,968 ngày, thì có khả năng tiểu hành tinh này sẽ không va chạm với Trái đất.
Khả năng va chạm, theo số liệu tính toán, chỉ là 0,41%.
Vì có kích thước khá nhỏ, nên 2018VP1 không được coi là “vật thể nguy hiểm tiềm ăn”.
Trên thực tế, các vật thể nguy hiểm tiềm ẩn (tiểu hành tinh hoặc sao chổi) là những vật thể có quỹ đạo có thể đưa chúng đến gần Trái đất, và có kích thước đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể nếu xảy ra va chạm. Hồi đầu tuần này, một tiểu hành tinh đã bay sượt qua Ấn Độ Dương và chỉ cách đại dương này 1.830 dặm, tương đương 2.950km, khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận.
Thiên thể này mang tên tiểu hành tinh 2020 GC, được phát hiện bởi Zwicky Transient Facility (một camera robot quét bầu trời) và được cho là có kích thước gần bằng một chiếc ô tô lớn.
Với kích thước này, tiểu hành tinh 2020 GC không gây ra nhiều mối đe dọa cho Trái đất vì nó có khả năng bị vỡ ra trong bầu khí quyển nó va chạm trực tiếp.
Trái đất vừa tóm được một 'mặt trăng' mới
Trái đất của chúng ta bằng cách nào đó đã thu hút được một "mặt trăng mini" với kích thước cỡ bằng ô tô, theo AFP dẫn lời các nhà thiên văn học vừa phát hiện về sự tồn tại của nó.
Mô phỏng 1 tiểu hành tinh xoay quanh địa cầu AFP/GETTY
Mặt trăng mini, có đường kính từ 1,9 - 3,5m, hôm 15.2 đã lọt vào ống kính của các nhà nghiên cứu Kacper Wierzchos và Teddy Pruyne, những người tham gia Cuộc khảo sát bầu trời Catalina do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ, theo AFP hôm 27.2.
"TIN QUAN TRỌNG, Trái đất vừa bắt được một vật thể/nhiều khả năng là mặt trăng mini, và được gọi là 2020 CD3", theo nhà thiên văn học Wierzchos thông báo trên Twitter.
Ông cho rằng đây là điều đáng chú ý vì 2020 CD3 là vật thể thứ hai ngoài mặt trăng được ghi nhận xoay quanh Trái đất. Vật thể đầu tiên là 2006 RH120, cũng do Cuộc khảo sát bầu trời Catalina phát hiện.
Hành trình của "mặt trăng" mới cho thấy nó đã lặng lẽ đi vào quỹ đạo quanh địa cầu cách đây 3 năm mà không gây ra bất cứ sự chú ý nào.
Trung tâm các tiểu hành tinh của Đài thiên văn vật lý học thiên thể Smithsonian thông báo không hề phát hiện sự liên hệ giữa 2020 CD3 và vật thể có nguồn gốc nhân tạo, hàm ý rằng nó nhiều khả năng là chỉ một tiểu hành tinh bị trọng lực Trái đất bắt làm "tù binh".
Tỉ phú Elon Musk cũng xác nhận "mặt trăng" mới không phải là chiếc ô tô Telsa Roadster mà ông đã phóng lên vũ trụ vào năm 2018, vì chiếc xe này đang xoay quanh mặt trời.
Theo tính toán của giới thiên văn học, 2020 CD3 sẽ không bám trụ lâu trên quỹ đạo quanh Trái đất, và có lẽ sẽ thoát được vòng kiềm tỏa của trọng lực địa cầu vào tháng 4.
Trái Đất làm quỹ đạo tiểu hành tinh thay đổi vĩnh viễn Sau khi lao sượt qua Trái Đất, tiểu hành tinh 2020 QG chệch khỏi quỹ đạo ban đầu do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Ảnh chụp tiểu hành tinh 2020 QG lao sượt qua Trái Đất. Ảnh: Space. 2020 QG, tiểu hành tinh kích thước tương đương một chiếc ôtô, bay qua cách Trái Đất chỉ 2.950 km hôm 16/8, lập kỷ...