Tiểu bang ở Mỹ tính phôi thai sống là đối tượng phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh
Sở thuế bang Georgia (Mỹ) ngày 1/8 thông báo người lao động Mỹ có thể liệt kê phôi thai có nhịp tim làm đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân.
Luật Georgia tuyên bố cấm phá thai sau khi phôi thai có tim thai, sớm nhất là sáu tuần sau khi thụ thai. Ảnh minh họa
Theo đài Sputnik, quyết định được đưa ra sau khi một tòa án liên bang cho phép “luật nhịp tim” của Georgia phản đối việc phá thai có hiệu lực.
Quyết định nêu rõ Sở công nhận bất kỳ đứa trẻ nào chưa được sinh ra và tim vẫn còn đập là một cá thể được giảm trừ gia cảnh trong nộp thuế cá nhân.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 20/7/2022, những người nộp thuế có thể trình đơn yêu cầu miễn thuế 3.000 USD cho mỗi phôi thai, miễn là cung cấp hồ sơ y tế liên quan hoặc các tài liệu hỗ trợ khác.
Luật Georgia tuyên bố cấm phá thai sau khi phôi thai có tim thai, sớm nhất là sáu tuần sau khi thụ thai.
Tại các bang khác của Mỹ với “luật nhịp tim” tương tự, nỗ lực mở rộng tư cách pháp nhân cho bào thai và phôi thai đã gặp phải khó khăn. Tháng trước, một thẩm phán Arizona đã ngăn một dự luật về chủ đề này và gọi định nghĩa đó “mơ hồ về mặt hiến pháp”.
Thuế không phải là lĩnh vực thay đổi duy nhất do quyết định đảo ngược phán quyết Roe v. Wade mới đây của Tòa án Tối cao Mỹ. Trong trường hợp mới nhất, một phụ nữ ở Texas đã cố gắng tranh luận rằng đứa con đang trong bụng nên được coi là một hành khách trên xe và điều đó cho phép cô ấy lái xe trên làn đường dành cho ô tô chở nhiều người trên đường cao tốc.
Cuba nỗ lực khắc phục tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Tổng cục Hải quan Cuba thông báo tiếp tục gia hạn đến hết ngày 31/12 năm nay quy định cho phép nhập cảnh không hạn chế và miễn thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men và đồ vệ sinh cá nhân trong hành lý đi kèm với các hành khách tới đảo quốc Caribe này.
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại La Habana, Cuba, ngày 6/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quy định dành cho các "sản phẩm không có mục đích thương mại" này được ban hành lần đầu vào ngày 16/7/2021 và đã được gia hạn một lần tới ngày 30/6 tới. Đây là một trong những quy định quan trọng mà Chính phủ Cuba áp dụng nhằm xoa dịu tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm trầm trọng trong nước, trong bối cảnh các nguồn thu ngoại tệ sụt giảm do đại dịch COVID-19.
Hôm 14/5, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học BioCubaFarma, Eduardo Martínez Díaz cho biết một số địa phương của nước này đang thiếu tới 143 loại thuốc trong danh mục 627 sản phẩm cơ bản và khẳng định ngành dược phẩm đang nỗ lực giải quyết vấn đề này dù khó có thể trong một sớm một chiều.
Báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch của BioCubaFarma cho hay tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu cần thiết do chậm thanh toán cho các nhà cung cấp và các lệnh bao vây cấm vận do Mỹ đơn phương áp đặt là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc sản xuất thuốc, gây ra tình trạng thiếu hụt dược phẩm tại quốc gia này. Theo ông Díaz, trong năm nay, ngành dược phẩm sinh học Cuba hiện mới chỉ sản xuất được 59% danh mục thuốc cơ bản dành cho hệ thống y tế công cộng.
Gia tăng tranh chấp về nội dung cốt lõi của hiệp định NAFTA phiên bản mới Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada đang tham gia cùng Mexico trong một cuộc tranh chấp leo thang với Mỹ về việc ô tô phải được sản xuất ở Bắc Mỹ với "hàm lượng" như thế nào để đủ điều kiện được miễn thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới, mà Mỹ gọi là Thỏa...