Tiêu chuẩn khác lạ khi chọn Hoa hậu của người Nhật
Xưa nay, tiêu chuẩn về nhan sắc của người Nhật vốn nổi tiếng khác biệt so với thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Họ có những thước đo chẳng giống ai về tất thảy hạng mục.
Không mặn mà với vẻ đẹp chuẩn quốc tế
Trong thời buổi khi mà vẻ đẹp chuẩn quốc tế “lên ngôi”, thế nhưng người Nhật vẫn tỏ ra xa lạ hoặc thờ ơ. Năm 2014, công chúng té ngửa khi chiêm ngưỡng dung nhan Hoa hậu Quốc tế Nhật Bản – Rira Hongo. Đôi mắt xếch, chiếc mũi khoằm, chiếc cằm nhọn và biểu cảm cứng đơ của cô gái khiến nhiều người không tin nổi đó là người sẽ đại diện cho Nhật Bản tham dự Hoa hậu Quốc tế toàn cầu.
Người đẹp Ayano Yamada đăng quang Hoa hậu Trái đất Nhật Bản
Ngay cả người dân Nhật cũng hoang mang, dao động trước con mắt thẩm mỹ của những người cầm cân nảy mực của cuộc thi.
Tưởng rằng áp lực dư luận sẽ khiến các chuyên gia sắc đẹp thay đổi cách thẩm định nhan sắc nhưng rồi đến năm 2015, cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Nhật Bản lại tiếp tục chọn được một hoa hậu với ngoại hình gây nhiều tranh cãi. Cô gái này có khuôn miệng, hàm răng không được đẹp và thân hình xương xẩu đến khó tin.Nhưng ít ra, khi không cười trông cô còn khá khẩm hơn cô bạn Ayano Yamada đăng quang Hoa hậu Trái đất Nhật Bản cùng năm đó. Cô hoa hậu Trái đất này trông già dặn, khuôn miệng rộng với hàm răng khấp khểnh, ố vàng. Cô gái bị mỉa mai là “đẹp một cách nguyên sơ”.
Năm 2015 được ví như năm “sa mạc” sắc đẹp của Nhật Bản khi chẳng một người đẹp đăng quang trong các cuộc thi hoa hậu của nước này nhận được cái gật đầu của công chúng. May ra chỉ có Hoa hậu Thế giới Nhật Bản – Chika Nakagawa là còn chấp nhận được. Nhưng cô gái cũng chỉ ghi điểm ở vẻ xinh xắn, mặn mà nhưng chưa đủ rực rỡ, vượt trội để “đăng quang” trong lòng công chúng.
Loay hoay tìm về thời hoàng kim
Dường như sau áp lực của dư luận, người Nhật đã nhận ra cần phải thay đổi cách nhìn nhận về tiêu chuẩn nhan sắc. Họ bắt đầu để ý đến những cô gái có vẻ đẹp pha trộn, đa chủng tộc. Năm 2016, người Nhật chọn được những hai người đẹp lai để trao vương miện: Người đẹp Ariana Miyamoto lai Mỹ – Nhật Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản.
Hoa hậu Ariana Miyamoto
Công bằng mà nói, Ariana Miyamoto có vẻ đẹp rạng rỡ, nóng bỏng nhưng với nước da nâu, khuôn miệng rộng khi đi thi quốc tế, không ai dám chắc rằng ban tổ chức có đọc nhầm quốc gia mà cô gái đại diện hay không?
Video đang HOT
Năm 2016 và 2017 tiếp tục là những năm “đại bại” sắc đẹp của người Nhật. Một lần nữa, những người cầm cân nảy mực tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới Nhật Bản chấp nhận “đánh cược” khi trao vương miện cho cô gái mang dòng máu Ấn – Priyanka Yoshikawa. Nhưng chiều cao nổi trội không thể “cứu” cô gái khỏi làn sóng dư luận. Gương mặt già dặn và đường nét không lấy gì làm xuất sắc của Priyanka Yoshikawa khiến cô bị phản đối rằng không xứng đáng là hoa hậu.
Hoa hậu Priyanka Yoshikawa
Kế đó, khi ái nữ của ông Yorihisa Matsuno, Tổng Thư ký đảng JIP, giành chiến thắng tại Miss Nippon – một cuộc thi lâu đời của Nhật Bản được tổ chức lần đầu năm 1950, được ví là “cái nôi” của những ngôi sao giải trí, thì cuộc thi tiếp tục hứng “gạch đá” của dư luận. Mika Matsuno bị chỉ trích mặt to, cằm vuông, 3 vòng như một.
Rút kinh nghiệm từ trường hợp của hoa hậu lai Mỹ – Nhật Ariana Miyamoto, Ban giám khảo Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2016 chọn ra một hoa hậu hội tụ toàn bộ đặc trưng của người châu Á với mặt tròn, mũi tẹt, môi dày, mắt nhỏ và tiếp tục – 3 vòng như một.
Hoa hậu Momoko Abe vốn là một người mẫu nên có vóc dáng cân đối, khỏe khoắn song gương mặt khá thô, đường nét thiếu hài hòa, không được đánh giá cao.
Hoa hậu Momoko Abe Tuy vậy, làn sóng chê bai phản đối cô hoa hậu này khá yếu ớt so với những người đẹp trong các cuộc thi hoa hậu trước đó. Có vẻ như người Nhật đã có hi vọng trở lại thời hoàng kim trên trường sắc đẹp quốc tế, thời điểm các người đẹp Kurara Chibana đăng quang Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ 2006, người đẹp Riyo Mori đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2007.
Dù nhận không ít bình luận không mấy ngọt ngào từ công chúng nhưng tiêu chuẩn hoa hậu của Nhật Bản vẫn thực sự là điều khó hiểu. Tuy vậy, ít ra họ cũng chứng minh được rằng đã chọn được những người có vẻ đẹp tâm hồn, tính cách thực sự bởi những hoa hậu Nhật Bản hầu hết đều có gia thế, học hành bài bản, rất hiếm vướng phải scandal về đời tư.
Rõ ràng, người Nhật vẫn luôn khác hẳn với phần còn lại của thế giới.
Theo PNVN
Phong trào sống tối giản trong các gia đình trẻ ở Nhật
Ngày càng nhiều gia đình trẻ ở Nhật chọn lối sống đơn giản nhất có thể để giảm bớt sự lệ thuộc vào vật chất.
Naoki Numahata và con gái Ei, 4 tuổi, trong căn hộ tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Washington Post
Anh Naoki Numahata cùng vợ và con gái nhỏ sống trong một căn hộ có diện tích 40 m2 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo Washington Post, lối sống của gia đình người đàn ông 42 tuổi này còn đơn giản hơn cả các nhà tu hành.
Căn hộ của gia đình Numahata gần như trống trơn. Trong ngăn kéo tủ bếp có ba đôi đũa và hai bộ đồ ăn dành cho trẻ nhỏ. Tủ đựng thực phẩm chỉ có một ổ bánh mỳ và một hũ thủy tinh đựng mật ong.
Phòng khách không có gì ngoài một bàn uống nước, một ghế gỗ và một băng ghế dài đủ chỗ cho hai người ngồi. Cả gia đình ba người ngủ chung trên một chiếc giường. Đó gần như là tất cả đồ đạc trong nhà. Chiếc TV treo tường dường là ngoại lệ duy nhất vì anh Numahata cần sử dụng nó cho công việc thiết kế trang web.
Là người kiên trì theo chủ nghĩa sống tối giản đã nhiều năm nay, anh Numahata chỉ có một đôi quần dài, 4 chiếc áo sơ mi, 4 cái áo phông, 4 đôi tất và 5 bộ đồ lót. Con gái nhỏ Ei, 4 tuổi, cũng chịu ảnh hưởng từ lối sống của người cha. Cô bé chỉ có hai bộ váy dành cho dịp đặc biệt và hai ngăn kéo nhỏ đựng quần áo mặc hàng ngày. Tất cả đồ chơi mà Ei có gói gọn trong một chiếc rổ, bao gồm một con búp bê, một hộp thiếc in hình nhân vật hoạt hình Minion, một cái yo-yo, một con quay và vài chiếc ôtô chạy cót.
'Sống đơn giản cho đời thanh thản'
Danshari, trong tiếng Nhật có nghĩa là tiến tới lối sống tối giản, bao gồm ba ký tự Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa). Phong cách sống Danshari bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật từ sau thảm họa động đất sóng thần tháng 3/2011 cướp đi hàng nghìn sinh mạng.
"Khoảng 30-50% thương vong trong các trận động đất xảy ra do đồ đạc rơi vỡ. Nếu sống trong các phòng ít đồ, mọi người sẽ bớt được nỗi lo này", Numahata nói.
Nhiều người theo đuổi cách sống Danshari với mục đích giúp cuộc sống trở nên đơn giản, không mất nhiều thời gian cho việc dọn dẹp và mua sắm đồ đạc.
Một số khác nhận thấy sau khi rũ bỏ vật chất, những điều họ thật sự yêu thích và trân trọng trong cuộc đời sẽ thật sự trở nên rõ ràng. Chẳng hạn như họ sẽ gặp gỡ bạn bè nhiều hơn hoặc đi du lịch thường xuyên hơn thay vì lãng phí thời gian vào việc mua sắm liên miên và chất đầy nhà những thứ mình không thực sự thích hoặc cần.
"Con người trong xã hội hiện đại lúc nào cũng thèm muốn sở hữu vật chất nhiều hơn nữa mà không thực sự cân nhắc đến hoàn cảnh sống của mình", Hideko Yamashita, người cổ vũ cho chủ nghĩa Danshari suốt nhiều năm qua, nhận định.
"Khi sống theo chủ nghĩa Danshari, bạn sẽ phải quyết định rũ bỏ những thứ khiến mình vướng bận", bà Yamashita so sánh việc dọn dẹp nhà cửa cũng giống như dọn dẹp tâm trí.
Theo bà, lối sống Danshari đơn giản, khiêm tốnvà thân thiện với môi trường ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo phương Đông, nhất là Thiền định trong Phật giáo. Thế hệ người Nhật sinh ra sau Thế chiến II như bà Yamashita thường có thói quen tích trữ đồ đạc trong nhà phòng khi cấp thiết. Thậm chí, có trường hợp cực đoan đến mức cất giữ 300 chiếc túi nylon mua sắm.
Bà Yamashita cho rằng việc tích trữ vật chất chính là nguyên nhân khiến nhiều người Nhật không cảm thấy hạnh phúc và rũ bỏ những đồ vật hữu hình sẽ giúp họ thoát khỏi những ràng buộc vô hình.
Ít hơn là nhiều hơn
Giỏ đồ chơi của cô bé Ei đặt trên sàn nhà. Ảnh: Washington Post
"Năm con gái tôi mới ra đời, nhà cửa lúc nào cũng lộn xộn. Tôi chỉ muốn nhà mình trông gọn gàng như các ngôi nhà in trên tạp chí. Thế là tôi vứt bớt đồ đạc đi và thực sự cảm thấy thích cảm giác tự do sau đó", anh Numahata nói.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa, Numahata pha cho vợ một cốc cà phê. Cô thưởng thức nó trong một căn phòng trống trơn và bất giác cảm thấy vị cà phê rõ ràng hơn bao giờ hết. Theo Numahata, vợ anh thấy cà phê ngon hơn là bởi vì lúc đó cả môi trường sống và tâm trí của hai vợ chồng đã được dọn dẹp thông thoáng.
Từ khi chọn cách sống tối giản, Numahata đi lại nhẹ nhàng hơn và từ tốn hơn. Gia đình anh đi chơi bên ngoài nhiều hơn. Con gái Ei cũng bắt đầu tập theo thói quen của cha mẹ. Dù mới 4 tuổi, cô bé đã biết tự dọn dẹp.
"Tất nhiên khi con bé lớn lên, nó sẽ muốn nhiều thứ hơn", Numahata nói. "Khi chúng tôi mua đồ chơi cho con, chúng tôi chỉ mua những món nho nhỏ để nhét vừa cái rổ ở nhà". Những món mà Ei không còn chơi nữa, gia đình sẽ mang tặng.
"Chúng tôi cho đi nhiều thứ mà không cảm thấy luyến tiếc. Mọi người cứ hỏi tại sao chúng tôi lại đem cho những món quà tặng như thế và nghĩ rằng việc làm đó thật lạ lùng. Nhưng đó chỉ là cách sống của chúng tôi mà thôi", Numahata tâm sự.
Theo anh Numahata, vì có ít đồ chơi nên Ei thường tự nghĩ ra cách làm cô bé vui, điều đó giúp trí tưởng tượng của bé phát triển hơn.
Bạn bè đến chơi lúc đầu thường thắc mắc vì sao nhà cửa trống trơn, nhưng sau đó nhanh chóng cảm thấy thoải mái trong không gian ít đồ đạc. "Làm trống chiếc ấm để rót nước vào, trở nên trống rỗng để đạt được toàn vẹn", Numahata trích dẫn một câu nói của Lão Tử để giải thích cảm giác dễ chịu đó.
An Hồng
Theo VNE
Bí quyết tiết kiệm giúp người Nhật trở nên giàu có Trong xã hội Nhật, vay mượn tiền của người khác là hành vi đáng xấu hổ và các gia đình áp dụng triệt để phương châm tiết kiệm trước, tiêu sau. Năm ngoái, trung bình các gia đình Nhật tiết kiệm được tới 18 triệu yên (khoảng hơn 3,6 tỷ đồng) và con số này tăng đều mỗi năm. Thói quen tiết kiệm...