Tiểu hành tinh kích cỡ “cá voi xanh” tiến gần Trái đất vào thứ Sáu
Tiểu hành tinh với tên gọi 2015 FF, đường kính ước tính từ 13m đến 28m (tương đương chiều dài cơ thể của một con cá voi xanh trưởng thành), sẽ phóng qua Trái đất với tốc độ 33.012 km/h.
NASA cho biết, ở gốc độ tiếp cận gần nhất, tiểu hành tinh 2015 FF di chuyển với tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh. Nó sẽ tiến đến cách Trái đất khoảng 4,3 triệu km, gấp hơn 8 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng. Theo tiêu chuẩn vũ trụ, đây là một biên độ nhỏ.
NASA gắn cờ “ vật thể gần Trái đất” với bất kỳ vật thể không gian nào bay cách Trái đất trong vòng 193 triệu km. Những vật thể chuyển động nhanh trong phạm vi 7,5 triệu km sẽ được phân loại là “có khả năng nguy hiểm”. Các nhà thiên văn học sẽ theo dõi sát sao những vật thể bị gắn cờ, tìm kiếm sự sai lệch so với quỹ đạo dự đoán của chúng – giả dụ như khả năng va chạm bất ngờ với một tiểu hành tinh khác có thể khiến những vật thể này gây ra vụ va chạm với Trái đất.
Tiểu hành tinh 2015 FF với kích cỡ “cá voi xanh” sẽ tiến gần Trái đất vào thứ Sáu tuần này. Ảnh: Live Science
NASA đã biết và theo dõi về vị trí, quỹ đạo của khoảng 28.000 tiểu hành tinh, lập bản đồ bằng Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động trên mặt đất của tiểu hành tinh ( ATLAS) – một loạt 4 kính viễn vọng có thể thực hiện quét toàn bộ bầu trời buổi tối ngay sau 24 giờ.
Kể từ khi ATLAS trực tuyến vào năm 2017 đã phát hiện hơn 700 tiểu hành tinh gần Trái đất và 66 sao chổi. Hai trong số các tiểu hành tinh được phát hiện bởi ATLAS là 2019 MO và 2018 LA đã thực sự va vào Trái đất, gây ra vụ nổ trước đó ngoài khơi bờ biển phía nam Puerto Rico và vụ rơi tiếp theo gần biên giới Botswana – Nam Phi. Nhưng may mắn là các tiểu hành tinh này rất nhỏ và không gây ra bất kỳ tác hại nào.
Theo Live Science, tất cả các vật thể gần Trái đất đã được NASA ước tính quỹ đạo từ đầu thế kỷ trước. Theo đó, Trái đất sẽ không phải đối mặt với bất kỳ mối nguy hiểm xác định nào từ một vụ va chạm với tiểu hành tinh trong vòng 100 năm tới.
Mặc dù vậy, các nhà thiên văn học vẫn không ngừng tìm kiếm khả năng sai lệch về quỹ đạo của vật thể không gian. Thực tế cho thấy, trong lịch sử xảy ra rất nhiều tác động tàn phá của tiểu hành tinh với Trái đất.
Vào tháng 3 năm 2021, một thiên thạch có kích thước bằng quả bóng bowling đã phát nổ ở Vermont (một tiểu bang ở vùng New England, Mỹ) với sức mạnh tương đương 200 kg thuốc nổ TNT. Vào năm 2013, ở gần thành phố Chelyabinsk – miền trung nước Nga cũng xảy ra sự kiện thiên thạch Chelyabinsk va vào bầu khí quyển, tạo ra một vụ nổ tương đương khoảng 400 đến 500 kiloton TNT, gấp khoảng 26 đến 33 lần năng lượng do quả bom Hiroshima phóng ra. Những quả cầu lửa dội xuống thành phố và các khu vực xung quanh, làm hư hại các tòa nhà và làm bị thương khoảng 1.200 người.
Lần hiếm hoi phát hiện dấu vết tiểu hành tinh va vào Trái Đất
Một tiểu hành tinh nhỏ đã va vào Trái Đất phía trên Iceland chỉ hai giờ sau khi các nhà thiên văn học phát hiện ra.
Tiểu hành tinh nhỏ có tên 2022 EB5 bốc cháy gần hết trong bầu khí quyển của Trái Đất. Các nhà thiên văn học chỉ phát hiện ra trước khi nó bốc cháy hai giờ đồng hồ.
Các chuyên gia ước tính tiểu hành tinh 2022 EB5 có kích thước rộng khoảng 3 mét. Do vậy, ngay cả khi tiểu hành tinh gây tác động lên Trái Đất cũng không có tạo ra nhiều thiệt hại.
Krisztián Sárneczky, nhà thiên văn học người Hungary phát hiện ra tiểu hành tinh khi đang quan sát một trạm thuộc Đài quan sát Konkoly gần Budapest.
Một số người dân địa phương ở Iceland đã báo cáo về việc nghe thấy tiếng nổ lớn và những tia sáng trên bầu trời vào thời điểm 2022 EB5 va vào Trái Đất.
Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh 2022 EB5 lao vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18,5 km/s, rơi xuống bề mặt ở khu vực giữa Greenland và Na Uy. Hiện tại, chưa tìm thấy bất cứ mảnh thiên thạch nào trên Trái Đất sau vụ va chạm.
David Polishook, nhà thiên văn học ở Viện Khoa học Weizmann cho biết: "Vụ va chạm không gây thiệt hại, rơi xuống vùng biển Na Uy đến Iceland. Nó chỉ được phát hiện hai giờ trước đó. Tiểu hành tinh có kích thước quá nhỏ nên không ảnh hưởng lớn".
Đây là tiểu hành tinh thứ 5 được phát hiện trước khi va vào Trái Đất và có nhân chứng rõ rằng về vụ việc.
Năm 2008, tiểu hành tinh 2008 TC3, rộng 4,1 mét, nặng 80 tấn lao xuống Trái Đất gây ra iếng nổ lớn trên sa mạc Nubian. Các chuyên gia thu hồi được khoảng 600 mảnh thiên thạch kích thước khác nhau sau vụ va chạm.
Vào năm 2014, một tiểu hành tinh gần Trái Đất có tên 2014 AA đã va vào bầu khí quyển phía trên Venezuela. Năm 2018, một tiểu hành tinh rơi trúng Trái Đất đã tạo ra nhiều mảnh vỡ gụn gần biên giới Botswana và Nam Phi.
Năm 2020, tiểu hành tinh thứ tư va chạm với Trái Đất tạo ra một vụ nổ lớn nhưng vô hại ở ngoài khơi bờ biển phía nam Puerto Rico.
Tiểu hành tinh là một trong những thảm họa thiên nhiên nguy hiểm nhất mà Trái Đất có thể gặp phải, một trong những nguyên nhân là do hiện tại không có cách nào để ngăn chặn chúng.
Một tiểu hành tinh rộng khoảng 140 mét sẽ giải phóng lượng năng lượng lớn hơn 1.000 lần so với năng lượng giải phóng do bom nguyên tử nếu nó va chạm với Trái Đất.
Đó là lý do tại sao Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang thực hiện một sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng đường đi của một tiểu hành tinh.
Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Big Ben, mạnh hơn bom hạt nhân sượt qua Trái Đất Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA cho biết tiểu hành tinh 1994 WR12 tiếp cận Trái Đất vào những ngày cuối năm 2021. Tiểu hành tinh có kích thước hơn tòa tháp Big Ben do nhà thiên văn học người Mỹ Carolyn S. Shoemaker phát hiện khi quan sát Đài thiên văn Palomar vào ngày 28/11/1994. Trung...