Tiểu buốt, tiểu dắt – Kháng sinh liệu có đủ?
Lâu nay, kháng sinh vẫn được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp viêm đường tiết niệu, khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục.
Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát do nhờn thuốc và cảm giác mệt mỏi khi sử dụng kháng sinh đang là điểm yếu không thể khắc phục của phương pháp này.
Tiểu buốt, tiểu dắt – triệu chứng viêm đường tiết niệu
Theo thống kê, khoảng 95% người bị viêm đường tiết niệu đều bị rối loạn tiểu tiện mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu dắt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như đời sống thường ngày của người bệnh. Những triệu chứng này làm cho người bệnh cảm thấy đau rát mỗi lần khi đi tiểu, thậm chí có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu có rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó 70-75% trường hợp là do nhiễm khuẩn, vi khuẩn hay gặp nhất là E.coli.Khi vệ sinh không tốt, vi khuẩn từ hậu môn sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất trong trường hợp này là đi tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, có mùi khai nồng và các triệu chứng tăng nặng theo ngày.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác hay gặp đối với những người bị viêm đường tiết niệu là thấp nhiệt ( nóng trong). Bệnh hay gặp ở những người cơ địa nhiệt có biểu hiện là hay táo bón, nhiệt lở miệng, ngứa ngáy, mề đay, mụn nhọt ở mặt, lưng… Khác với viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, trong trường hợp này triệu chứng thường chỉ dừng lại tiểu buốt, dắt, nước tiểu có màu vàng sậm, mức độ bệnh không tăng nặng nhưng hay bị tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Tiểu buốt, tiểu dắt – Kháng sinh liệu có đủ?
Hiện nay, khi bị mắc viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có thói quen sử dụng kháng sinh để điều trị, sau khoảng 2-3 ngày sẽ giảm các triệu chứng khó chịu trên. Tuy nhiên, kháng sinh chưa chắc đã là sự lựa chọn tối ưu bởi ai cũng biết nó là con dao hai lưỡi, tuy diệt khuẩn nhanh nhưng theo đó sẽ có tác dụng phụ như men gan tăng, mụn nhọt, mẩn ngứa,rối loạn tiêu hóa, gây ra cho người bệnh cảm giác mệt mỏi. Đó là còn chưa kể đến kháng sinh không thể giúp điều trị được bệnh viêm đường tiết niệu với những trường hợp bị thấp nhiệt (nóng trong) và người bệnh dùng kháng sinh thường có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn do thói quen không uống đủ liều hoặc sử dụng kháng sinh không đặc trị.
Để an toàn hơn, người bệnh có thể áp dụng cách chữa từ thảo dược tự nhiên như Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa. Sở dĩ có được công dụng đó là do Kim Tiền Thảo giúp giãn mạch, lợi niệu, giảm nhanh các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt đồng thời rửa trôi các vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt đường niệu. Hơn nữa, với cơ chế thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh thì đây chính là chìa khóa giúp giải quyết viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt mà kháng sinh không giải quyết được. Ngoài ra, Kim Ngân Hoa được biết đến như kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Vì vậy, chỉ cần uống nhiều nước kết hợp hai loại thảo dựa trên dựa vào cơ chế vật lý “thông, xả” sẽ giúp thông đường niệu nhanh chóng và xả sạch vi khuẩn theo chiều ra của nước tiểu một cách an toàn, hiệu quả mà không cần dùng đến kháng sinh thông thường.
Hiện nay, dựa trên sự phát triển của Y học hiện đại, hai thảo dược trên đã được kết hợp với ImmuneGamma để đưa vào sản phẩm Niệu Bảo,giúp giảm nhanh các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn và thấp nhiệt (nóng trong), đặc biệt với cơ chế tăng cường miễn dịch từ ImmuneGamma chính là chìa khóa giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính hiệu quả.
Độc giả có thể gọi số 1800.1723 (miễn cước gọi) để được tư vấn hoặc tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về bệnh viêm đường tiết niệu tại website:www.nieubao.vn.
Theo VNE
Chữa ho và chảy mũi cho trẻ không cần kháng sinh
Dùng siro mật ong hấp tắc (quất) hoặc chanh, xịt mũi và họng bằng dung dịch muối biển, chú ý giữ ấm cơ thể cho bé khi bị ho và sổ mũi, khoảng sau 1 tuần, các triệu chứng ho và sổ mũi của bé sẽ chấm dứt.
Ảnh: guim.co.uk
Bé nhà tôi hiện giờ được 5 tuổi, hồi 2 tuổi rưỡi, bé từng bị viêm VA. Bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, chỉ một tối ngủ quạt thốc vào mũi, một trận ăn vạ khóc nhiều, hay buổi đi học nô nhiều mồ hôi mẹ quên không lau lưng, chở ngay về nhà, đi đường gió cũng có thể khiến hôm sau bé ho và sổ mũi.
Trước đây, khoảng hai tháng một lần, tôi đều phải đưa bé đi khám bác sĩ vì các triệu chứng ho và sổ mũi. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, tôi bắt đầu áp dụng các phương pháp dân gian để chữa bệnh ho và sổ mũi cho con, tôi chỉ đưa con đi khám bác sĩ nếu ngoài triệu chứng ho và sổ mũi, bé còn bị sốt (vì bị sốt chứng tỏ bé có dấu hiệu bị viêm nhiễm cần dùng kháng sinh).
Công thức chữa ho và sổ mũi thông thường mà tôi áp dụng cho bé rất đơn giản: hấp mật ong và quất (hoặc chanh), cho bé uống 2 thìa (khoảng 10 ml) mỗi ngày vào sáng và tối (vì ban ngày bé đi học và tôi không muốn mang thuốc đến lớp). Mỗi lần tôi hấp một lượng vừa đủ cho bé uống trong khoảng 4 lần, một lần hấp mất khoảng 15-20 phút, những lần uống sau tôi chỉ việc hâm nóng lại mật ong, 2 phút, rất nhanh. Uống siro này giúp cơ thể bé được giữ ấm.
Bên cạnh đó, tôi cũng không quên xịt mũi và họng cho bé bằng dung dịch xịt mũi muối biển. Nếu bé khỏe mạnh, tôi có thể mua thuốc xịt muối biển loại bình dân khoảng 20.000 đồng một lọ, nhưng khi bé bị ốm, tôi chọn mua loại tốt hơn, của ngoại, khoảng 70.000-80.000 đồng/lọ. Và vì bé đi học nên tôi cũng chỉ xịt mũi và họng sau hai lần đánh răng sáng và tối của bé. Mỗi bên mũi và họng chỉ xịt một lần trong mỗi lần xịt. Xịt muối biển sẽ giúp vệ sinh lỗ mũi và họng của bé, để nước mũi không còn chảy xuống họng, tạo đờm và gây ho nữa.
Khi bé ngủ, tôi bật điều hòa 27 độ C, để tốc độ gió ở mức độ thấp nhất, cánh gió ở chế độ tự động, cho bé mặc quần áo dài, quàng khăn ở cổ. Đến gần sáng, tôi tắt điều hòa.
Cách chữa này thường kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày là các triệu chứng ho và sổ mũi chấm dứt hoàn toàn. Hy vọng kinh nghiệm của tôi có thể giúp được cho các bà mẹ có con nhỏ. Thậm chí, khi chính tôi bị ho và sổ mũi, tôi cũng áp dụng cách làm này và cũng mất khoảng một tuần là khỏi hoàn toàn.
Kinh nghiệm của độc giả Phạm Thị Phương Hoa (TP HCM)
Theo VNE
Cách giúp bé nhanh hết ho mà không cần kháng sinh Bé nhà em tròn 4 tháng. Ba hôm nay bé bị ho, đến đêm qua ho nặng hơn, ho có đờm, khan tiếng, hắt hơi sổ mũi liên tục. Sợ bé uống thuốc vào sẽ hại người, sau này lệ thuộc vào thuốc, em cho bé dùng mật ong rừng hấp lá húng chanh và lá hẹ, nhưng chưa thấy đỡ. Có cách...