Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần tòa nhà 102 tầng đang lao về phía Trái Đất
Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần toà nhà Empire State ở Mỹ đang hướng về phía Trái Đất với vận tốc 76.000 km/h.
Theo trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất, tiểu hành tinh có tên 1989 JA đang hướng về Trái Đất, cách khoảng 4 triệu km, gần 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt trăng.
Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần tòa nhà 102 tầng đang lao về phía Trái Đất
Tảng đá không gian có đường kính 1,8 km, di chuyển với vận tốc 76.000 km/h, nhanh hơn 20 lần so với viên đạn đang tăng tốc, có thể gây ra thiệt hại to lớn cho hành tinh nếu xảy ra va chạm.
Ước tính, tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần toà nhà Empire State ở New York, Mỹ. Đây là tòa nhà 102 tầng với tổng chiều cao là 381 mét, và nếu tính cả ăng-ten nó cao 442 mét. Tòa nhà do Shreve, Lamb and Harmon thiết kế. Empire State chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1/1930 và hoàn thành vào tháng 5/1931 và là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến năm 1972.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, 1989 JA được phân loại là ‘có khả năng nguy hiểm’, là tiểu hành tinh lớn nhất tiếp cận gần Trái Đất trong năm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia tính toán tiểu hành tinh sẽ vượt qua Trái Đất một cách an toàn, sẽ không bay gần hành tinh cho đến tháng 6/2055, 70 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng.
Đây là một trong gần 29.000 vật thể gần Trái Đất mà NASA theo dõi mỗi năm. Cơ quan này theo dõi bất kỳ vật thể nào đi qua trong khoảng 48 triệu km quỹ đạo Trái Đất. Phần lớn các đối tượng này cực kỳ nhỏ, riêng 1989 JA lớn hơn khoảng 99% đối tượng mà NASA theo dõi.
NASA theo dõi chặt chẽ những tiểu hành tinh như thế này và gần đây đã khởi động một sứ mệnh để kiểm tra xem có thể làm chệch hướng các tiểu hành tinh gây nguy hiểm khỏi hành trình va chạm với Trái Đất hay không.
Vào tháng 11/2021, NASA đã phóng một tàu vũ trụ có tên là thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép DART. Tàu sẽ va chạm trực diện vào Dimorphos, một mặt trăng nhỏ quay quanh tiểu hành tinh gần Trái Đất là Didymos.
Dimorphos có kích thước khoảng 160 mét, cách hành tinh khoảng 11 triệu km, đang di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Vụ va chạm dự tính sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2022. Vụ va chạm sẽ không phá hủy tiểu hành tinh nhưng làm thay đổi đường quỹ đạo của nó.
NASA thực hiện sứ mệnh đâm vào tiểu hành tinh nguy hiểm để bảo vệ Trái Đất
Một tàu vũ trụ sẽ được phóng vào không gian trong sứ mệnh DART để đâm vào tiểu hành tinh có khả năng gây hại cho sự sống trên Trái Đất.
Ảnh minh họa tàu vũ trụ DART của NASA và LICIACube của Cơ quan Vũ trụ Italia trước khi tác động vào Didymos
Sứ mệnh DART hay còn gọi là Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi của NASA bắt đầu thực hiện vào ngày 23/11 với việc phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ.
Sau khi phóng vào tháng 11, NASA sẽ thử nghiệm công nghệ làm chệch hướng tiểu hành tinh vào tháng 9/2022 để xem nó tác động như thế nào đến chuyển động của tiểu hành tinh gần Trái Đất.
Các vật thể gần Trái Đất là những tiểu hành tinh, sao chổi có quỹ đạo trong phạm vi 42 triệu km so với Trái Đất. Phát hiện mối đe dọa từ các vật thể gần Trái Đất có khả năng gây hại nghiêm trọng là trọng tâm chính của NASA và các tổ chức không gian khác trên thế giới.
Didymos và Dimorphos
Mục tiêu lần này là Dimorphos, một mặt trăng nhỏ quay quanh tiểu hành tinh gần Trái đất Didymos. Trong tiếng Hy Lạp, Didymos có nghĩa là "song sinh".
Kleomenis Tsiganis, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Aristotle ở Thessaloniki và là thành viên của nhóm DART, đã gợi ý đặt tên mặt trăng là Dimorphos.
Kleomenis Tsiganis cho biết: "Dimorphos, có nghĩa là 'hai dạng. Đây sẽ là vật thể đầu tiên mà con người biết đến với hai hình dạng rất khác nhau. Một là vật thể mà DART nhìn thấy trước khi va chạm và vật thể còn lại do Hera của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu nhìn thấy, vài năm sau đó".
Vào tháng 9/2022, Didymos và Dimorphos sẽ tương đối gần Trái Đất và cách hành tinh khoảng 11 triệu km. Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm hoàn hảo để thực hiện sứ mệnh DART.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, DART sẽ chủ động đâm vào Dimorphos để thay đổi chuyển động của tiểu hành tinh trong không gian. Vụ va chạm này do một CubeSat, vệ tinh khối lập phương do Cơ quan Vũ trụ Italia cung cấp ghi lại.
Vài năm sau vụ va chạm, sứ mệnh Hera của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sẽ tiến hành một cuộc điều tra tiếp theo về Didymos và Dimorphos.
Nhiệm vụ đầu tiên
Theo các chuyên gia NASA, lựa chọn Dimorphos trong sứ mệnh lần này vì kích thước của nó tương đương với các tiểu hành tinh có thể gây ra mối đe dọa cho Trái Đất.
DART sẽ đâm vào Dimorphos di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Một camera DRACO đặt trên DART và phần mềm điều hướng tự động sẽ giúp tàu vũ trụ phát hiện, đâm vào Dimorphos.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên con người thay đổi động lực của một thiên thể trong hệ mặt trời và đo lường cụ thể.
Những dữ liệu mà DART và Hero thu thập sẽ góp phần vào các chiến lược bảo vệ hành tinh. Giúp các nhà khoa học hiểu được loại lực nào cần thiết để thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh gần Trái Đất có thể va chạm gây ảnh hưởng tới hành tinh của chúng ta.
Lần hiếm hoi phát hiện dấu vết tiểu hành tinh va vào Trái Đất Một tiểu hành tinh nhỏ đã va vào Trái Đất phía trên Iceland chỉ hai giờ sau khi các nhà thiên văn học phát hiện ra. Tiểu hành tinh nhỏ có tên 2022 EB5 bốc cháy gần hết trong bầu khí quyển của Trái Đất. Các nhà thiên văn học chỉ phát hiện ra trước khi nó bốc cháy hai giờ đồng hồ....