Tiêu chảy cấp: Ăn uống theo 3 thực đơn sau để nhanh phục hồi
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp, khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có khi ra như chảy, đôi khi phân có máu.
Bệnh nhân có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt. Hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước và điện giải có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp có vai trò quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.
Các loại thực phẩm nên dùng: gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt; thịt gà, thịt lợn nạc, dầu thực vật; sữa đậu nành, sữa ít lactose hoặc không có latose; chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo tây…
Các loại thực phẩm không nên dùng: các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường; các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ; các loại thức ăn có nhiều đường (bánh kẹo…); các thức ăn chế biến sẵn (giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê).
Nguyên tắc xây dựng thực đơn
Bù nước và điện giải: nước oresol (ORS), nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm, nước rau quả.
Nâng dần khối lượng thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ nước và điện giải, năng lượng, protein (đạm), vitamin. Từ ăn lỏng chuyển sang ăn đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau, nước quả, sữa chua.
Không dùng các thức ăn dễ gây lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, thịt mỡ và chất béo, rau có nhiều chất xơ.
Xây dựng thực đơn trong tiêu chảy cấp (gồm 3 giai đoạn)
Giai đoạn đầu: 24-48 giờ (chủ yếu là bù dịch).
Bệnh nhân tiêu chảy nhiều, mất nước và điện giải nhiều, cần cho uống ORS và phối hợp truyền dịch mặn, ngọt. Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn đủ nước và điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối, đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g.
Mẫu thực đơn:
ORS uống theo nhu cầu, càng đi nhiều càng phải uống nhiều.
6 giờ 30: cháo đường 300ml (gạo 30g, đường 20g, muối 5g); táo tây nghiền hoặc ổi chín nghiền 100g.
9 giờ 30: súp cà rốt 400ml (cà rốt 200g, đường 20g, muối 5g); sữa chua đậu tương 150ml (đậu tương 15g, đường 10g).
Video đang HOT
12 giờ: cháo đường 400ml, táo nghiền hoặc ổi nghiền 100g.
15 giờ: súp cà rốt 400ml.
19 giờ: cháo đường 300ml, sữa chua đỗ tương 200ml.
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.072 kcalo. Trong đó: đạm: 16,65g; chất béo: 2,5g; bột đường: 238,8g.
Giai đoạn 2: bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy.
Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.
Mẫu thực đơn:
6 giờ 30: sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 5g), bánh quy 50g.
10 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), sữa chua đỗ tương 200ml.
14 giờ: súp rau nghiền (gạo 30g; khoai 100g, cà rốt 100g, thịt 30g).
18 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), táo tây nghiền hoặc chuối chín 100g.
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.265kcalo. Đạm: 37,8g; chất béo: 13,2g; bột đường: 223,62g.
Giai đoạn 3 (giai đoạn phục hồi). Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin.
Mẫu thực đơn:
6 giờ 30: cháo đường (gạo 50g, đường 30g), bánh quy 50g.
10 giờ: cơm 100g, thịt hấp 40g, canh rau cải (rau cải 50g).
14 giờ: khoai nghiền trứng 300ml (khoai 200g, trứng gà 50g).
18 giờ: phở thịt (bánh phở 200g, thịt nạc 50g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g).
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g.
Theo VNE
Cứu trợ nhanh cho làn da cháy nắng
May mắn cho chúng ta, có rất nhiều thứ sẵn có quanh nhà có thể sử dụng được để cứu trợ hiệu quả cho làn da không may bị cháy nắng.
Mùa hè đã đến, điều đó có nghĩa là thời gian ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng của bạn tăng lên, nhất là trong những kỳ nghỉ về với biển. Nhưng cùng với những cuộc vui ngoài trời là một điều không thể tránh khỏi: bị cháy nắng.
8 cách dưới đây có thể giúp bạn chữa lành và nhanh chóng làm dịu bớt cảm giác khó chịu cho làn da mỏng manh bị cháy nắng.
Nước lạnh
Về cơ bản, da bị cháy nắng là viêm da. Một trong những cách dễ nhất để chữa trị viêm là làm mát các khu vực da bị ảnh hưởng và cách hiệu quả ngay lập tức là ngâm vào nước lạnh... Tuy nhiên hãy cảnh giác với nước trong hồ bơi, vì nước này được khử trùng bằng clo có thể gây kích ứng da.
Soda và bột yến mạch
Cho vài thìa soda vào bồn tắm đầy nước lạnh và ngâm mình khoảng 10 phút để giúp giảm thiểu thiệt hại của ánh nắng mặt trời tác động trên da. Thêm một chén bột yến mạch vào bồn tắm cũng giúp da duy trì độ ẩm tự nhiên và làm dịu các kích ứng. Lưu ý không chà xát mà chỉ ngâm mình trong một khoảng thời gian. Sau đó lau khô da bằng một chiếc khăn mềm.
Cây lô hội (nha đam)
Nếu bạn không có cây lô hội trong nhà thì bạn có thể mua chúng ở chợ, siêu thị hay sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ lô hội nguyên chất. Gel bên trong cây lô hội đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa nhiều loại bệnh, từ dạ dày khó chịu đến các bệnh nhiễm trùng. Với làn da cháy nắng, đây cũng là một trong những cách cứu trợ hiệu quả. Bạn có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên da để làm dịu những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có thể giúp thư giãn tinh thần, nó cũng có thể làm dịu làn da bị cháy nắng. Pha trà hoa cúc như bình thường và để cho nguội bớt thì ngâm một chiếc khăn trong trà, sau đó đắp lên các khu vực da bị cháy nắng. Nếu bạn dị ứng với phấn hoa thì không nên sử dụng cách thức này vì nó có thể gây ra phản ứng trên da.
Giấm
Giấm pha loãng cũng có tác dụng giảm cháy nắng trên da. Thêm một nửa chén giấm vào bồn tắm để làm dịu các vết bỏng là cách đơn giản nhất. Nhưng cách thức này chỉ có tác dụng với các vết cháy nắng nhẹ, không áp dụng với trường hợp da bị cháy nắng quá nặng, nếu không nó có thể khiến cho vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Mặc quần áo rộng rãi
Chờ đến khi làn da của bạn hồi phục hoàn toàn thì tốt nhất là bạn nên mặc những bộ quần áo rộng rãi để chúng không dính vào da, làm tăng cảm giác nóng rát và kích ứng da. Da là cơ quan chiếm nhiều diện tích nhất trên cơ thể, do đó tốt nhất là để cho chúng được "thở" sau một cơn chấn thương như cháy nắng. Quần áo bằng các loại sợi tự nhiên, chẳng hạn như cotton, bông... sẽ giảm độ ma sát khi cọ vào da.
Uống nhiều nước
Khi làn da của bạn đang "chiến đấu" với những thiệt hại từ tia nắng mặt trời, nó cần hơi ẩm để bù đắp lượng nước đã mất đi trong ánh mặt trời. Nếu bạn thường không uống nhiều nước một ngày, và giờ làn da bạn lại bị cháy nắng thì hãy thay đổi thói quen này ngay lập tức.
Đừng quên kem dưỡng ẩm
Sau khi đã có những điều trị ban đầu, da bạn vẫn cần chăm sóc. Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho các khu vực da bị ảnh hưởng. Nhưng để an toàn thì bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm để giảm những kích thích đến mức tối thiểu.
Theo VNE
Làm cách nào để tăng cân nhanh cho người gầy?. Làm cách nào để tăng cân nhanh luôn là băn khoăn của không ít người gầy. Ăn nhiều, ngủ khỏe, tập thể dục ít đã được nhiều người áp dụng nhưng hiệu quả không cao. Có người béo lên thì lại tăng lượng mỡ trong cơ thể hoặc tăng tích nước khiến cơ thể không khỏe và kém săn chắc. Theo kinh nghiệm...