“Tiểu cường” gặp vấn đề thai kì được đi cấp cứu khiến CĐM hoang mang
Tiểu cường tại Nga được chủ đưa đi cấp cứu vì gặp biến chứng trong quá trình thai kì đã được bác sĩ gây mê, mổ lấy con.
Mới đây, tờ Reuters đưa tin một con gián Archimandrita Nam mỹ đã được các bác sĩ thú ý tiến hành phẫu thuật tại thành phố Krasnoyarsk (Nga) do gặp biến chứng thai kì.
Chú gián Nam Mỹ gặp biến chứng thai kì khiến chủ nhân hoang mang.
Gián được đi cấp cứu và gây mê để giảm đau đớn
Ngày 22/12, bác sĩ thú y tại phòng khám Limpopo đã đăng lên mạng xã hội thông ca cấp cứu hi hữu cho cô gián đang mang thai. Được biết, “quý cô tiểu cường” được chủ nhân đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Với thân hình nhỏ bé chỉ dài khoảng 8cm nên các bác sĩ khá khó khăn trong việc phẫu thuật.
Chú gián đang được tiêm thuốc mê để tránh đau đớn khi mổ.
Tuy nhiên, với lòng yêu nghề và sự tận tuỵ, các bác sĩ đã cứu sống thành công “tiểu cường” bằng việc dùng thuốc giảm đau, gây tê cục bộ và khí gây mê để cho cô cảm thấy thoải mái và không đau. Ca phẫu thuật được các bác sĩ cắt bỏ đi túi trướng khỏi kén của gián.
Sau khi câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội Nga, nhiều người đã cho rằng đây là một câu truyện cổ tích nổi tiếng ở Nga. Sau khi được chăm sóc đặc biệt sau mổ, cô gián đã về lại với chủ.
Gián tại Nhật có giá 100,000 đồng, là thú cưng của nhiều nhà
Không riêng ở Nga, gián còn được bày bán như một loại thú cưng ở Nhật Bản. Đây là gián đất, hay còn có tên khác là gián Dubia. Chúng được bán với giá 500 yên/hộp (khoảng 100.000 đồng). Loại gián này được bán để làm thức ăn cho vật nuôi, thú cưng như bò sát, cá. Bên cạnh đó, không ít người nuôi gián như một sở thích cá nhân
Video đang HOT
Gián được bày bán trong siêu thị của Nhật với giá khoảng 100.000 đồng.
Được biết, loại gián này không phải là con vật chuyên đi ăn rác, đồ ăn thừa ở trong các bãi rác như ở Việt Nam. Các tiểu cường này được ấp nở và nuôi cấy trong môi trường nhân tạo sạch sẽ, phòng ngừa các loại bệnh dịch cho các vật nuôi khi ăn chúng.
Hiện tại, ở Nhật có hẳn quy trình nuôi gián theo tiêu chuẩn giống như những loại gia cầm khác. Chúng vô cùng khoẻ mạnh và không nhiễm những vi khuẩn gây bệnh như ở Việt Nam.
CĐM: “Chuyện gì với trái đất ngày nay vậy”
Trước thông tin gián là thú cưng của nhiều quốc gia, dân mạng Việt Nam đã có những bình luận vô cùng hài hước trước việc này. Người tỏ ra hoang mang, kẻ khác lại cho rằng chúng cũng đáng được yêu và bảo vệ như bao động vật khác.
Nguyễn Quý: “Có chuyện gì với trái đất ngày nay vậy, hoang mang quá đi mất.”
Cường Dương: “Em thật sự khâm phục bác sĩ thú ý. Em nhìn qua màn hình mà còn muốn đập chết nó.”
Việt Hằng: “Gián cũng là một loại động vật chúng ta cần yêu thương động vật mọi người à :) mng ko sợ đập chết một con cả nhà nó sẽ quay qua báo thù à?”
Thanh Thanh: “Đúng là hành tinh Nga, Nhật có khác.”
Kết
Mỗi quốc gia có mỗi góc nhìn khác nhau về con vật, tuy nhiên, gián ở Nhật, Nga đều được chăm sóc kỹ lưỡng, không mang các vi khuẩn gây bệnh như ở Việt Nam. Nếu có lỡ chọn làm gián đừng chọn làm gián ở Việt Nam nhé!
Nhớ xem thêm bài viết trên Oh!man nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Theo Ohman
Em bé đầu tiên được can thiệp chữa bệnh trong bào thai chào đời
Sau hơn 9 tuần theo dõi sản phụ và thai nhi, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ lấy con thành công cho sản phụ Lộc Thị Hường (22 tuổi, Hà Tĩnh) bị hội trứng truyền máu song thai chung một bánh rau hiếm gặp và nguy hiểm.
BS Nguyễn Thị Sim kiểm tra lại vết mổ và buồng tử cung cho bệnh nhân sau mổ lấy con. - Ảnh: VGP/Thúy Hà
Đây là 1 trong 2 sản phụ đầu tiên được thực hiện kỹ thuật can thiệp trong buồng tử cung, tức là chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là một kỹ thuật hoàn toàn mới và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công đầu tiên của cả nước thực hiện thành công kỹ thuật này.
Trao đổi với phóng viên, BS CK1 Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - bác sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản về kỹ thuật này tại Pháp theo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối, cho biết, hội chứng song thai không tim là một tình trạng biến chứng hiếm gặp ở song thai chung một bánh rau và rất nguy hiểm. Trong hai thai đó, có 1 thai bình thường và 1 thai không tim, bị dị tật.
Trường hợp này, các bác sĩ thường chẩn đoán thai dị tật là thai lưu nên sẽ không phát triển nữa và teo dần, không ảnh hưởng tới thai bình thường. Tuy nhiên, trường hợp sản phụ Lộc lại ngược lại, thai bị dị tật ngày càng lớn lên, phù nề thậm chí lớn gấp 2 lần thai bình thường do dinh dưỡng và máu từ thai bình thường truyền sang, trong khi thai bình thường lại thiếu dinh dưỡng và máu trầm trọng. Nếu thiếu máu nhiều, thai bình thường sẽ bị tổn thương não, dị dạng các chi, kém phát triển.
Sản phụ Lộc Thị Hường, được phát hiện bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi song thai được 23 tuần. Đây là lần sinh thứ 2 của sản phụ. Trước đó, năm 2015, sản phụ sinh bé gái đầu tiên hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau khi thăm khám, hội chẩn và tư vấn cho sản phụ và gia đình, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chữa bệnh cho thai nhi ngay trong bụng mẹ. Đến ngày 14/12, sau hơn 9 tuần được theo dõi và chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thai nhi được 33 tuần, sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy con.
Dự kiến khoảng 1 tuần nữa,em bé đầu tiên được chữa bệnh khi còn trong bào thai của mẹ sẽ được xuất viện. Ảnh: VGP/Trần Linh
"Trong quá trình mổ lấy con cho sản phụ, khối thai không tim bị phù, tròn, rất khó lấy, có nguy cơ cao sản phụ vỡ tử cung. Dây rốn của thai nhi lại to, phồng, gắp bị trơn trượt, khó khăn vô cùng, tất cả ê kip khi đó phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện. Cuối cùng, sản phụ sinh con trai 1,2 kg", BS Nguyễn Thị Sim chia sẻ.
Hiện tại, sức khỏe của trẻ tiến triển tốt, trẻ đã được bỏ máy thở, tự bú. Dự kiến khoảng 1 tuần nữa bé sẽ được ra viện.
Trước đây, với những trường hợp như này, bào thai phụ thuộc rất nhiều vào may rủi, khi sinh ra, nhiều trẻ bị dị tật hoặc thai chết lưu. Để cứu chữa cho trẻ, bắt buộc phải đợi sinh xong mới có thể can thiệp, nhiều trẻ không thể cứu chữa vì quá muộn.
BS CK1 Nguyễn Thị Sim cho biết, theo thống kê trước đây của tổ chức WHO, cứ 35.000 ca sinh thì có 1 ca mắc hội chứng này. Tuy nhiên, hiện nay do kỹ thuật hiện đại, tỷ lệ phát hiện bệnh nhiều hơn, ngay trong tháng 11-12/2019, tại bệnh viện Sản phụ Hà Nội đã phát hiện 8 ca mắc bệnh. Năm 2016, bệnh viện cũng ghi nhận 2 ca trên tỷ lệ 40.000 ca sinh. Tức là tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/20.000 ca.
Từ sau 2 ca đầu tiên thực hiện thành công vào tháng 10/2019, đến nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện can thiệp tới 14 ca. Tất cả các ca này đều được bệnh viện miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện dự kiến sẽ miễn phí hoàn toàn cho 30 ca can thiệp đầu tiên.
Hôm nay (19/12), bệnh nhân Lộc Thị Hường được xuất viện. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để thực hiện được kỹ thuật này, bệnh viện đã phải chuẩn bị rất kỹ, từ đầu tư máy móc, phòng mổ, phòng vô trùng hiện đại nhất đến việc cử bác sĩ đi học, tiếp cận những kiến thức mới, nhằm cứu sống những thai nhi không may mắc dị tật hoặc bất thường khi còn trong bụng mẹ, vì nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong.
Theo BS Nguyễn Thị Sim, các sản phụ khi được chẩn đoán mang song thai dù chưa cần biết có chung bánh rau hay không cũng đã có nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, vỡ ối, sinh non... gấp 5 lần so với sản phụ bình thường. Đối với sản phụ mang song thai chung 1 bánh rau thì càng nguy hiểm hơn, vì vậy sản phụ càng đi khám thường xuyên tại các chuyên khoa.
Nếu có dấu hiệu ban đầu như bụng to lên nhanh, khó thở nhiều... thì nên nghĩ đến hội chứng song thai 1 bánh rau. Song thai 1 hay 2 bánh rau đều có thể phát hiện khi thai 12 tuần, nhưng nếu để thai lớn hơn thì rất khó nhìn qua siêu âm, cần phải sử dụng thiết bị có độ phân giải cao thì mới phát hiện được.
"Trường hợp siêu âm không tìm thấy bằng chứng song thai 1 hay 2 bánh rau, các bác sĩ cần quan tâm sản phụ như hội chứng chung 1 bánh rau", BS Nguyễn Thị Sim chia sẻ.
Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số đơn vị hợp tác quốc tế triển khai khoá học cơ bản về can thiệp y học bào thai cho khoảng 40 bác sĩ của các cơ sở có chuyên khoa sản. Mục tiêu của bệnh viện là chuyển giao cho các đơn vị nhằm cứu sống nhiều hơn nữa trẻ không may mắn từ khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt, với kỹ thuật hiện đại này được thực hiện thành công tại Việt Nam, bệnh nhân sẽ không phải ra nước ngoài chữa bệnh, chi phí cũng rẻ hơn nhiều.
Thuý Hà
Theo baochinhphu
Kéo ngược bệnh nhân bằng bài toán nâng cao chất lượng bệnh viện Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2019, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên công bố con số: "Mỗi năm người Việt chi khoảng 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh". Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều bệnh viện tuyến Trung ương quá tải do người bệnh vượt tuyến, trong khi...