‘Tiểu hành tinh khủng long’ tạo siêu sóng thần cao 1,5 km
Trái đất đã hứng chịu thảm họa sóng thần toàn cầu sau cú va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub – ’sát thủ’ làm tuyệt chủng khủng long.
Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi trái đất.
Tiểu hành tinh khổng lồ đã gây ra nhiều loại thảm họa chồng chéo lên trái đất, dẫn đến đại tuyệt chủng – ảnh: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh Chicxulub, một vật thể không gian lớn tới 10 km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước. Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180 km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.
Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5 km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.
Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại. Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5 km đã được tạo ra.
Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. ‘Ở Vịnh Mexico, nước di chuyển đến 143 km/giờ. Trong 24 giờ đầu tiên, sóng thần lan khỏi Vịnh Mexico, vào Đại Tây Dương, cũng như qua con đường biển Trung Mỹ mà ngày nay không còn tồn tại, tiếp đến là Thái Bình Dương’ – nhà nghiên cứu Range cho biết.
Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác, tuy có độ cao kém hơn nhiều nhưng cũng có sức tàn phá ngoài mức tưởng tượng, đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới. Ước tính ở khu vực Nam Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, vốn rất xa khu vực va chạm của tiểu hành tinh, vẫn phải hứng chịu những đợt sóng thần cao 14 m.
Ngoài sóng thần, vụ va chạm cũng kích hoạt các làn sóng năng lượng cực mạnh, bắn vô số đá và bụi nóng vào bầu khí quyển, dẫn đến cháy hàng hoạt và chặn các tia mặt trời chiếu xuống trái đất nhiều năm trời, làm chết vô số động thực vật, bao gồm loài khủng long.
A. Thư
Theo Live Science
Động đất độ lớn 6,3 ngoài khơi quốc đảo Vanuatu
Ngày 20/8, một trận động đất độ lớn 6,3 đã làm rung chuyển phía Bắc quốc đảo Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất có tâm chấn ở độ sâu 17 km, cách đảo Santo khoảng 475 km về phía Bắc.
Trước đó, cơ quan này xác định trận động đất xảy ra ở phía Đông Kira Kira, thành phố chính của đảo Makira thuộc quần đảo Solomon.
Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại và thương vong do trận động đất này gây ra.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
London lo ngại tàu ngầm mới của Nga sẽ 'tàng hình' đối với Hải quân Anh Đây sẽ là lý do buộc Anh phải đẩy mạnh đầu tư cho lực lượng Hải quân Hoàng gia - truyền thông Anh khẳng định. Tờ The Telegraph mới đây cho biết quân đội Anh lo ngại rằng những chiếc tàu ngầm mới "siêu tĩnh" của Nga hoàn toàn có thể xâm nhập vào vùng lãnh hải của Vương quốc Anh, trong khi...