Tiêu giống giá cao, chất lượng tùy… may rủi
Do giá cả vẫn được duy trì ở mức cao, việc phá bỏ cà phê, cao su để trồng hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn diễn ra rầm rộ. Phong trào “nhà nhà đua nhau trồng tiêu” đã khiến giá tiêu giống (cành ác) năm nay vọt lên tới 35.000 đồng/dây.
Mức “siêu lợi nhuận” này đã khiến cơ sở sản xuất giống mọc lên như nấm, ươm các loại giống không đảm bảo chất lượng để cung cấp cho nông dân…
Mua giống tiêu như đi đánh bạc
Chất lượng tiêu giống hiện nay trên thị trường làm người trồng rất lo lắng. Ảnh: Đăng Nhật
Mùa trồng tiêu mới đã đến, nhưng anh Lê Thành Nam (thôn Brêp, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) vẫn băn khoăn chưa biết mua cây giống ở đâu. “Năm trước, gia đình tôi mua 300 bầu tiêu giống với giá 10.000 đồng/bầu về trồng. Sau một thời gian, cây tiêu cứ còi cọc rồi chết. Ban đầu, tôi cứ nghĩ do đất vườn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhưng sau khi hỏi thăm một số người mới vỡ lẽ là do giống không đảm bảo. Những người này cho biết. họ cũng mua tiêu giống tại cơ sở này và khi trồng đều bị chết. Có lẽ do chủ vườn ươm dùng thuốc kích thích để phun nên nhìn bề ngoài cây rất đẹp nhưng bộ rễ thì chưa phát triển…”.
Video đang HOT
Tương tự, vườn hồ tiêu 500 trụ của chị Nguyễn Thị Huệ (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) dù đã trồng được 3 năm nhưng vẫn chưa phủ trụ do chị mua phải giống tiêu đã bị nhiễm bệnh xoắn lá (tiêu điên). Chị Huệ nói: “Năm nay tôi phải phá bỏ toàn bộ, cải tạo lại đất để trồng lại, nhưng vẫn khá lo lắng trong việc chọn mua giống đảm bảo chất lượng vì bữa nay đi mua giống tiêu như đi đánh bạc vậy”.
Chẳng phải người mua, ngay cả những những chủ vườn giống với nhiều năm kinh nghiệm ươm giống cũng không thể khẳng định giống cây mà mình ươm có đảm bảo được lấy tại vườn tiêu khỏe mạnh hay không. Ông Nguyễn Đức Minh- chủ vườn ươm giống tiêu (tổ dân phố 9, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) cho biết: “Tôi đã có hơn 6 năm kinh nghiệm làm nghề ươm giống tiêu, năm nay gia đình tôi ươm khoảng 20.000 bầu để bán cho người dân trong huyện cũng như những huyện lân cận. Một phần dây giống tôi đặt mua ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước gửi về, còn phần lớn tôi mua ở chợ Chư Sê về ươm, còn chất lượng giống thì chỉ có khi cây lên mới đánh giá được”.
Không chỉ ở Chư Sê, các vườn ươn tiêu giống ở các huyện như Chư Pưh, Đăk Đoa, Mang Yang… đều chung thực trạng này. Dạo qua các vườn ươm giống trên địa bàn huyện Mang Yang, có khá nhiều vườn ươm giống tiêu nhưng hầu hết chất lượng giống tiêu vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại đối với người dân.
Ông Kiên, chủ một cơ sở bán cây tiêu giống ở thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang cho biết: Năm nay, gia đình tôi ươm khoảng hơn 50.000 bầu tiêu giống. Việc ươm giống gia đình tôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi cách ươm giống từ bạn bè. Còn dây giống thì tôi đặt mua dây tiêu lươn ở các vườn tiêu gần nhà. Bây giờ nhiều nơi ươm giống nên gia đình tôi phải thu mua dây từ tháng 10-11 năm ngoái mới đủ. Còn chất lượng cây giống có đảm bảo không thì gia đình tôi không chắc”.
Kiểm tra chất lượng giống bằng… mắt thường
Thực trạng các cơ sở sản xuất giống hồ tiêu tự phát mọc lên nhan nhản, người mua giống chỉ biết dựa vào niềm tin và sự may rủi. Câu hỏi đặt ra là: Cơ quan quản lý đã làm gì để ngăn chặn.
Trao đổi với PV NTNN/Dân Việt, ông Trần Xuân Khải – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt Gia Lai cho biết: “Mới đây đã có một đoàn liên ngành do Giám đốc Sở NNPTNT thành lập để thanh, kiểm tra công tác sản xuất cây giống trên địa bàn. Đợt kiểm tra đã thực hiện ở 2 địa phương là TP.Pleiku và huyện Chư Păh. Kết quả, 10 cơ sở được thanh tra thì chỉ có 3 cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh, còn lại 7 cơ sở sai phạm… Một số sai phạm cụ thể như không có giấy phép kinh doanh cây giống, cây giống không rõ nguồn gốc xuất xứ… Một số cơ sở sai phạm đã bị đình chỉ kinh doanh hoặc hướng dẫn đăng ký điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống, đủ điều kiện mới cho phép hoạt động…
Tuy nhiên điều đáng nói là việc kiểm tra chủ yếu chỉ ở mặt thủ tục hành chính; chất lượng cây giống chỉ dựa trên mắt thường. Còn nếu như giống đã nhiễm hoặc đang mang trong mình mầm bệnh thì rất khó nhận biết. “Do chu kỳ kinh doanh dài, thời gian kiến thiết cơ bản trước khi thu hoạch mất từ 3-4 năm nên khâu chọn giống là đặc biệt quan trọng. Nếu có thiếu sót trong khâu chọn giống ban đầu thì sẽ gây thiệt hại nặng về sau này. Vì vậy vấn đề tiên quyết là vấn đề chọn giống” – ông Khải nói và khuyến cáo người trồng tiêu nên mua giống ở các vườn ươm có uy tín như Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hồ tiêu Gia Lai hoặc Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai…
Theo Danviet
HAGL lại bị thu hồi dự án trồng hồ tiêu
UBND tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định thu hồi dự án trồng tiêu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty HAGL) và giao cho đơn vị khác tiếp tục đầu tư chăm sóc.
Ngày 31-5, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã ra quyết định thu hồi 50,89 ha đất của Công ty HAGL và cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI thuê đất để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu.
Quyết định thu hồi của UBND tỉnh Gia Lai
Theo đó, năm 2006, tại Quyết định số 264/QĐ-UBND, UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty HAGL thuê 50,89 ha đất tại xã Ia Băng huyện Chư Prông và xã Gào, TP Pleiku. Năm 2011, HAGL được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến tháng 2-2042.
Ngày 11-5-2015, Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê lại diện tích trên.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công ty HAGL bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu.
Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000171 cấp ngày 15-5-2015 và chấm dứt hoạt động Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Công ty HAGL với lý do "Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án".
Tin-ảnh: Hoàng Thanh
Theo_Người lao động
Giá hồ tiêu "tụt dốc không phanh" Theo các hộ trồng tiêu ở vùng Đông Nam Bộ, giá hồ tiêu gần đây liên tục giảm, tụt dốc không phanh. Ông Lê Đình Thường có hơn 3ha trồng tiêu ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho biết, từ hơn 2 tháng nay, giá hồ tiêu giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn 160.000 đồng/kg, khiến người trồng tiêu...