Tiêu chuẩn kỹ thuật NFT của Tencent được Liên Hiệp Quốc phê duyệt
Dự án về khung kỹ thuật cho các mã thông báo không thể thay thế (NFT) do Tencent Holdings đứng đầu đã được cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc phê duyệt.
Theo South China Morning Post, dự án NFT của Tencent gọi là “khuôn khổ kỹ thuật cho các dịch vụ thu thập kỹ thuật số dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT)”. Đây là tiêu chuẩn về NFT đầu tiên được Liên minh Viễn thông Quốc tế, cơ quan của Liên Hiệp Quốc về công nghệ thông tin và truyền thông, phê duyệt.
Dự án còn có sự tham gia của Ant Group, chi nhánh công nghệ tài chính của Alibaba, và những bên khác, bao gồm Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, Phòng thí nghiệm Chiết Giang, Đại học Chiết Giang và một trung tâm đổi mới do chính quyền tỉnh Chiết Giang thành lập.
“Tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích xác định kiến trúc kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, yêu cầu chức năng và yêu cầu bảo mật cho các bộ sưu tập kỹ thuật số dựa trên blockchain. Nó có thể giúp thúc đẩy sự đồng thuận và hiểu biết chung trên toàn thế giới về việc hình thành khung kỹ thuật cho bộ sưu tập kỹ thuật số”, Tencent viết trong một tuyên bố công bố hôm 8.2.
Dự án tiêu chuẩn NFT của Tencent gọi là “khuôn khổ kỹ thuật cho các dịch vụ thu thập kỹ thuật số dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT)”
Video đang HOT
NFT, thường có cách gọi thay thế là “bộ sưu tập kỹ thuật số” ở Trung Quốc, là đơn vị dữ liệu không thể hoán đổi cho nhau, được lưu trữ trên một chuỗi khối (blockchain), có thể bán và giao dịch. Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán, một bản ghi kỹ thuật số đảm bảo tính trung thực và bảo mật của bản ghi dữ liệu mà không cần bên thứ ba tham gia. Blockchain được sử dụng cho các loại tiền điện tử phi tập trung như Bitcoin và duy trì hồ sơ an toàn của những giao dịch tương tự trên mạng.
NFT của Trung Quốc không sử dụng blockchain công khai, phi tập trung vì chính phủ đã cấm tiền điện tử. Nước này đang phát triển mạng lưới riêng để hỗ trợ các bộ sưu tập kỹ thuật số, đặt trên các blockchain được kiểm soát tại địa phương và phải được mua bằng nhân dân tệ. Blockchain Services Network (BSN) do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đã triển khai cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc thực hiện các dự án NFT không liên quan đến tiền điện tử.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đang cung cấp NFT được xây dựng trên các blockchain liên hợp của họ. Chúng khác với blockchain công khai được sử dụng để hỗ trợ các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum. Chúng là sự kết hợp của blockchain công khai và riêng tư, được giám sát bởi các tổ chức tập trung mà không có sự tham gia của công chúng.
Các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm Bilibili, Tencent, Alibaba, JD.com, Baidu, Xiaomi và Xiaohongshu, đều bán bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng mình. Tháng 7.2021, nhóm blockchain Zhixin Chain của Tencent là đơn vị đầu tiên ở đại lục ra mắt dịch vụ kỹ thuật thu thập kỹ thuật số “Meta-Artifact Protocol”.
Tencent giới thiệu bộ tiêu chuẩn NFT đầu tiên được Liên Hiệp Quốc phê duyệt, nhưng chưa chắc thế giới đã mua được
Thay vì được xây dựng trên các blockchain công khai như thế giới, các NFT Trung Quốc được xây dựng trên những blockchain tập trung do địa phương kiểm soát.
Những hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia vào sân chơi NFT, nhưng theo cách làm riêng của họ. Mới đây hãng Tencent Holdings cùng hợp tác với Ant Group và một số tổ chức khác đã phát triển nên một dự án nền tảng kỹ thuật cho các NFT và được công ty cho biết đây là dự án tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên về token kỹ thuật số được Liên Hiệp Quốc chấp thuận.
Có tên gọi "Bộ khung kỹ thuật cho các dịch vụ sưu tập kỹ thuật số dựa trên công nghệ sổ cái phân tán", dự án này đã được phê duyệt bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế, một cơ quan Liên Hợp Quốc về các công nghệ viễn thông và thông tin.
Ở Trung Quốc, các NFT thường được biết đến như "các bộ sưu tập kỹ thuật số", là các đơn vị dữ liệu không thể thay thế được lưu trữ trên blockchain, để có thể mua bán trao đổi. Nhưng nếu như các dự án NFT trên thế giới thường sử dụng các blockchain công khai, phi tập trung - thường là trên các đồng tiền mã hóa - thì các NFT ở Trung Quốc lại được đúc trên các blockchain tập trung, do địa phương kiểm soát và phải được mua bán bằng đồng Nhân dân tệ.
Những điều tưởng chừng ngược đời này là vì lệnh cấm ngặt nghèo của chính phủ Trung Quốc đối với tiền mã hóa. Ngoài ra do buộc phải mua bán bằng đồng Nhân dân tệ, các NFT được tạo ra tại Trung Quốc khó có thể được mua bán trên thị trường quốc tế cũng như ngược lại.
Hiện tại, mạng lưới dịch vụ blockchain (BSN: Blockchain Services Network) do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã triển khai cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc đưa các dự án NFT mà không liên quan đến tiền điện tử.
Được dẫn dắt bởi Tencent, dự án này cũng được sự hỗ trợ bởi nhiều công ty, trường đại học và tổ chức khác, bao gồm Ant Group, Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, Đại học Bưu điện Bắc Kinh và Phòng Thí nghiệm Chiết Giang, Đại học Chiết Giang và Alibaba Group.
" Tiêu chuẩn kỹ thuật nhắm đến việc chỉ rõ kiến trúc kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, các yêu cầu chức năng và yêu cầu bảo mật dành cho các bộ sưu tập kỹ thuật số dựa trên blockchain và nó có thể giúp thúc đẩy sự đồng thuận và hiểu biết chung trên toàn thế giới về việc hình thành khung kỹ thuật cho các dịch vụ sưu tập kỹ thuật số." Tencent cho biết trong tuyên bố của mình vào thứ Ba vừa qua.
Bản thảo đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 và bản thảo cuối cùng sẽ được hoàn thành vào năm tới, trước khi được đệ trình chính thức.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đang cung cấp NFT được xây dựng trên các blockchain liên hợp với nhau. Chúng khác biệt hoàn toàn với các blockchain công khai được sử dụng để hỗ trợ cho các đồng tiền mã hóa ví dụ như Bitcoin hay Ethereum. Các blockchain liên hợp của Trung Quốc là một hỗn hợp giữa blockchain riêng tư và công khai, được giám sát bởi các tổ chức tập trung và không có sự tham gia của công chúng.
Các hãng công nghệ Trung Quốc bao gồm Bilibili, Tencent, Alibaba, JD.com, Baidu, Xiaomi và Xiaohongshu đều bán các bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng mình. Vào tháng 7 năm 2021, nhóm blockchain của Tencent, Zhixin Chain là đơn vị đầu tiên ở Trung Quốc ra mắt dịch vụ kỹ thuật sưu tập kỹ thuật số có tên "Meta-Artifac Protocol", làm nền tảng cho hơn 30 dự án của R-Space thuộc Xiaohongshu.
Xây 20 năm phá huỷ trong 1 giờ: Jack Ma khiến vốn hóa Alibaba bốc hơi 380 tỷ USD sau 1 năm, các mảng kinh doanh béo bở lần lượt bị cắt xé Còng lưng xây dựng suốt 20 năm, chỉ mất chưa tới 1 giờ cùng 1 bài phát biểu để Jack Ma phá huỷ Alibaba. Tờ CNN đưa tin, giá cổ phiếu của Alibaba lại tiếp tục sụt giảm vào thứ hai sau khi Financial Times đưa tin rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch chia tách Alipay, ứng dụng thanh toán cực kỳ...