Tiêu chuẩn cứng xét GS, PGS: Để không lạm phát…
Chuyên gia cho rằng cần thiết phải tuân thủ các tiêu chuẩn cứng trong việc xét chọn GS, PGS để đảm bảo chất lượng đội ngũ này.
Sau khi Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn xét công nhận giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2019, xuất hiện thông tin một nhóm nhà khoa học trẻ đã gửi thư lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự “ấm ức” với những đánh giá của hội đồng xét duyệt.
Theo đó, một số ứng viên có lý lịch khoa học sáng giá với nhiều công trình được công bố quốc tế và có bằng phát minh sáng chế; thậm chí, có người với lý lịch gần 60 bài báo quốc tế nhưng vẫn bị loại khỏi danh sách được đề nghị xét công nhận GS, PGS năm nay.
Điều này đã khiến các ứng viên cảm thấy vô cùng hoang mang, thất vọng và mong muốn được giải thích rõ lý do bị “đánh trượt”.
Trao đổi với báo chí ngày 18/11, đại diện Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, việc 7 ứng viên giáo sư, 9 ứng viên phó giáo sư – dù được hội đồng ngành/liên ngành thông qua nhưng đến vòng xét của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước vẫn bị “đánh trượt” – là do các ứng viên thiếu tiêu chuẩn cứng.
Bởi lẽ, theo quy định mới (Quyết định 37), việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư phải dựa trên 5 tiêu chuẩn cứng là có công bố quốc tế; có hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia đề tài nghiên cứu khoa học; thâm niên đào tạo và chủ trì biên soạn sách đào tạo (không bắt buộc với ứng viên phó giáo sư).
Chia sẻ quan điểm về câu chuyện này, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn khẳng định, những tiêu chuẩn cứng để xét công nhận GS, PGS là cần thiết và bắt buộc phải tuân thủ.
Phân tích cụ thể, GS Phố cho hay, ở nước ngoài, người đã được công nhận là GS, PGS rất quan trọng. Thường trong một bộ môn chỉ có 1 GS làm trưởng bộ môn, khoảng 2-3 người là PGS, còn lại là các nhà nghiên cứu, trợ giảng.
Theo chuyên gia, việc tuân thủ các tiêu chuẩn cứng trong xét công nhận GS, PGS là cần thiết để đảm bảo chất lượng các chức danh này
Một thời gian dài ở Việt Nam xảy ra tình trạng “lạm phát” GS, PGS, việc xét chọn còn thiếu nghiêm túc dẫn đến giá trị của chức danh khoa học này không đúng như kỳ vọng của người dân.
Video đang HOT
“Sự dễ dãi trong xét chọn khiến số lượng PGS và cả GS tăng vọt. Tôi biết một số trường, kể cả trường đại học lớn, ứng viên đủ 5 tiêu chuẩn nhưng chưa đến mức đầy đủ giá trị của nó vẫn được cho qua vì có cảm tình cá nhân.
Các chức danh GS, PGS là chức danh của nhà giáo, do đó ứng viên phải thực hiện song song cả 2 nghĩa vụ nghiên cứu và đào tạo, các chức danh này phải có chất lượng để xã hội, nhất là học sinh tôn trọng. Cho nên, ngoài bài báo nghiên cứu khoa học, thâm niên giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh, đã là PGS rồi thì việc tham gia biên soạn SGK là hết sức cần thiết.
Ngay các nhà giáo ở trường tư cũng vậy. Ở trường tư, các điều kiện về giảng dạy, giờ giảng, tham gia phòng thí nghiệm, trang bị về kỹ thuật…đều phải đáp ứng, cho nên các ứng viên có thể làm được, thậm chí các GS, PGS ở trường tư có thể tham gia giảng dạy ngược lại ở các trường công.
Vì lẽ đó, các tiêu chuẩn cứng là cần thiết, không nên vì lý do này kia mà du di”, GS.TSKH Phạm Phố nói.
Trước thông tin có ứng viên có nhiều công trình được công bố quốc tế và có bằng phát minh sáng chế nhưng vẫn bị loại khỏi danh sách được đề nghị xét công nhận GS, PGS, nguyên Hiệu trường trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn chỉ rõ, đánh giá GS, PGS không chỉ đánh giá về tài năng. Tài năng là một chuẩn mực khác, có thể người đó giỏi nghiên cứu, phát minh và được thưởng, được tôn vinh vì những nghiên cứu, phát minh ấy. Thế nhưng, người ấy có được công nhận là PGS hay GS hay không thì… chưa chắc.
“Như đã nói, PGS, GS là tài năng trong ngành giáo dục, được xem như chuẩn mực. Trước đây, ở ta có cái sai, đó là ứng viên là bộ trưởng, thứ trưởng thì không có trượt PGS hết. Đó là vì người ta đã bỏ qua yêu cầu nghiên cứu khoa học, bỏ qua các bài báo quốc tế.
Bây giờ quy định lại, phải giới hạn các quan chức nghiễm nhiên được công nhận là PGS, anh có đủ tiêu chuẩn thì được đưa vào “barem” đó.
Ở các nước, các nhà nghiên cứu, ngoài PGS, GS thì có nghiên cứu viên chính và giám đốc nghiên cứu. Tài năng đánh giá ở chỗ này. Nhiều người rất giỏi nhưng không vào thang bậc đó, cho nên phải rõ ràng, nếu chen được thì ai cũng muốn chen vào”, GS.TSKH Phạm Phố nêu rõ.
Thành Luân
Theo baodatviet
Niềm vui mới của người giảng viên bán hủ tiếu
31 tuổi, Lý Kim Hà, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, vừa được Hội đồng giáo sư Nhà nước công nhận là PGS trẻ nhất năm 2019.
Gặp gỡ sau giờ làm việc, ấn tượng đầu tiên của tôi về Hà là một người hết sức giản dị và gần gũi.
Trưởng thành từ gánh hủ tiếu
Lý Kim Hà lớn lên trong một gia đình lao động bình thường ở quận 8 TP.HCM. Đó là một gia đình đã 3 đời bán hủ tiếu. Hà là con cả trong gia đình, sau là 2 cô em gái. Từ nhỏ, anh em Hà đã gắn với việc bán hủ tiếu của gia đình.
"Ngày đi học, thỉnh thoảng sáng sớm em dậy bê hủ tiếu cho bố mẹ. Mãi tới lúc học đại học, đêm về em vẫn bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. Nhưng em biết ơn vì điều đó. Có lẽ vậy mà em thấy mình siêng năng hơn"- Hà cười.
Lý Kim Hà, được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhân đạt chuẩn phó giáo sư trẻ nhất năm 2019
Có lẽ cuộc sống vất vả, lại siêng năng nên Hà sớm biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. Mỗi ngày, Hà đều đặt ra danh sách việc cần làm và tôn trọng để hoàn thành đúng mức. "Có lẽ nguyên tắc lớn nhất của em là sự chính xác thời gian. Em không "cao su", nên mọi việc đều hoàn thành đúng tiến độ".
Bây giờ, những lúc rảnh rỗi và vắng người giúp việc, Hà vẫn bưng bê bán hủ tiếu cho bố mẹ.
"Hủ tiếu đã nuôi em, thậm chí bây giờ nuôi cả con em nữa".
Tuy nhiên, tân phó giáo sư trẻ nhất cũng đùa "có lẽ em đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu của cố, ông bà, bố mẹ; nhưng chắc mọi người sẽ vui vì em đã thoát được một nghề cơ cực.
Một điều đặc biệt ở Lý Kim Hà là cậu cũng không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó sẽ lấy mất thời gian quý giá. Cậu bảo muốn liên lạc gì chỉ cần nghe gọi, hoặc đã có mạng internet. Chiếc điện thoại cùi bắp từ thời sinh viên vẫn gắn với Hà như gợi lại những ngày gian khó. "Thú thực thì em vẫn dùng smart phone nhưng chỉ dùng sau 8h tối vì sợ chiếm mất thời gian" - cậu nói.
Hà nói rằng, để có được những ngày hôm nay, khi ngồi trên ghế nhà trường hãy làm việc nghiêm túc và có lòng tự trọng.
Vợ chồng hụt hẫng với tháng lương đầu tiên của một tiến sĩ 4 triệu đồng
Lý Kim Hà không đặt con đường cho nghiên cứu khoa học. Năm 2006, khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán-Tin học, Hà cũng như bao sinh viên khác chỉ nghĩ học để sau này có công việc và thoát cơ cực. Chỉ tới năm thứ hai, được thầy cô định hướng thì mới manh nha đi theo con đường toán học và có tham vọng học xong đại học sẽ tiến xa hơn.
"Có lẽ người em biết ơn nhất là anh Trần Vũ Khanh. Nhờ anh ấy mà em có được một suất học bổng 3 năm ở Ý khi kết thúc đại học và có được ngày hôm nay"- cậu hàm ơn.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân. Ở miền Nam, chỉ có môi trường học thuật của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM mới phù hợp với hướng nghiên cứu mà Hà theo đuổi. Thế nhưng, cơ chế trong nước không như những gì cậu nghĩ.
"Cầm tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng cùng với hơn 400 ngàn phụ cấp thú thực vợ chồng em hụt hẫng. Tất nhiên, gom cả tiền giảng dạy thì em cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ em đang mang bầu và em đã phải tính toán chi li để cho các khoản từ bỉm sữa cho con"- Hà kể.
Hà bảo, những tháng ngày đó, cậu sống bằng tiền dư thừa của học bổng tiến sĩ. Số tiền dư thừa này giúp Hà và vợ sống qua những tháng đầu tiên đồng lương ít ỏi.
Dần dà, Hà biết tới những hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học cơ bản của ĐH Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM. Những dự án này đã mang tới cho Hà nguồn thu từ nghiên cứu khoa học. Hiện tại cuộc sống đã ổn định, vợ Hà đang đi học nghiên cứu sinh ở Thái Lan, còn cậu vừa một mình ở nhà vật lộn với con nhỏ.
""Em biết ơn bố mẹ đã giúp giữ cháu. Hiện ông bà cũng nấu ăn cho em nữa nên không phải lo ăn uống này nọ. Đó là điểm tựa lớn nhất cho em".
Một ngày của Hà bắt đầu bằng việc đưa đưa con tới trường mẫu giáo sau đó đi bơi, nghiên cứu và chiều lên lớp, nghiên cứu khoa học.
Lý Kim Hà cho hay, sau 5 năm muốn thử con đường vạch ra đã đúng chưa thông qua sự tín nhiệm hội đồng các cấp, việc nộp hồ sơ phó giáo sư chỉ là cách xem con đường mình đi đã đúng chưa, nên khi được công nhận thì Hà sẽ đi tiếp con đường của mình chứ không phải là điều gì quá lớn lao. Do vậy sắp tới Hà sẽ phấn đấu để tiếp tục giải quyết nhưng bước tiếp theo như xây dựng nhóm nghiên cứu....
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Những điều đặc biệt ở các ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm nay Có 2 ứng viên được Hội đồng giáo sư nhà nước công bố đạt tiêu chuẩn giáo sư năm 2019 sinh năm 1981, mới 38 tuổi. Ứng viên GS cao tuổi nhất sinh năm 1944 (75 tuổi). Ứng viên GS Nguyễn Khánh Diệu Hồng (bên phải ảnh). Trong 2 ngày (10, 11/11), Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã tổ chức kỳ họp...