Tiêu diệt tế bào ung thư bằng từ trường
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển một phương pháp sử dụng từ trường khiến các tế bào ung thư tự phá hủy. Đây có thể là một loại vũ khí đột phá để chống lại căn bệnh ung thư.
Nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã thử nghiệm thành công phương pháp mới này trên các tế bào ung thư ruột và cá sống trong phòng thí nghiệm. Hiện tại, các nhà khoa học dự định sẽ thử nghiệm kỹ thuật với nhiều loại ung thư khác nhau để xem nó có tác dụng tương tự hay không.
Phương pháp điều trị ung thư bằng từ trường bao gồm tạo ra các phân tử nano sắt và sau đó được đưa vào các kháng thể – một dạng protein được sản xuất bởi hệ miễn dịch của cơ thể khi phát hiện thấy những chất có hại xâm nhập cơ thể.
Những phân tử nano sắt sau đó di chuyển tới khối u và bám chặt vào các tế bào ung thư. Khi tương tác với từ trường, các phân tử sắt sẽ tụ lại với nhau, khiến các tế bào ung thư tự bị tiêu diệt. Kết quả thử nghiệm với bệnh ung thư ruột cho thấy rằng hơn 1/2 tế bào ung thư của khối u bị tiêu diệt, trong khi, các tế bào khác không bị ảnh hưởng.
Quy trình điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp từ trường có thể mở ra hy vọng điều trị các bệnh ung thư không có hiệu quả khi điều trị bằng phương pháp hóa chất hiện nay.
Video đang HOT
“Nghiên cứu này của các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển các phân tử dựa trên kháng thể. Khi được kích hoạt bởi từ trường, chúng có thể khiến các tế bào ung thư tự tiêu diệt”, tiến sĩ Henry Scowcroft, thuộc Viện nghiên cứu ung thư Anh, cho biết.
Huy Phong
Theo Daily Mai
Chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn đầu và phương pháp diệt tế bào ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần
Ung thư gan là một trong những u ác tính thường thấy, xếp thứ 5 trong các loại u ác tính trên toàn cầu, tỷ lệ phát bệnh đang trên đà tăng lên. Vì vậy, nhu cầu chẩn đoán ung thư gan trong giai đoạn đầu và ưu hóa phương pháp điều trị ung thư không cần mổ là điều rất bức xúc.
Song song với thời đại điều trị không cần mổ đã đến, đối với rất nhiều ung thư gan trong lâm sàng không thể áp dụng phẫu thuật và ung thư tái phát, thì biện pháp diệt tế bào ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần không cần mổ đã trở thành biện pháp điều trị quan trọng hữu hiệu. Về chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu và phương pháp điều trị ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần không cần mổ, bác sĩ Trần Mẫn Hoa, chuyên gia hàng đầu khoa siêu âm Bệnh viện Ung thư Bắc Kinh cho biết:
Ung thư gan là biến chứng ác tính nghiêm trọng nhất, liên quan chặt chẽ tới viêm gan mãn tính, xơ cứng gan cũng như thói quen nghiện uống rượu và vệ sinh ăn uống. Mỗi năm có hàng trăm nghìn người trên thế giới chết vì ung thư gan, số người tử vong vì ung thư gan của Trung Quốc chiếm khoảng 55% trên thế giới song trường hợp chữa khỏi qua điều trị tích cực cũng không ít, cho nên, thời gian sống sau khi mắc ung thư gan liên quan chặt chẽ với thời cơ và phương pháp điều trị.
Rất nhiều gia quyến của người mắc ung thư gan phát hiện, một khi phát hiện ung thư gan đã là giai đoạn cuối rồi. Vậy tại sao ung thư gan rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, đó là vì triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu rất không rõ rệt, thậm chí người bệnh không có cảm giác gì sau khi mắc bệnh trong thời gian khá dài, khi bệnh tình phát triển đến mức nhất định mới dần dần xuất hiện một số triệu chứng như đau gan, không muốn ăn, mệt mỏi đuối sức, ngày một gầy đi v.v, đến giai đoạn cuối sẽ xuất hiện triệu chứng hoàng đảm, bụng trướng nước, nôn máu, hôn mê v.v. Khi kiểm tra bụng trên của người mắc bệnh ung thư có thể sờ đến một cục cứng, trường hợp này đã là giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối, thậm chí đã di căn sang phổi. Vậy, tỷ lệ chữa khỏi ung thư gan giữa giai đoạn đầu với giai đoạn giữa và cuối có khác biệt gì không? Bác sĩ Trần Mẫn Hoa nói:
"Tỷ lệ chữa khỏi ung thư gan trong giai đoạn chẩn đoán sớm hoàn toàn khác với ung thư gan giai đoạn giữa và cuối. Tỷ lệ sống còn trong 5 năm của ung thư gan được chữa trị trong giai đoạn đầu đạt khoảng 70%, có người có thể sống thêm 10 năm, thậm chí có người có thể khỏi bệnh. Nhưng tỷ lệ sống của ung thư giai đoạn giữa và cuối thì rất thấp, chỉ là 3-1 năm".
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư gan liên quan tới liệu có thể phát hiện sớm và chữa trị sớm hay không, điều quan trọng nhất trong phát hiện sớm và điều trị là phải kiểm tra sớm. Bác sĩ Trần Mẫn Hoa cho biết, biện pháp kiểm tra ung thư gan gồm rất nhiều, ví dụ như kiểm tra bằng siêu âm, CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi mạch máu, đồng vị tố v.v.
Việc chẩn đoán ung thư gan giai đoạn đầu cần phải thực hiện trên chế độ và phương pháp kiểm tra rà soát hữu hiệu, trước đây nói chung bằng cách kiểm tra siêu âm, thế nhưng khoảng 90% người mắc bệnh ung thư gan ở Trung Quốc đều kèm theo chứng xơ cứng gan, tỷ lệ chẩn đoán bằng siêu âm đối với nhóm người này chỉ chiếm 63,5%. Hóa ra, sự biểu hiện của chứng xơ cứng gan và gan bình thường là không giống nhau, trường hợp xơ cứng gan, kết cấu gan rối loạn, trong có rất nhiều khối u nhỏ, có thể là u lành tính, kiểm tra bằng siêu âm B rất khó xác định là ung thư. Vì vậy, việc chẩn đoán để xác định tính chất của khối u dưới dạng xơ cứng gan đã trở thành điều then chốt nhằm nâng cao tỷ lệ chẩn đoán và trình độ điều trị ung thư gan ở giai đoạn đầu.
Qua nghiên cứu nhiều năm, bác sĩ Trần Mẫn Hoa và nhóm đề tài của bác sĩ đã xây dựng kim chỉ nam cho chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn sớm, chủ yếu là nội soi bằng cách tiêm tĩnh mạch bắp tay với liều lượng 2,4 mi-li-lít, quan sát tình hình cung cấp máu cho khối u nhỏ với chứng xơ cứng gan bằng siêu âm, qua đó để chẩn đoán xác định ung thư nhỏ trên gan, biến chứng trước khi hình thành ung thư và khối u nhỏ lành tính đưa tỷ lệ chẩn đoán lên tới khoảng 90%. Phương pháp này không chứa chất phóng xạ, giá rẻ, dễ thao tác, có thể phổ cập từ thành thị đến nông thôn, nâng cao hữu hiệu tỷ lệ chẩn đoán và hiệu quả điều trị ung thư gan giai đoạn đầu.
"Một đột phá lớn là qua nội soi siêu âm có thể thấy rõ sự biểu hiện của u lành tính khác với u ác tính, kỹ thuật siêu âm thường trước đây thì không rõ, hiện nay qua nội soi siêu âm là có thể nắm được một số dấu hiệu của nó, vậy là trước khi ung thư gan chưa thâm nhập mạch máu và lan rộng trên diện tích lớn, thì có thể diệt tế bào ung thư gan bằng nhiệt của sóng cao tần và thu được hiệu quả rất tốt".
Về điều trị ung thư gan, trước đây chủ yếu là cắt bỏ bằng phẫu thuật. Song do phần lớn người mắc bệnh ung thư gan đến điều trị tại bệnh viện đã là giai đoạn giữa hoặc cuối, chức năng gan rất kém, chỉ có 20%-30% người có thể làm phẫu thuật cắt bỏ, mà tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng cao đến 40%-70%.
Kể từ khi áp dụng phương pháp điều trị ung thư không cần mổ đến nay, liều pháp diệt tế bào ung thư không cần mổ đã trở thành phương pháp chữa trị hữu hiệu quan trọng đối với nhiều trường hợp ung thư gan và ung thư tái phát không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật trong lâm sàng.
Rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước từng cho rằng, liều pháp điều trị ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần chỉ có hiệu quả điều trị đối với u nhỏ 3,5 cen-ti-mét mà thôi, tỷ lệ tiêu diệt triệt để tế bào khối u lớn hơn 3,5 cen-ti-mét chỉ chiếm 48%-56%. Song thực tiễn trong lâm sàng cho thấy, những người mắc bệnh ung thư gan ở Trung Quốc khi đến khám tại bệnh viện thì khối u đã khá lớn mà phần lớn đã ở vào giai đoạn cuối, nếu hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng là không phù hợp với nhu cầu trong lâm sàng của Trung Quốc. Nhóm đề tài Trung Quốc đã sáng tạo nhiều kỹ thuật mới và phát huy vai trò chỉ đạo điều trị ung thư gan lớn hơn 3,5 cen-ti-mét trong lâm sàng, nâng tỷ lệ diệt tế bào ung thư gan từ 56,5% trước đây lên tới 87,6% hiện nay. Những năm gần đây, cơ quan có uy tín trên quốc tế cũng đã nâng tiêu chuẩn điều trị ung thư từ 3 cen-ti-mét lên tới 5 cen-ti-mét.
Bác sĩ Trần Mẫn Hoa nói, việc chẩn đoán sớm và diệt tế bào ung thư gan bằng nhiệt sóng cao tần không cần mổ của thành phố Bắc Kinh đã đạt trình độ tiên tiến thế giới, bất cứ là ung thư nguyên phát hay là ung thư di căn sang gan đều có thể điều trị bằng phương pháp này, nói chung chỉ cần điều trị 1-2 lần là được, ung thư giai đoạ đầu có thể thu được hiệu quả điều trị khá. Trường hợp người bệnh với chức năng gan tốt, khối u lớn bằng hoặc dưới 3 cen-ti-mét, thì tỷ lệ sống qua điều trị bằng nhiệt của sóng cao tần có thể lên tới 60%. Tại sao phương pháp điều trị ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần lại có hiệu quả thần kỳ như vậy? Bác sĩ Trần Mẫn Hoa nói:
"Phương pháp điều trị ung thư bằng nhiệt của sóng cao tần là chọc mũi kim sóng cao tần vào khối u dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc CT, tỏa năng lượng từ sóng cao tần, khiến cục bộ mô khối u ở vào môi trường nhiệt độ cao và khô ráo nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, vết sẹo của mô còn lại có thể sản sinh kháng thể miễn dịch, hơn nữa không hủy hoại mô gan bình thường, cho nên đây là một phương pháp rất tốt".
Theo SKDS
Sắp có vắc xin ngừa hầu hết các dạng ung thư Các nhà khoa học đang phát triển một loại vaccine có thể "huấn luyện" chính cơ thể bệnh nhân săn tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Theo Telegraph, liệu pháp này có thể điều trị hiệu quả tới 90% các ca bệnh ung thư và mang tính "toàn cầu" rất cao. Chỉ một mũi tiêm sẽ cho phép hệ miễn...