Tiểu đội chuyên săn bắt chuột làm thịt ở Hà Nội
Người dân tại một huyện ngoại thành ở thủ đô nhiều năm qua coi việc bắt và làm thịt chuột đồng bán như một nghề chuyên nghiệp mỗi khi cánh đồng vào mùa gặt. Họ coi đây là món đặc sản ngon hơn cả nhiều loài động vật khác.
Làng Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) nổi tiếng với nghề săn bắt chuột đồng làm thịt và mang bán tại chợ. Vào mỗi dịp sau mùa gặt, các ruộng lúa trên cánh đồng trơ gốc rạ, đó là lúc dễ dàng săn bắt chuột nhất. Trong ảnh, hai bố con anh Năm cùng lũ trẻ dùng nơm chặn cửa hang chờ săn bắt.
Tới làng Canh Nậu vào thời gian này, ai cũng có thể bắt gặp cảnh trẻ em chạy nháo nhác trên những thửa ruộng. Chúng đuổi theo tìm lỗ hang mà chuột vừa chạy vào.
Chuột đồng thường làm tổ ở các bờ ruộng. Ngoài việc đào hang đổ nước để chuột ngoi lên, người bắt chuột chuyên nghiệp còn dùng chó để đánh hơi tìm ổ, sau đó dùng giằng để chặn những cửa hang phụ để chuột chạy vào bẫy.
Anh Năm và đám trẻ con đã bắt sống được cả chục chú chuột đồng sau hơn hai giờ đồng hồ.
Người dân nơi đây cho biết, chuột đồng ăn thóc, ăn hoa màu nên rất sạch sẽ, không bẩn như chuột nhà nên thịt rất thơm ngon.
Video đang HOT
Một con chuột vừa được lấy ra từ nơm.
Cách làm thịt chuột khác với nhiều loài vật khác. Chuột được đựng chung trong một cái xô, dội nước nóng vừa phải để lông chuột không bị tuột hết da, sau đó xóc xô chuột rồi khuấy đều để chúng chết hết trong nước nóng. “Nước mà nguội quá thì lông chuột sẽ dai không vặt sạch được”, một người nói.
Sau đó dùng nước nguội làm sạch lông chuột.
Người bình thường nhìn thoáng qua đã thấy sởn gai ốc sợ nhưng người bán ở chợ cho biết phải giữ còn nguyên đầu thì khách mới yên tâm đúng là thịt chuột chứ không phải loài động vật khác. Ở Canh Nậu, thịt chuột được coi là một đặc sản. Chuột khi chế biến sẽ cắt bỏ đầu, đuôi, chân và moi sạch ruột.
Sau khi làm sạch lông chuột được thui rơm như làm thịt chó. Hàng chục con được xếp đều trên những cọng rơm mới sau mùa gặt.
Khi chuột đã chín vàng.
Gia đình nhà anh Quân bán thịt chuột ở chợ Đình làng đã hơn 20 năm nay. Anh cho biết, vào vụ mỗi ngày nhà anh bán hết hàng trăm con chuột đã sơ chế.
Giá bán ngoài chợ cũng khác nhau, loại to ngon 80.000 đồng/kg (khoảng 7 con), loại nhỏ hơn 60.000 đồng/kg.
Chuột thường được chế biến thành ba món khác nhau như rán, hấp lá chanh và xào tái lăn cùng xả.
Món chuột chiên vàng ươm rắc vừng thơm với giá 100 nghìn/đĩa trong quán nhậu bán ngay tại một quán ăn trong làng. Thịt chuột ở đây được người dân cho là ngon ngang ngửa với thịt gà, chịt chó và là món đặc sản lạ miệng với khách từ xa.
Tuấn Mark
Theo Tri thức
Tiểu đội đặc biệt tại khu mộ Tướng Giáp
25 người được tuyển chọn kỹ từ lực lượng biên phòng đang ngày đêm thay phiên nhau canh gác cho giấc ngủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa.
Nhiệm vụ của họ là thay phiên nhau không chỉ canh gác cho giấc ngủ bình yên của Đại tướng vào ban đêm, mà ban ngày còn phải hướng dẫn, sắp xếp khách thập phương hội tụ về viếng.
2 ngày 19 và 20/10, khu vực an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mũi Rồng những ngày này tấp nập người đến viếng. Bên đoàn hàng ngàn người đến viếng mộ Đại tướng là những người chiến sĩ mang "quân hàm xanh" đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh gác và hướng dẫn khách thập phương... Trong ảnh là những chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ tại khu vực an táng Đại tướng chiều 13/10.
Trung tá Đoàn Bổng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng 184 cho biết: "Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã điều động thêm 15 cán bộ, sĩ quan nằm trong quân số của Đồn Biên phòng 184 (Đồn Ròon), cùng với 10 người cán bộ, sĩ quan của đơn vị sở tại để thành lập một đội gồm 25 cán bộ, sĩ quan ngày đêm túc trực, canh gác tại khu an táng Đại tướng do trung úy Khắc Ngọc Tân Hào làm đội trưởng".
Thiếu tá Nguyễn Xuân Tưởng, một trong 25 người được điều động ra làm nhiệm vụ đợt này chia sẻ: "Được cử làm nhiệm vụ canh giữ khu vực mộ Đại tướng là một niềm vinh dự, sự hãnh diện của người lính chúng tôi. Bởi vì trước đây chúng tôi chỉ biết Người anh hùng vĩ đại của dân tộc qua thông tin đại chúng...".
Ngoài lực lượng biên phòng, Công an huyện Quảng Trạch còn cử 10 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn trật tự nơi đây suốt cả ngày lẫn đêm. Thiếu úy Trần Văn Thắng tự hào: "Được Ban chỉ huy đơn vị cử ra trực tiếp làm nhiệm vụ tại khu vực an nghỉ của Đại tướng là một niềm vinh dự, tôi hứa với lòng mình sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để đóng góp một phần bảo vệ giấc ngủ của Đại tướng...".
Đoàn nữ công Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình vào trước phần mộ của Đại tướng để thắp nén hương thơm kính viếng ngày 19/10.
Người đến viếng bước xuống 103 bậc đá hoa cương, tượng trưng cho tuổi của Đại tướng...
Theo Xahoi
Dị nhân 1 chân và món ăn hằng ngày là loài chuột... đã tuyệt chủng "Chỉ cần hít mấy cái là bác ấy biết hang có chuột hay không, thậm chí biết chuột đực, chuột cái, chuột có... mang hay không nữa đó chú". Người Rục đi săn chuột từ này còn ở trong hang. Xứng danh "vua chuột" Bản của đồng bào Rục (bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) bây giờ văn...