Tiêu cực làm TNGT thêm trầm trọng
Theo các đại biểu Quốc hội, tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng tuần tra, kiểm soát đang khiến tai nạn giao thông trở nên trầm trọng
Trước hàng loạt chất vấn xung quanh công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô tại phiên điều trần của Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội ngày 30-8, câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) inh La Thăng khiến nhiều người chưa hài lòng.
Môt vụ tai nạn giao thông trên Quôc lô 1, phường ông Hưng Thuân, quân 12, TP HCM Ảnh: XUÂN DANH
ủ trò vi phạm
ại biểu Trần ình Thu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh, khẳng định việc quản lý kinh doanh vận tải còn lỏng lẻo, để xảy ra tình trạng doanh nghiệp giao khoán hết cho tài xế nên khi xảy ra vi phạm thì vô can. Hơn nữa, sau khi cấp giấy phép kinh doanh, khâu hậu kiểm và giám sát của các cơ quan quản lý gần như không được quan tâm; việc chấp hành luật lệ giao thông của tài xế rất kém, chỉ cần nộp tiền là qua kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe; công tác kiểm soát thể lực, sức khỏe của tài xế vẫn còn bất cập. “Nhiều vụ tai nạn xảy ra, khi kiểm tra mới phát hiện tài xế nghiện ma túy” – ông Thu dẫn chứng.
Thừa nhận các nghị định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải còn chưa chặt chẽ, Bộ trưởng inh La Thăng cho biết sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. Trong đó, tập trung nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và phân định rõ trách nhiệm của bộ, địa phương, sở… “Doanh nghiệp cứ khoán trắng như vậy thì lái xe quá 4 giờ liên tục, quá 10 giờ/ngày là đương nhiên dẫn đến áp lực, buồn ngủ và gây tai nạn. Do đó, trách nhiệm của chủ xe phải được quy định rõ” – ông Thăng nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng inh La Thăng, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lý, nhập khẩu xe siêu trường, siêu trọng và cấm hoán cải, cơi nới xe, “chế” dung tích ca bin gấp đôi thiết kế.
Thực thi công vụ chưa nghiêm
Video đang HOT
ại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, quan ngại tiêu cực trong quản lý nhà nước về GTVT. “Chúng ta đổ lỗi cho tài xế nhưng ý thức đó không phải tự dưng có, mà là do thực thi công vụ không nghiêm. Không thể nói một xe quá tải đi từ Nam ra Bắc, qua biết bao trạm kiểm tra mà lực lượng CSGT không phát hiện” – bà Nga nói. Theo bà Nga, qua một cuộc điều tra xã hội học, Tổ chức Minh bạch thế giới, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã đánh giá CSGT thuộc tốp đầu tiêu cực nhưng đại diện ngành CSGT lại nói “nhận vài ba chục là không tham nhũng”. “Phản ánh của người dân có đúng không? Làm sao giải quyết được tệ nạn tham nhũng của lực lượng công vụ? Có tiêu cực trong đăng kiểm xe, đào tạo lái xe, thậm chí là những đường dây “chạy chọt” hay không?” – bà Nga đặt hàng loạt nghi vấn.
Người đứng đầu ngành GTVT thừa nhận việc bà Nga nêu là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân nhiều khi từ trong phòng máy lạnh, chứ không hẳn chỉ ở ngoài đường. Vì vậy, xử lý các vi phạm phải công khai, minh bạch và các văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải dễ hiểu. “Nhận thức của mỗi con người là cả một quá trình, chúng tôi xác định người thực thi pháp luật phải nghiêm minh, không dung túng, bảo kê. Nếu làm tốt điều đó sẽ tạo ý thức của tài xế” – ông Thăng nói.
Trong khi đó, Trung tướng ỗ ình Nghị – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7), Bộ Công an – cho biết đã có chỉ đạo cụ thể về tuần tra kiểm soát trong lực lượng; hằng năm đều mở đợt cao điểm đấu tranh xử lý, ngăn chặn tai nạn, tập trung vào xe chở quá khổ, quá tải, chạy quá tốc độ… Từ năm 2012 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng đã xử phạt hơn 10 triệu trường hợp vi phạm với số tiền 3.000 tỉ đồng. “Theo quy định, xử lý tình trạng quá tải phải tại gốc bến cảng, nơi bốc xếp hàng. Tuy nhiên, quá tải chủ yếu ở xe chở container, trong khi container là từ nước ngoài về nên nếu giải quyết ngay ở cầu cảng thì năng lực xếp dỡ lại bị ảnh hưởng, gây áp lực cho phía quản lý. Còn chúng ta xử lý trên đường thì chỉ giải quyết phần ngọn” – ông Nghị nhận định.
Sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa nhắc nhở phải đề ra giải pháp thì Trung tướng ỗ ình Nghị khẳng định Bộ Công an hết sức coi trọng việc điều tra để tìm ra nguyên nhân tai nạn giao thông. “Chúng tôi đã có đề án để quản lý, phòng ngừa tiêu cực…” – ông Nghị khẳng định.
ề nghị giám sát tối cao Ghi nhận đóng góp của lực lượng CSGT trong thời gian qua nhưng bà Lê Thị Nga cho rằng tiêu cực trong lực lượng này vẫn còn. “Cục CSGT ường bộ, ường sắt phải nghiêm khắc với cán bộ và tăng cường sự giám sát của nhân dân thì mới có thể khắc phục được những tiêu cực hiện nay trong ngành. “Phải có cuộc giám sát tối cao về việc này” – bà Nga đề xuất. Theo bà Nga, ngành CGST phải chấp hành đúng quy định pháp luật, không thể đưa ra những quy định như chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép thì mới mong đạt được hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo Người lao động
Thả rông "hung thần" container
Dù nhiều doanh nghiệp chưa được cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe container, nhưng không ít "hung thần" đang chạy rầm rập ở các tỉnh, thành phố phía Nam.
Xe nhiều, quản ít
Bộ GTVT vừa hoàn thành công tác thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo kết quả thanh tra vừa được công bố, tính đến tháng 7, Sở GTVT TPHCM mới cấp phép 98 doanh nghiệp (DN) với 1.016 xe container kinh doanh vận tải. Trong khi đó, theo số liệu của cơ quan đăng kiểm, TPHCM có trên 1.700 DN đang hoạt động với 8.211 xe.
Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT TPHCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc buông lỏng quản lý, thiếu đôn đốc, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải bằng container.
18 giờ 30 tối 25/8, không thấy cảnh sát giao thông, ba chiếc xe container loại 40 feet từ đường Mai Chí Thọ (quận 2, TPHCM) vượt đèn đỏ, rầm rập qua cầu Rạch Chiếc khiến nhiều người đi xe máy trên xa lộ Hà Nội thắng gấp.
Tỉnh Bình Dương hiện có 35 đơn vị kinh doanh vận tải container, nhưng chỉ có 7 doanh nghiệp được cấp phép (đạt 20%). Tại tỉnh BR-VT, kiểm tra 5/19 đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải bằng container cho thấy chỉ có một đơn vị có giấy phép. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Đăng kiểm, BR-VT có 82 đơn vị kinh doanh vận tải bằng container.
Trao đổi với PV Tiền Phong, luật sư Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM, cho biết, số DN có giấy phép của Sở GTVT TPHCM ước đạt 10-20%. Theo kết quả kiểm tra của Bộ GTVT, đơn vị có giấy phép hầu hết là thành viên Hiệp hội. Hiệp hội yêu cầu các thành viên xin cấp phép từ năm 2009, đến nay đã đạt tỷ lệ hơn 80%.
"Giấy phép kinh doanh do Bộ GTVT quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn, nhưng đến thời điểm này chưa đạt hiệu quả về mặt quản lý. Nhiều tiêu chí, như bằng cấp, kho tàng, bến bãi đậu xe... nặng về hình thức, DN vẫn lách được. Đơn cử, cha con, anh em làm với nhau thì không cần bằng cấp. Nếu kiểm tra thì họ mượn người có bằng để đối phó, thậm chí sẵn sàng nộp phạt bởi mức phạt chỉ vài triệu đồng", ông Chung nói.
Xe container gây tai nạn trên cầu vượt ngã ba Cát Lái (TPHCM). Ảnh: LT.
Lỗ hổng quản lý
Ông Chung cho rằng, nếu quy định hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe container phải có giấy phép, có giấy phép mới được phép hoạt động thì khác, đằng này giấy phép của Sở GTVT thực chất chỉ là giấy phép con đi sau giấy phép kinh doanh do Sở KHĐT cấp. Lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT một tỉnh (đề nghị không nêu tên) cho rằng, việc nhiều DN kinh doanh vận tải xe container chưa có giấy phép, trách nhiệm thuộc về Bộ GTVT.
Vị lãnh đạo này lý giải: Quy định DN kinh doanh vận tải bằng xe container phải xin phép kinh doanh có từ tháng 9/2009, lúc ấy chưa quy định xe phải có phù hiệu, sau này mới bổ sung. Việc thực hiện cần phải có lộ trình, thông tư hướng dẫn, nhưng đến thời điểm Bộ GTVT thanh tra, thông tư hướng dẫn vẫn chưa có. Đến ngày 1/10, các địa phương phải có phù hiệu cấp cho DN, song đến nay, Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) vẫn chưa giao xuống.
Theo ông Lê Hồng Việt, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TPHCM, nhiều DN kinh doanh vận tải bằng xe container ngoài vùng phủ sóng của các cơ quan quản lý. Sở KHĐT cấp giấy chứng nhận kinh doanh, nhưng lại không phân biệt DN nào kinh doanh vận tải xe container, nên không xác định được có baonhiêu DN.
"Liên hệ Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Công an TPHCM) mới biết bộ phận làm thủ tục đăng ký phương tiện cũng không tách riêng loại phương tiện đầu kéo container mà gộp chung với các loại xe chuyên dùng khác nên có bao nhiêu DN, bao nhiêu xe container đang hoạt động kinh doanh vận tải, Sở GTVT không nắm được. Chỉ khi nào triển khai cấp phù hiệu, xe nào ra đường không có sẽ bị xử lý. Và, Thanh tra Sở xuống thanh tra, kiểm tra mới rõ DN có giấy phép không, bao nhiêu phương tiện đăng ký, chưa đăng ký..." - ông Việt nói
Theo ông Việt, quy định hiện nay chỉ bắt buộc DN xin giấy phép của Sở GTVT nếu xe container tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; với xe container vận chuyển hàng hóa nội bộ trong cảng, DN (không kinh doanh vận tải) thì không cần xin cấp phép, không dán phù hiệu và không bắt buộc gắn thiết bị giám sát hành trình. Đây là một lỗ hổng lớn trong quản lý nhà nước, ông nói.
"Sắp tới, Bộ GTVT cần quy định tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng container (dù kinh doanh hay không kinh doanh) phải đăng ký kinh doanh, phải có phù hiệu thì mới quản lý được", ông Việt kiến nghị.
Xe container gây nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng - Ngày 7/11/2011, tại thôn 3 (Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), xe container biển số 79N 2133 đâm hai xe khách, làm 10 người chết, 22 người bị thương. - Ngày 3/4, xe container đến ngã tư Bình Thái (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM) bị mất phanh, đâm vào 8 xe máy và 3 ô tô đang chờ đèn đỏ, làm hơn chục người bị thương.
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)
Điểm mặt nguyên nhân gây "vỡ" bến xe Mỹ Đình Thời gian qua, dư luận bàn tán nhiều quanh việc bến xe Mỹ Đình quá tải, gây "vỡ" bến. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng lộn xộn trên? Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, hoạt động bến xe...