Tiêu chết trắng, người trồng bỏ nhà trốn nợ

Theo dõi VGT trên

Hai huyện Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được mệnh danh là “thủ phủ hồ tiêu” của Tây Nguyên, nơi có nhiều tỷ phú nông dân nhất cả nước. Tuy nhiên, mọi chuyện đã bắt đầu đổi khác khi thời gian gần đây, nhiều diện tích tiêu bị chết trắng, khiến nhiều người lâm nợ nần, phải bỏ nhà tha hương làm ăn…

Tan tác thủ phủ tiêu

Tin nhiều người trồng tiêu ở Chư Sê và Chư Pưh lâm nguy, nợ nần chồng chất khiến tôi giật mình. Còn nhớ, cuối niên vụ 2015-2016 giá tiêu vẫn ở mức cao chót vót, hơn 200.000 đồng/kg, chưa kể bà con đã có nhiều năm tích lũy từ cây tiêu, vậy sao lại có chuyện khó tin này? Để tìm hiểu thực hư, tôi đã đến các xã Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ của huyện Chư Pưh và những gì tận mắt thấy khiến tôi bàng hoàng. Sau những ngôi biệt thự đủ màu sắclà những vườn hồ tiêu đã héo khô, trơ cọc dưới cái nắng như quạt lửa mùa khô…

Tiêu chết trắng, người trồng bỏ nhà trốn nợ - Hình 1

Hồ tiêu chết hàng loạt khiến nhiều nông dân lâm nợ. L.K

Ông Lưu Trung Nghĩa – Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết: “UBND huyện đã làm việc với các ngân hàng đề xuất cho người dân trồng tiêu được dãn nợ, vay mới để vượt qua giai đoạn khó khăn, tuy nhiên việc khoanh nợ thuộc thẩm quyền cấp bộ, Chính phủ chứ ngân hàng không quyết được. Hiện tổng dư nợ trong dân trên địa bàn huyện đã lên tới 1.200 tỷ đồng”.

Ngồi trong nhà nhìn ra vườn tiêu chỉ còn lác đác vài trụ, bà Nguyễn Thị Vân (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) nghẹn lời kể: “Nhà tui ở Nghệ An, vì làm ăn khó quá nên mới dắt nhau vào đây lập nghiệp. Hồi đầu thấy đất đai màu mỡ, làm cái chi cũng có tiền nên ham lắm. Đặc biệt là từ khi trồng được cây hồ tiêu thì kinh tế gia đình thay đổi hẳn, có của ăn của để. Nhà tui có 4.000 trụ tiêu, mỗi năm thu hoạch 4-5 tấn, hàng năm có vài trăm triệu bỏ túi nhẹ nhàng. Năm vừa rồi tôi vay ngân hàng 300 triệu đồng, rồi vay thêm bên ngoài 200 triệu nữa để xây căn nhà gần 2 tỷ đồng. Cứ tưởng mọi chuyện xuôi chèo mát mái, nào ngờ nhà vừa xây xong thì hồ tiêu đồng loạt rụng khớp, trụi lá, cả vườn chỉ còn vài cây. Nhìn cảnh tiêu chết mình cũng muốn bệnh theo”.

Bây giờ, để có tiền trả lãi ngân hàng và trang trải chi phí cho gia đình hàng ngày, bà Vân đành phải… nhổ trụ tiêu đã trồng lâu nay mang đi bán. “Mình mua vào giá trên 200.000 đồng/trụ, nay nhổ đi bán chừng 100.000 đồng/trụ thôi, thế mà tìm người mua cũng khó. Giờ dân ở đây có tiền thì lo cho nồi cơm trước đã, ai còn sức đâu mà mua trồng mới” – bà Vân than thở.

Video đang HOT

Theo ông Nguyễn Duy Trung – Trưởng thôn Thủy Phú (xã Ia Blứ), chuyện tiêu chết hàng loạt là tình trạng chung của nhiều vườn tiêu trong khu vực. Theo thống kê sơ bộ, đã có đến 80% vườn hồ tiêu bị chết. Còn theo ông Nguyễn Long Khánh – Phó Trưởng phòng NNPTNT Chư Pưh, qua thống kê, toàn huyện Chư Pưh có 2.800ha hồ tiêu thì đã có 300ha tiêu chết.

Tương tự, huyện Chư Sê có khoảng 3.750ha hồ tiêu thì năm 2016 đã có 350ha bị chết, giảm 25% sản lượng… Theo ngành nông nghiệp các địa phương, tiêu chết do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do hạn hán, nấm bệnh và một phần do bà con dùng phải thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả. Không ít vườn tiêu đang tươi tốt, bón phân xong thì dần rụng đốt rồi chết.

Bỏ nhà đi trốn nợ

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Vang – Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ cho biết: Cách đây 3-4 năm, xã Ia Blứ là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, tỉnh. Nay tiêu chết hàng loạt, kéo từ năm trước sang năm sau nên gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Nhiều hộ dựa vào hồ tiêu vay vốn để xây nhà, giờ vỡ nợ; thậm chí có người phải bán nhà, bán đất, bỏ đi làm ăn xa. Trước đây, chính quyền đã có khuyến cáo người dân tính toán kỹ khi trồng tiêu ồ ạt, nhưng người dân vẫn cố trồng bằng mọi giá.

Ông Khương Văn Tỵ – Trưởng thôn Thiên An thở dài ngao ngán: “Nếu năm 2010-2013, người dân xây nhà ào ào thì nay có đến 2/3 số hộ có hồ tiêu lâm vào cảnh điêu đứng. Tiêu chết khiến nhiều hộ không có thu nhập, lâm vào cảnh túng quẫn, treo bảng bán đất cũng không ai mua, dù so với trước đây giá đất đã hạ xuống gần một nửa. Một số hộ nợ nần nhiều, không có khả năng trả nợ ngân hàng thì bỏ nhà trốn… Vào mùa này, thanh niên ở đây đa phần vào TP. HCM làm thuê chứ ở nhà không có việc gì làm. Ngay cả 2 đứa con tôi cũng phải đi làm ăn xa bởi nhà tôi có 1.000 trụ tiêu, song nay chỉ còn đất trắng vì tiêu đã chết cả”.

Ông Tỵ còn cho biết, những hộ không có khả năng trả nợ, bỏ đi khỏi địa phương đều “cắt đứt liên lạc”. Như tại xã Ia Blứ, hộ anh N.N.K (thôn Thiên An) bỏ đi từ nhiều tháng nay, hộ anh M.T.S (thôn Thủy Phú) vay 350 triệu đồng để xây nhà, xong xuôi thì 2.000 trụ tiêu chết khiến vợ chồng phải kéo vào TP.HCM làm ăn… “Nếu tình trạng này kéo dài thì nhiều hộ dân là chủ nhà nhưng không phải người giữ chìa khóa nữa, mà là ngân hàng. Riêng thôn tôi đã có trên 80% số hộ vay vốn ngân hàng. Một khi ngân hàng làm căng, bắt trả đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi vào tháng 3 này thì nhiều người sẽ mất nhà. Mong nhất của bà con bây giờ là được ngân hàng cho dãn hoặc khoanh nợ” – ông Tỵ nói.

Theo Danviet

Trồng tiêu ồ ạt, nhà nông "ngậm đắng"

Mưa kéo dài bất thường vào thời điểm cuối năm 2016 đã khiến hàng trăm ha tiêu của người dân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bị chết vì ngập úng, thối rễ. Tình trạng này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn cùng...

Hàng trăm tỷ trôi theo lũ

Sau khi lũ rút, hơn 700 trụ tiêu của gia đình anh Đào Xuân Hùng (thôn 2A, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, Đăk Lăk) bỗng trở thành một bãi hoang tàn, nhếch nhác. Gần phân nửa vườn tiêu bắt đầu héo khô, lá và những chùm quả non rụng đầy dưới đất. Mặc dù vợ chồng anh Hùng ra sức cứu vườn tiêu bằng những loại thuốc bảo vệ thực vật đắt tiền nhưng tình trạng tiêu chết vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày.

Trồng tiêu ồ ạt, nhà nông ngậm đắng - Hình 1

Hàng trăm ha tiêu trồng ngoài quy hoạch ở Đăk Lăk bị chết khô do mưa lụt. Ảnh: Duy Hậu

Anh Hùng cho biết, nếu thuận lợi, vụ tiêu này gia đình cầm chắc 300 triệu đồng. Thế nhưng giờ đây, gần nửa vườn tiêu không thu hoạch được hạt nào, lại cộng thêm hàng trăm trụ tiêu bị chết khô khiến anh Hùng mất trắng nửa tỷ đồng. "Gia đình định thu hoạch vụ tiêu lấy tiền trả nợ, không ngờ giờ đây nợ chồng thêm nợ"- anh Hùng chua xót nói.

Cùng thôn với anh Hùng, gia đình bà Phan Thị Sim cũng lâm vào cảnh khóc dở mếu dở khi toàn bộ vườn tiêu đang kinh doanh với hơn 300 trụ bỗng nhiên chết trụi. "Tôi phải vay mượn một số vốn lớn để đầu tư vào vườn tiêu, thế nhưng vừa đến kỳ thu hoạch chúng đã chết sạch, giờ chẳng biết lấy tiền đâu mà trả nợ"- bà Sim nói.

Cũng theo bà Sim, trận mưa lũ bất thường vào cuối năm 2016 đã khiến hàng chục gia đình trồng hồ tiêu khác ở Ea Ô lâm vào cảnh tay trắng. "Từ đây xuống dưới kia, nhà nào cũng có tiêu chết, nhà mất ít vài trăm trụ, nhà thiệt hại nặng lên đến cả ngàn trụ" - bà Sim cho biết.

Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Ea Kar, trong đợt mưa lũ cuối năm 2016, chỉ tính riêng cây hồ tiêu, nông dân tại các xã Ea Ô, Cư Bông, Cư Yang, Ea K'mút, Ea Păl... đã mất khoảng 100 tỷ đồng do hàng trăm ha bị ngập úng. Còn theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, diện tích hồ tiêu bị hư hại trong đợt mưa lũ cuối năm 2016 đã khiến bà con nông dân bị thiệt hại hơn 200 tỷ đồng với khoảng 700ha tiêu bị hư hỏng (trong đó có hơn 400ha bị mất trắng).

Hệ quả trồng không theo quy hoạch

Trồng tiêu ồ ạt, nhà nông ngậm đắng - Hình 2

Theo bà Phan Thị Sim, thực ra hầu hết nông dân trong xã khi đầu tư trồng tiêu đều biết trước nguy cơ trắng tay, bởi hầu hết các diện tích này đều nằm dọc bờ sông, đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo không trồng tiêu. Song vì việc sản xuất hoa màu quá bấp bênh nên nông dân vẫn chấp nhận "đặt cược" cho canh bạc quá nhiều rủi ro này. "Nếu thuận lợi, chỉ cần thu hoạch được vài năm là có lãi, vì vậy gia đình mới làm liều, ai ngờ trời lại không thương!" - bà Sim khổ sở nói.

Ông Hồ Tấn Cư - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ea Kar cũng cho biết, thiệt hại của nông dân hiện nay thực ra đã được cảnh báo trước. Bởi cây hồ tiêu tuy rất cần nước nhưng không thể chịu được ngập úng. Vì vậy ở tất cả các vùng trũng, huyện đã nhiều lần khuyến cáo nông dân không phát triển cây tiêu. Song suốt thời gian dài vừa qua hồ tiêu được giá, vì lợi nhuận quá hấp dẫn từ cây tiêu mà nông dân đổ xô trồng, bỏ qua khuyến cáo của ngành.

Theo ông Huỳnh Quốc Thích - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, trước tình trạng hồ tiêu ngập úng, chết hàng loạt, bà con cần nhanh chóng tìm biện pháp đào rãnh để thoát nước nhằm bảo vệ vườn tiêu. Về lâu dài, đối với những vùng trũng, thấp nông dân nên chuyển sang trồng cây hàng năm. Một hướng đi có thể đem lại thu nhập cao cho bà con, đó là trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi bò, trồng các loại ngô lúa làm thức ăn cho chăn nuôi. Thực tế cho thấy nhu cầu về thức ăn cho gia súc vẫn đang rất lớn, là thị trường có tiềm năng.

Sâu bệnh hại hàng nghìn ha hồ tiêu Thời gian gần đây, giá tiêu hạt ở vùng Tây Nguyên chỉ còn từ 129.000 - 130.000 đồng/kg, giảm gần 100.000 đồng/kg so với đầu năm 2016. Mặc dù tiêu hạt rớt giá nhưng nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn mở rộng diện tích cây hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Sở dĩ có tình trạng này, theo bà con là vì mặc dù giá tiêu hạt đang giảm nhiều so với hồi đầu năm 2016, nhưng vẫn lãi gấp nhiều lần so với các loại nông sản khác, kể cả giảm xuống chỉ còn 50.000 đồng/kg thì cũng vẫn có lãi. Thực tế, vốn trồng tiêu ban đầu không cao hơn cà phê bao nhiêu, nhưng sau 3 năm bắt đầu thu bói và với giá cả như hiện nay thì đến năm thứ 5, với năng suất bình quân 3 - 4 tấn tiêu hạt/ha là bà con đã có thể thu lãi cả tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, cũng ở Tây Nguyên, đã có không ít gia đình do trồng tiêu chạy theo phong trào, bố trí cây tiêu không thích hợp với vùng đất, trồng tiêu giống không đảm bảo nên tiêu bị dịch bệnh, gây thiệt hại lớn. Chỉ riêng tại Đăk Lăk, trong năm 2016 đã có gần 900ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Các tỉnh Gia Lai và Đăk Nông, mỗi địa phương cũng có từ 600 đến gần 1.000ha hồ tiêu bị sâu bệnh hại làm chết hàng loạt...

Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đều vượt xa quy hoạch, kế hoạch trồng tiêu. Cụ thể toàn vùng đang có trên 52.000ha tiêu, tăng gần 19.000ha so với năm 2013. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Đăk Lăk mới có 15.000ha tiêu nhưng hiện nay đã có trên 25.000ha; tỉnh Đăk Nông cũng đã vượt 10.000ha theo quy hoạch đến năm 2020.

Thiên Ngân

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Có thể bạn quan tâm

'Pogba là thương vụ ít rủi ro cho MU'

Sao thể thao

19:28:11 20/11/2024
Cựu hậu vệ Wes Brown nhận định rằng HLV Ruben Amorim nên cân nhắc đưa Paul Pogba trở lại Old Trafford ở thời điểm này.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

Thế giới

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng

Netizen

19:27:12 20/11/2024
Sự lựa chọn nào cũng cần có sự yêu thích, sau đó là cố gắng và nỗ lực mỗi ngày thì mới làm tốt và khiến mình thấy hạnh phúc , Thành Thái nói.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.