Tiết mục đỉnh nhất của Vpop suốt 16 năm qua mà fan mong mỏi được xem lại lần thứ 2
Xem lại màn trình diễn đỉnh cao của 10 nghệ sĩ trong Làn Sóng Xanh 2003 mới thấy âm nhạc Việt tuyệt vời như thế nào.
Khi mà nền khoa học ngày càng tân tiến, các loại âm thanh hỗ trợ sản xuất âm nhạc cũng trở nên hiện đại bước vào thời kỉ đỉnh cao của EDM thì nhiều người lại hoài niệm về những bài hát xưa cũ mà thời nay đang mất dần.
Bức ảnh hiếm hoi của 8/10 ca sĩ gạo cội góp mặt.
Một trong những sân khấu huyền thoại trong tuổi thơ của thế hệ 8X, đầu 9X đó chính là Làn Sóng Xanh, phát triển từ những năm 2000 Làn Sóng Xanh đã trở thành kí ức âm nhạc khó phai trong lòng nhiều người và nhắc đến đây nhiều người sẽ nhớ đến một sân khấu hoành tráng của 10 gương mặt đã “làm mưa làm gió” một thời tuổi trẻ của nhiều người và như một “giai thoại” cho đến hiện tại.
Sân khấu hò đối đáp suốt 16 năm qua chưa từng tái hiện.
Hiện tại có rất nhiều liveshow của các ca sĩ được tổ chức cực hoành tráng hay những sân khấu âm nhạc với sự góp mặt của các idol Hàn Quốc như V Heartbeat hay những lễ trao giải về âm nhạc cuối năm cực lớn cho các nghệ sĩ.
Video đang HOT
Tuy nhiên có một sân khấu mà ngày còn chưa có những thiết bị âm thanh hiện đại, ánh sáng còn chẳng đủ những đã đi vào “huyền thoại với sự góp mặt của 10 gương mặt nổi tiếng nhất lúc bầy giờ Lam Trường, Đan Trường, Quang Dũng, Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng cùng M ỹ Tâm, Cẩm Ly, Hồng Ngọc, Thanh Thảo, Phương Thanh tại Gala lễ trao giải Làn sóng Xanh 2003 với màn trình diễn Hò đối đáp ấn tượng.
4/5 thành viên của đội nam (Hò đối đáp) hiếm hoi xuất hiện chung trong một sự kiện.
Đây được xem là sân khấu “thả thính” của các bật tiền bối trong dòng nhạc Việt khi dòng giọng hát hò đối đáp lại nhau với nhiều chất giọng vùng miền Việt Nam thể hiện đầy đủ bản sắc Việt trên một sân khấu. Không thông qua một nền nhạc trau chuốt nào nhưng giọng hát của 10 giọng ca “lão làng” vẫn được công nhận vì sự độc đáo là màn trình diễn khiến khán giả phát cuồng và cho đến giờ vẫn làm nhiều người xuýt xoa.
Và dàn nghệ sĩ này hiện tại đã là những tượng đâì âm nhạc với những thành công vượt bật trong nhiều năm qua cống hiến cho sự nghiệp ca hát.
Ảnh: Tổng Hợp
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Hãy vô tư như Kỷ Hợi, để bắt đầu một thời kỳ nhạc nhẹ cởi mở hơn...
'Khi gió đồng ngát thơm, rợp trời chim én lượn. Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành. Em chợt đến bên anh dịu dàng như cơn gió nhẹ. Mà lòng anh để ngỏ, cho tình em mơn man'.
Câu hát ấy ( Mùa chim én bay - nhạc Hoàng Hiệp, phổ thơ Diệp Minh Tuyền) có đẹp không, về giai điệu? Tôi chắc, một trăm người ngồi nghe, không đủ cả trăm thì cũng phải trên chín chục người không dám chê. Tôi chắc hơn nữa, một trăm người hoạt động âm nhạc ngồi nghe, một trăm người sẽ tấm tắc "ừ, sao ngày xưa giai điệu đẹp thế nhỉ?".
Ảnh minh họa
Tôi từng ngồi với nhạc sỹ Hồng Kiên, giám đốc nghệ thuật của chuỗi chương trình "Music in the spot light", một trong những chuỗi chương trình xuất sắc nhất của nhạc nhẹ Việt Nam đương thời, bên lề đường quận nhất, Sài Gòn, cách đây vài năm. Khi ấy, Kiên mới nhận lời làm giám đốc nghệ thuật của chuỗi kể trên. Và tôi nhắc anh "này, làm mới lại những bài hát cũ, kể cả nhạc thiếu nhi ngày xưa. Hay đấy". Và Kiên đã làm thật. Bravo.
"Mùa chim én bay" cũng là bài hát tôi từng nói với một ca sỹ trẻ rằng "Em hát bài này sẽ hợp, và đẹp". Người ấy đã làm mới nó, bằng xống áo của âm nhạc điện tử đương thời. Tuyệt hay. Nhưng nó không "hit" nữa. Vì nó không được phát hành rầm rộ, truyền thông ầm ĩ. Nó được chọn con đường của indie, của underground, con đường của thị trường ngách, thị trường tìm kiếm người nghe thật sự. Đó là một ca sỹ tôi trân trọng. Vì người ấy hát vì thích chứ không phải vì danh vọng hay tiền tài. Nhưng nói thật cho đỡ viển vông dù sự thật rất buồn. Ca sỹ ấy con nhà gia thế. Chưa ra đời đã có BMW chạy riêng một mình, nhà mặt phố to nhất nhì 1 phố trung tâm ở Hà Nội.
Quay lại với "Mùa chim én bay", tại sao tôi lại đưa nó lên đầu tiên của bài viết này? Đó là một câu hỏi tôi nghĩ nếu nghe câu trả lời cá nhân của riêng, sẽ nhiều người cảm nhận như tôi. Đó là mùa xuân một thời của một vài thế hệ chúng ta, thời chưa có các giải thuởng nhạc nhẹ kiểu thương mại như bây giờ, chưa có internet và chưa có những MV lộng lẫy hoành tráng như lúc này. Đó là thời ta nghe qua radio, qua TV và nhà nào sang thì có cái máy chạy cassette hoặc mâm đĩa than. Thời ấy, mùa xuân nhiều bài hát rất đẹp, rất hay, với giai điệu và ca từ mà ta thuộc nằm lòng. Nhưng nhạc của thời ấy không còn được hát nữa. Kiểm chứng cho sức sống của âm nhạc thời đó chính là những người như tôi, như bạn, sống bằng nostalgia (hoài niệm).
Giới trẻ bây giờ nghe khác, hát khác. "Anh đếch cần gì nhiều ngoài em", có thể bạn sẽ shock khi nghe câu hát ấy. Và nếu bạn phản ứng quyết liệt với nó, phỉ báng nó, lên án nó, tôi xin báo thêm một tin shock nữa: "Bạn chính thức đã già, và cổ hủ, và chống lại thời gian". Tuổi trẻ bây giờ đã khác, khác với thời Hoàng Hiệp phổ thơ Diệp Minh Tuyền.
Thơ ca, nghĩa của nó là Thơ và Ca. Điều đó có nghĩa là nó cần phải vang lên. Viết ra một ca khúc hay, nó sẽ chưa được khẳng định là hay nếu nó chưa vang lên, và va đập vào cảm xúc của người nghe. Nó sẽ chỉ hay hạn hẹp, trong những người làm nghề với nhau, khi cầm bản nhạc lên đọc và thầm xướng âm, để rồi thốt lên khen nhau "Oách quá ông ạ. Bài này của ông rất dữ". Điều đó là không đủ. Nó phải được vang lên, và khán giả khen nó "Rất dữ" mới xứng tầm.
Hai ví dụ ca khúc tôi đưa ra, một của thời bao cấp, một của năm 2018 vừa rồi, cho thấy điều gì. Âm nhạc thời cũ vẫn ảnh hưởng rất nhiều của kinh viện, của nghệ thuật và gần như không muốn liên đới tới giải trí. Vì thế, lời hát ngày xưa thường đẹp, ẩn ý nhiều, thậm chí là đa nghĩa. Còn âm nhạc thời hiện đại lại khác. Nó là cả một dịch chuyển văn hóa toàn cầu chứ không phải Việt Nam nói riêng. Giới trẻ bây giờ thức thời, thực dụng, nhanh, trực diện, thẳng, chấp nhận thô nhưng phải có chất riêng, có định tính riêng của nghệ sỹ. Đen Vâu có thể viết và hát chữ "đếch" kia rất được nhưng nếu tôi bắt chước anh ta, và cũng đưa chữ "đếch" ấy vào của mình, tôi sẽ kệch cỡm, và học đòi. Vì bản chất tôi khác với Đen Vâu, một nghệ sỹ đi từ thế giới "ngầm", phi chính thống.
20 năm trước, Làn Sóng Xanh bùng nổ, và bắt đầu có một thế hệ nhạc sỹ mới nổi danh (thế hệ sinh từ 1968 đến 1976). Lời lẽ họ sử dụng trong ca khúc khi ấy cũng khiến các tiền bối "chỏi tai". Và tôi từng nhớ, có những chỉ trích rằng thứ nhạc Lam Trường, Phương Thanh hát có ca từ rẻ tiền, dễ dãi. Một cơn bão chống ca từ mới đã phát sinh từ đó. Để rồi được gì? 20 năm sau, những thứ bị chỉ trích kia đã trở thành "kinh điển" của nhạc trẻ Việt Nam đương đại. Và vòng lặp trở lại với cuộc đấu tố của một vài nhạc sỹ thế hệ tiền Làn sóng xanh, Làn sóng xanh, hậu Làn Sóng Xanh đổ lên những ca từ của lớp nhạc sĩ trẻ đang là diện mạo của nhạc trẻ Việt Nam hôm nay. Vụ đấu gần nhất là dành cho "Anh đếch cần gì nhiều ngoài em" của Đen Vâu. Song thực sự, bỏ chữ "đếch" ấy đi, ca từ của Đen Vâu chẳng khác là mấy so với ca từ của thế hệ trước. Có chăng, chỉ trực diện hơn, bớt "văn chuơng" hơn mà thôi. Và cách đây 20 năm, thế hệ Làn Sóng Xanh cũng bị chê là "ít yếu tố văn chương" trong ca từ.
Chuyển dịch xã hội sẽ dẫn đến chuyển dịch văn hóa và chuyển dịch âm nhạc. Cái lớp trẻ có, và đã thể hiện suốt năm 2018 qua là dấu ấn của chính thế hệ ấy. Thứ âm nhạc mang tính giải trí cao, có giai điệu đẹp, dễ nhớ và chắc chắn ca từ phải là ngôn ngữ của thế hệ ấy. Vì họ hát cho họ, phục vụ khán giả giống họ. Họ không hát cho chúng ta, những người đang già và sắp già hoặc đã già.
Nhưng tôi ít thấy người già nào buông lời khen cho âm nhạc của thế hệ trẻ, ngay cả khi nó vô cùng đáng khen. Tôi nhớ, "Lạc Trôi" của Sơn Tùng M-TP, một ca khúc gây nhiều ồn ào. Người già không khen nó cho dù nó là ca khúc Thái Bình nhất của cậu trai Thái Bình. Trong nó, có nhiều chất chèo. Mà tại sao ta không thể khen một ca khúc nhạc trẻ có hơi hướm của chèo trong khi chính ta đặt ra khái niệm "Dân gian đương đại" để tôn vinh.
Tôi nghĩ, vì chúng ta ích kỷ, vì chúng ta văn mình vợ người.
Một ví dụ tôi muốn chốt lại là concert trong chuỗi "Sing, See, Share" của Hà Anh Tuấn. Concert ấy có tên "Gấu". Nó thu hút hàng ngàn người mua vé xem ở Đà Lạt. "Gấu" là cách gọi người yêu của giới trẻ. Hà Anh Tuấn cũng không còn quá trẻ. Cậu đã gần 40. Nhưng tim cậu trẻ, nên làm việc theo cách trẻ, và do đó, âm nhạc của cậu được đón nhận bằng cả khán giả cũ lẫn khán giả trẻ.
Hà Anh Tuấn trong đêm nhạc "Gấu"
Bây giờ, năm Hợi sắp sang rồi. Con heo vốn dĩ được coi là vô tư, dễ mến, dễ chịu, không quá khắt khe. Vậy thì chúng ta cũng nên vô tư như heo, để bắt đầu một thời kỳ nhạc nhẹ cởi mở hơn, mọi người cùng biết chấp nhận khác biệt, tôn trọng cái người khác cho là hay còn mình thì không cho là hay. Điều đó sẽ giúp nền âm nhạc Việt Nam đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn. Tất nhiên, cũng đừng vì lý do "phải cởi mở" mà ép người khác phải nghe thứ nhạc mình thích còn họ thì không. Hãy nhớ, ở nước Đức, nền âm nhạc vĩ đại của thế giới, có một triết gia là Immanuel Kant từng nhận xét: "Trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc là hạ đẳng nhất". Không phải ông ta hạ thấp âm nhạc đâu. Ông ta yêu nhạc là khác. Nhưng nếu bạn ghét nhạc ồn ào mà tôi nhét bạn vào chỗ bắt bạn phải nghe thứ nhạc bạn ghét ấy, lúc đó bạn sẽ nghĩ là cả tôi lẫn âm nhạc của tôi là hạ đẳng.
Theo Kiến thức gia đình - số tết
Sân khấu lễ trao giải ấn tượng: 42% độc giả gọi tên Mỹ Tâm sau 6 năm vắng bóng tại Làn sóng xanh Phần trình diễn của Mỹ Tâm hẳn đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người hâm mộ. Những ngày cuối năm 2018 vừa qua, khán giả đã được thưởng thức tràn ngập những lễ trao giải â Mỹ Tâm tại lễ trao giải Làn sóng xanh 2018. Phần trình diễn của cô đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng khán...