Tiêu chảy, ngộ độc vì dùng quất Tết để làm thuốc trị ho cho con
Sau khi dùng mật ong ngâm quất cảnh ngày Tết, con trai chị Dịu bị đau bụng, đi ngoài, ăn cái gì vào cũng nôn trớ.
Chị Hoàng Thị Dịu (Hoàng Mai, Hà Nội) có thói quen sau Tết nguyên đán sẽ vặt hết số quả từ trên cây quất chơi Tết xong ngâm nước uống. Thậm chí, chị còn ăn trực tiếp vỏ ngoài của loại quất này vì cho rằng tốt cho sức khỏe, có thể trị giúp trị ho. Năm trước tận dụng quất Tết để ngâm nước uống giải khát mùa hè, gia đình chị không gặp phải vấn đề gì. Vậy nhưng năm nay, số quất Tết chị vặt dùng để ngâm mật ong trị ho cho con đã khiến chị vất vả khi vừa quay trở lại công việc sau Tết.
Chả là thấy con có dấu hiệu ho khục khặc, chị Dịu cho con dùng ngay loại nước quất mật ong mà mình mới ngâm từ loại quất cảnh Tết. Không ngờ, sau khi dùng con trai bị đau bụng, đi ngoài, ăn cái gì vào cũng nôn trớ. Đi khám bác sỹ cho hay bé bị ngộ độc cấp. Theo chị Dịu chia sẻ, ngày hôm đó chị không cho con ăn món gì lạ, chỉ sau khi dùng cốc mật ong ngâm quất Tết đấy thì con mới có triệu chứng như vậy.
Không nên tiếc quất cảnh chơi Tết dùng ngâm nước uống, thuốc trị ho
Không chỉ chị Dịu mà còn rất nhiều trường hợp cha mẹ dùng quất cảnh sau Tết để làm “thuốc” trị ho cho con. Phần vì tiếc phải vứt bỏ quất đi những quả quất chín mọng, phần nghĩ quất ngâm mật ong sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo tiết lộ của những người có kinh nghiệm trồng cây cảnh, trước khi cây quất ra hoa kết trái các nhà vườn thường phải phun nhiều loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc. Để giữ được màu, bảo quản quả khỏi rụng càng tới gần ngày đi bán sẽ phun nhiều.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi cho rằng, sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ho cho con là đáng khuyến khích, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Quả quất có tác dụng chữa bệnh tốt, có thể dùng chữa ho, tiêu đờm, dễ tiêu hoá, làm giải nhiệt cơ thể khi mua hè nắng nóng…
Nhưng quất để làm siro trị ho cho trẻ cần phải sạch chứ không phải là loại quả được trồng trong điều kiện ô nhiễm, được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu độc hại. Việc tận dụng quất cảnh Tết để ngâm đường làm đồ uống giải khát mùa hè hoặc ngâm mật ong để trị ho cho con… tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.
Video đang HOT
Thường các nhà vườn khi trồng quất ngày Tết chỉ chú ý đến nhu cầu quất làm cảnh, không giải quyết làm thực phẩm nên không tránh khỏi dùng các loại hóa chất để giữ tươi lâu, đẹp quả lâu. Dư lượng hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phân bón đọng lại trên vỏ quả quất, thậm chí là ngấm vào cả bên trong quả quất qua lớp vỏ là rất lớn.
Khi siro được làm từ nguồn dược liệu bẩn thì khi cho trẻ uống sẽ trị ho không hiệu quả, còn gây họa cho con trẻ. Có thể khi mới dùng chưa nhận biết được tác hại, song càng cho trẻ uống siro lâu thì chất độc hại tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Nhiều người cho rằng rửa qua nước sạch thì dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất sẽ hết. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, điều này là rất khó. Điều này chỉ sạch phần bụi bẩn ở bên ngoài chứ không có tác dụng khử độc tố. Để an toàn cho sức khỏe, mọi người đừng vì tiếc mà tận dụng quả quất chín từ cây đã chơi Tết. Nếu có sử dụng quất để làm siro trị ho cho con cần chọn mua ở những nơi quen rõ ràng nguồn gốc, trồng tự nhiên.
Theo eva.vn
Giật mình trước những tác hại ít biết từ rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm mùa hè nhưng không phải ai cũng biết nếu quá lạm dụng, loại rau này sẽ mang lại những hậu quả kinh khủng.
Mồng tơi là một loại rau quen thuộc của rất nhiều bữa cơm gia đình Việt, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vào mùa hè rau mồng tơi còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên loại rau này cũng có những 'mặt trái' nhất định mà ai cũng cần biết, để tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được hết những giá trị dinh dưỡng của nó và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy rau mồng tơi có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định.
Kém hấp thụ dinh dưỡng
Axít oxalic trong mồng tơi nếu được đưa nhiều vào cơ thể sẽ liên kết với sắt và canxi làm cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Hàm lượng purin có trong mồng tơi được đưa nhiều vào cơ thể sẽ biến thành axít uric, đồng thời axít oxalic của mồng tơi cũng sẽ thúc đẩy việc sản xuất canxi oxalate trong cơ thể khiến bạn dễ mắc sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Tiêu chảy
Chất xơ trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn. Bên cạnh đó mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều mồng tơi sẽ dễ bị tiêu chảy.
Ăn nhiều rau mồng tơi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, hấp thu chất dinh dưỡng kém, tiêu chảy...
Tiểu nhiều
Mồng tơi tính mát, có tác dụng lợi tiểu vì vậy ăn nhiều mồng tơi sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Gây mảng bám ở răng
Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các grit là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.
Gây khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), tiêu chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Theo vtc.vn
3 bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm người dân cần chú ý Liên tiếp nhiều ngày qua, thời tiết miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em, người già là đối tượng có sức đề kháng giảm. Hô hấp - bệnh lý hàng đầu Thời điểm hiện tại đang trong giai đoạn chuyển mùa đông xuân, tại các cơ sở y...