Tiêu chuẩn nghiêm ngặt của đậu bắp xuất đi Nhật
Để đảm bảo tiêu chí xuất khẩu Nhật Bản, đậu bắp phải trải qua 4 lần phân loại quả, 3 lần kiểm tra cùng nhiều yêu cầu khắt khe khác.
Tại nhà máy chế biến thủy sản Bạc Liêu, mỗi ngày có khoảng 25 tấn đậu bắp tươi chở về từ An Giang, Vĩnh Long được đưa vào sơ chế, cấp đông phục vụ xuất khẩu Nhật Bản.
Anh Tăng Hiếu Nghĩa – quản lý chất lượng tại nhà máy Chế biến Thủy sản Bạc Liêu cho biết, trong số những tiêu chí khắt khe của sản phẩm, chỉ tiêu về vi sinh là quan trọng nhất. Đối tác có thể lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra đòi hỏi 100% sản phẩm tại nhà máy phải đáp ứng yêu cầu.
Sản phẩm cung ứng đi thị trường Nhật Bản khó tính nên đòi hỏi nghiêm ngặt từ giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hái tới chất lượng. Để có đủ nguyên liệu đậu bắp, doanh nghiệp đã liên kết với người trồng tại An Giang, Vĩnh Long.
Anh Nghĩa cho biết, Vĩnh Long từ tháng 7 đến tháng 10 gặp mùa nước, khó trồng hơn khiến doanh nghiệp phải tìm thêm cơ sở tại An Giang.
Những vùng đất này trước kia bà con trồng cây ngắn ngày như ớt, dưa leo, hoa huệ sau đó mới chuyển đổi sang đậu bắp. Để thuyết phục nông dân tham gia mô hình liên kết, doanh nghiệp đã cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho năng suất và không tồn dư hóa chất, bao tiêu đầu ra với giá cam kết.
Video đang HOT
Ban đầu, doanh nghiệp mượn đất trồng thử nghiệm. Sau một vài vụ, thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, nhiều bà con bắt đầu tham gia, dần dần nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu lên khoảng 150ha.
Theo anh Nghĩa, gây dựng vùng nguyên liệu là một trong những giai đoạn
Làm được vùng nguyên liệu ổn định đã khó, các chỉ tiêu sản xuất tại nhà máy phải thực hiện nghiêm ngặt không kém. Từng khâu đều có nhân viên giám sát kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
n khó khăn nhất trong sản xuất. Anh nhớ lại, có thời điểm, cây đậu bắp bị thương lái Trung Quốc cạnh tranh phá giá, nhiều hộ đang hợp tác với công ty quay ra bán cho thương lái.
Người thu mua của công ty đến tận nhà thuyết phục nhưng nông dân không nghe. Công ty buộc phải cắt hợp đồng với những nông dân hủy kèo. Tuy nhiên, giá lên cao chỉ được 1-2 vụ, sau đó quay trở lại mức thấp. “Khi họ xin quay trở lại, để làm gương cho những hộ khác tôi buộc lòng không đồng ý, từ đó người trồng sợ không dám phá giá nữa. Suốt 8 năm nay chúng tôi đều mua với cùng một giá chưa từng giảm”, anh Nghĩa chia sẻ.
Nguyên liệu sau khi đưa về kho được chuyển lên dây chuyền phân loại. Tại đây, 5 đến 7 công nhân túc trực mỗi người một công đoạn như loại bỏ quả sai kích cỡ, sai hình dáng, dị vật, chất bẩn… Sau đó, đậu bắp đạt chỉ tiêu được lựa lại lần nữa trước khi đưa vào sơ chế cắt đầu, rửa, hấp, làm lạnh, phân loại rồi mới cấp đông âm 40 độ C trước khi đóng gói.
Hiện, doanh nghiệp cung ứng khoảng 7 dòng sản phẩm đậu bắp chín gồm đậu bắp nguyên trái, các kiểu cắt lát, xay nhuyễn… Anh Nghĩa cho biết Nhật cũng trồng được nhưng năng suất thấp. Sản phẩm được người Nhật ưa chuộng bởi trong trái đậu bắp có chất nhớt tốt cho xương khớp.
Theo Hương Giang (Vnexpress)
Vụ dân chặn Quốc lộ 1: Tạm dừng dự án nhà máy chế biến thủy sản
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã tạm dừng dự án nhà máy chế biến thủy sản tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) để cơ quan chức năng đánh giá lại tác động môi trường, sau đó sẽ đưa ra ý kiến chính thức.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết, thời gian qua, người dân ở xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) đã nhiều lần ra QL 1 chặn xe để phản đối việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại địa phương này.
Theo ông Thanh, việc người dân kéo lên QL 1 phản đối xuất phát từ nỗi lo, nếu xây dựng nhà máy này sẽ gây ô nhiễm môi trường, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nhà máy này mới chỉ được chính quyền giao đất để xây dựng tại cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản.
Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) nhiều lần kéo lên QL 1 chặn để phản đối dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại địa phương này vì lo lắng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân.
"Thực tế, chủ đầu tư chưa làm gì nên về vấn đề môi trường ô nhiễm mà người dân phản ánh là chưa có cơ sở. Trước nỗi lo của người dân, từ tháng 2/2018, tỉnh đã có văn bản chỉ đạo. Trước mắt sẽ tạm dừng triển khai dự án để cơ quan chức năng xem xét, chờ kết quả kiểm tra và đánh giá lại tác động môi trường rồi tỉnh mới đưa ra ý kiến chính thức. Nhà máy chưa có sai phạm ảnh hưởng đến môi trường nên đề nghị người dân cần bình tĩnh và dừng ngay việc lên Quốc lộ 1 chặn xe để phản đối", ông Thanh nói.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 16/3, có khoảng 100 người dân ở xã Mỹ An đã tập trung chặn xe trên Quốc lộ 1 (đoạn qua thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ) để phản đối dự án và đề nghị phía huyện phải ký cam đoan dừng dự án nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Dịch vụ thủy sản Thảo Loan. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và UBMTTQVN tỉnh Bình Định cũng đã trực tiếp đến hiện trường, cùng lắng nghe ý kiến và đối thoại với người dân.Vụ việc đã khiến giao thông trên Quốc lộ 1 tại vị trí này bị ách tắc, gián đoạn suốt 7 giờ đồng hồ liền.
Trước đó, ngày 26/2, cũng người dân xã Mỹ An cũng kéo đến tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn huyện Phù Mỹ, ngồi dàn thành hàng ngang để phản đối dự án chế biến thủy sản nói trên, gây ách tắc giao thông.
Trước tình trên, UBND tỉnh Bình Định có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ chỉ đạo tạm dừng việc thi công xây dựng công trình Nhà xưởng sản xuất chế biến thủy hải sản của Công ty TNHH Dịch vụ thủy sản Thảo Loan tại xã Mỹ An, chờ kết quả kiểm tra, khảo sát đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chức năng của tỉnh.
Doãn Công
Theo Dantri