Tiết lộ vũ khí tuyệt mật của thế kỷ
Một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã chế tạo ra một con tàu đi vào lõi của trái đất nhằm tái kích hoạt các quả bom nguyên tử cứa trái đất (lõi trái đất vận động là nhờ các phản ứng hạt nhân).
Có lẽ một số khán giả xem truyền hình đã từng xem một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn John Emiel với tựa đề “lõi của Trái đất “. Trong bộ phim đề cập đến sự ngừng vận động của nhân trái đất có thể dẫn đến sự hủy diệt của toàn bộ nhân loại, trước tình hình đó, một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã chế tạo ra một con tàu đi vào lõi của trái đất nhằm tái kích hoạt các quả bom nguyên tử cứa trái đất (lõi trái đất vận động là nhờ các phản ứng hạt nhân).
Bản thiết kế tàu ngầm do Liên Xô chế tạo.
Tất cả điều này, tất nhiên, một tưởng tượng. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, một số quốc gia, bao gồm cả Liên Xô và Đức, đã phát triển một tàu ngầm đi xuyên trong lòng đất. Đầu tiên, chúng phục vụ trong các công việc xây dựng tàu điện ngầm và các cầu hầm qua sông như ở Moscow, St Petersburg và các thành phố khác .
Năm 1930, đứng đầu là kỹ sư Alexander Trebelevsky đã tạo ta một thiết bị được gọi là “Subterrina”. Trebelevsky thậm chí không nghĩ về việc sử dụng tàu ngầm này cho mục đích quân sự .
Ông tin rằng “Subterrina” của mình sẽ được sử dụng để thăm dò, đào đường hầm theo nhu cầu khai thác của các địa phương. Ví dụ, một tàu ngầm có thể được khám phá và thăm dò rất nhanh, đơn giản các tài nguyên ở sâu dưới lòng đất. Trebelevsky mong muốn thiết bị của mình có thể di chuyển tự do ở cả dưới lòng đất và dưới nước.
Tàu Ngầm đi dưới lòng đất do kỹ sư Alexander Trebelevsky chế tạo.
Nguyên tắc hoạt động của “Subterrina” là hệ thống quay tạo ra nhiệt làm nóng lớp vỏ bên ngoài và đốt cháy mặt đất rắn. Do đó “Subterrina ” có thể đi vào lòng đất như “một con dao thông qua bơ”.
Sau đó, ông đã chú ý đến thực tế là sự gia tăng tốc độ cắt giảm áp lực cắt đất, có thể làm giảm đáng kể năng lượng cần thiết để vận hành một tàu ngầm. Bởi vậy ông đã thiết kế là trước mặt nó có một mũi khoan mạnh mẽ, ở giữa được trang bị ốc vít đặc biệt, và phía sau bốn “chân vịt”, thiết bị được đẩy về phía trước. Bằng cách quay đầu khoan với tốc độ 300 vòng/phút tàu ngầm trong một giờ có thể đi sâu vào lòng đất 10 km.
Video đang HOT
Còn tại Đức, vào năm 1933, ngay trước khi Đức quốc xã lên nắm quyền, kỹ sư Horner nộp đơn lên Ủy ban sáng chế, trong đó ông mô tả một thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất và mang theo một phi hành đoàn. Nhưng khi chế độ mới lên nắm quyền đã không chú ý đến phát minh này. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra thì phát minh trên được xem lại. Các kỹ sư của Đức quốc xã đã chế tạo ra thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất với tốc độ 7 km/h với phi hành đoàn 5 người và 300 kg thuốc nổ. Tuy nhiên, dự án đã bị bỏ rơi trong giai đoạn thử nghiệm. Hitler đã bị thuyết phục rằng việc tạo ra một còn tàu dưới lòng đất là vô vọng.
Nhưng bất ngờ là bản vẽ thiết kế của con tàu này lại rơi vào tay cơ quan tình báo của Liên xô. Các kỹ sư Liên Xô đã nghiên cứu kỹ và kết hơp với bản thiết kế của Trebelevsky trước đó.
Và vào năm 1949, Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô Viktor Abakoumov yêu cầu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Sergei Vavilov thành lập một nhóm các nhà khoa học sẽ làm việc để phát triển một tàu ngầm. Tuy nhiên, như mười năm trước ở Đức, dự án đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên vào năm 1960, người đứng đầu đất nước sau cái chết của Stalin là Nikita Khrushchev, nhanh chóng quan tâm đến khả năng tạo ra một tàu ngầm đi dưới lòng đất. Trong năm 1962, các cư dân của thị trấn Gromovka, trên bờ biển phía Tây của bán đảo Crimea, trong vòng 24 giờ phải rời khỏi nhà của họ và chuyển sang ở các căn hộ tại Chernomorsk. Theo các thông tin thì chính tại làng Crimea Liên Xô đã xây dựng nhà máy để sản xuất tàu ngầm. Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” việc tạo ra các loại vũ khí này có vẻ hứa hẹn hơn.
Nhà máy được xây dựng ở Crimea được xây nhanh kỷ lục chỉ trong vòng hai năm. Các mô hình thử nghiệm đầu tiên của một tàu ngầm được xây dựng vào mùa xuân năm 1964, nó có dạng một hình trụ với đường kính 3 mét, dài 25 mét, trong đó có một mũi nhọn và đuôi. Con tàu mang tên “Subterrina” điều hành bởi một phi hành đoàn, và có thể mang một tấn vũ khí và 15 người. Tốc độ di chuyển là 15 km/h.
Tàu Subterrina hoàn chỉnh
Các bài kiểm tra đầu tiên với “Subterrina” được tổ chức vào mùa thu năm 1964 tại dãy núi Ural. Con tàu được chạy với vận tốc 15km/h với một lò phản ứng hạt nhân nhỏ có nhiệm vụ tấn công hầm ngầm của đối phương. Các kết quả thu được của các bài kiểm tra rất tốt gây ngạc nhiên đối các nhà khoa học. Quyết định lặp lại thí nghiệm, nhưng “Subterrina” bất ngờ phát nổ dưới lòng đất, giết chết tất cả những người trên tàu. Không được biết chắc chắn nguyên nhân của vụ nổ là gì, bởi vì tất cả các tài liệu về vụ việc này đến ngày nay vẫn được xếp vào loại tối mật. Nhiều khả năng động cơ nổ là từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu.
Ngay sau sự cố trong dãy núi Ural, chính quyền Liên Xô quyết định hoãn lại việc sử dụng tàu ngầm. Lúc này lãnh đạo Liên Xô là Leonid Brezhnev đã từ bỏ dự án này và chuyển sang các dự án tên lửa đạn đạo chiến lược và không gian lá chắn hạt nhân, các dự án về thám hiểm không gian. Vụ nổ ở dãy Ural được giải thích là các hoạt động cho khai thác mỏ.
Do đó, dự án tàu ngầm dưới lòng đất là một thí nghiệm khoa học không thành công kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển của khoa học hiện đại thì vũ khí này có triển vọng lớn. Và ai biết được, hiện tại và tương lai dự án này đang và sẽ được tiếp tiệc phát triển trở lại.
Theo Người đưa tin
Hồ sơ mật về quả bom nguyên tử suýt san phẳng nước Mỹ
Nếu không vì một sai sót nhỏ trong mạch điện của quả bom nguyên tử thì có lẽ nước Mỹ đã bị "quét sạch" bởi nó bất ngờ "rơi" từ trên trời xuống. Sự việc này đã được giấu kín hơn nửa thế kỷ cho đến khi tờ The Guardian công bố trên trang tài liệu mật.
Công tắc "cứu mạng" nước Mỹ
Năm 1961, một quả bom nguyên tử với sức công phá lớn gấp 260 lần quả bom hủy diệt thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật trong Thế chiến II, đã rơi xuống bang Bắc Carolina trong tình trạng kích nổ. Ngay sau khi thông tin về vụ thả bom này được tiết lộ, cả nước Mỹ bắt đầu xôn xao và yêu cầu được biết sự thật xảy ra vào năm đó.
Theo tài liệu tờ Guardian của Anh có được, một trong số hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống phía Bắc Carolina nhưng chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng, do mạch điện áp không hoạt động nên nước Mỹ đã tránh được một thảm họa kinh hoàng. Chính phủ Mỹ đã xác nhận những sai sót của phi công lái chiếc B52 khi đó đang có nhiệm vụ bay qua không phận phía Bắc Carolina, khiến hai quả bom nguyên tử rơi xuống mặt đất, tuy nhiên, họ chưa bao giờ khẳng định một trong hai quả đã được lắp kíp nổ hoàn chỉnh.
Quả bom nguyên tử suýt phá hủy nước Mỹ
Sáng ngày 23/5/1961, trong khi tuần tra liên tục 24 giờ trên không phận nước Mỹ và Đại Tây Dương để đối phó chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 chở hai quả bom hydro số hiệu 39 đang bay qua không phận bang Carolina để tiếp nhiên liệu thì bất ngờ gặp sự cố. Điều này buộc tổ bay phải thả hai quả bom xuống khu vực Goldboro, Bắc Carolina. Nhưng, không biết do sự cố hay vô tình mà một trong hai quả bom đã được lắp kíp nổ hoàn chỉnh.
Phi hành đoàn cho biết, trong khi tiếp xăng, cánh phải của B52 bị chảy dầu và họ đã ngừng bơm xăng. Chiếc B52 phải cố bay ra khỏi vùng biển để xả hết lượng xăng vừa bơm, nhưng máy bay đã chảy hết sạch số xăng chỉ trong ba phút, nhanh hơn dự kiến rất nhiều, khiến máy bay mất kiểm soát và rơi xuống đất. Phi hành đoàn gồm 8 người nhảy dù khỏi máy bay và chiếc máy bay đã nổ tung trên không. Hai quả bom lao thẳng xuống mặt đất. Nguy hiểm là một trong hai quả bom đã tự động kích hoạt trạng thái sẵn sàng nổ khi chạm đất, dù được bung ra, cơ chế kích nổ được kích hoạt.
Tuy nhiên, quả bom này khi đâm xuống một cánh đồng đã không nổ. Nhiều khu vực, trong đó có New York, Baltimore, Washington và Philadelphia đã không bị tàn phá, chỉ nhờ một công tắc chuyển đổi điện áp thấp đơn giản trên quả bom này đã hoạt động thành công, ngăn không cho kích hoạt điện áp cao để kích nổ lõi hạt nhân của đầu đạn khi chạm đất. Đáng nói là có bốn công tắc an toàn để tránh trường hợp tự kích nổ trong quả bom thì cả ba cái đều không hoạt động, trừ cái thứ tư.
Nhà báo Eric Schlosser - người công bố tài liệu mật này tiết lộ: "Quả bom sau đó đã được quân đội Mỹ thu giữ thành công. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện ra một trong hai quả bom đã được kích hoạt ở chế độ "kẻ thù" và đang trong quá trình kích nổ. Rất may, mạch điện áp gặp sự cố đã khiến quả bom may mắn không phát nổ trên bầu trời Carolina, san bằng cả nước Mỹ chỉ trong tích tắc". Ông cho biết, mỗi quả bom hydro này có sức nổ 4 megaton, tương đương 4 triệu tấn thuốc nổ TNT, tức mạnh gấp 260 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima năm 1945.
Dù sau đó, chính quyền Mỹ trấn an dư luận rằng hai quả bom này không thể nổ (trước đó còn họ nói, máy bay không mang bom), nhưng một báo cáo 8 năm sau của chuyên gia Parker F. Jones ở phòng thí nghiệm Sandia - nơi chịu trách nhiệm về các cơ chế an toàn của vũ khí hạt nhân, viết rằng "một công tắc chuyển mạch điện áp thấp đơn giản đã ngăn chặn thảm họa xảy ra cho nước Mỹ".
Ông phát hiện bốn công tắc an toàn ngăn không cho bom nổ ngoài ý muốn, thì cả ba cái đều bị lỗi, chỉ cái thứ tư là hoạt động. "Loại bom Mk 39 Mod 2 này không có cơ chế an toàn thích hợp trên máy bay B52", ông viết. Ông Jones từng là nhà khoa học có trách nhiệm trong việc thiết kế hệ thống khóa an toàn của bom nguyên tử nên ông nắm rất rõ việc lắp đặt cũng như kích nổ của quả bom. Ông Jones cho biết: "Quả bom được thả xuống Carolina đơn thuần chỉ là một giai đoạn kích nổ thất bại nhưng nó có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nước Mỹ".
Nhiều chuyên gia phân tích, nếu quả bom nguyên tử không gặp trục trặc, chắc chắn vụ nổ bom nguyên tử sẽ biến nước Mỹ thành một Hiroshima thứ hai với sức hủy diệt khủng khiếp hơn nhiều lần và lịch sử nhân loại chắc chắn sẽ thay đổi. Khi đó, hàng triệu tính mạng người dân ở Washington, Baltimore, Philadelphia và thậm chí là cả ở New York sẽ bị đe dọa bởi bụi phóng xạ. Hiện tại, Chính phủ Mỹ chưa đưa ra những phản hồi chính thức khi tài liệu mật này được công bố.
Bức ảnh nổi tiếng về vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima
Những mũi tên gãy
Tuy nhiên, đây không phải lần duy nhất Mỹ và các nước khác "hút chết" vì các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân. Theo hồ sơ của cục Lưu trữ An ninh quốc gia Mỹ (NSA), kể từ năm 1950 đến nay, có ít nhất 32 vụ việc tương tự, chủ yếu xảy ra trong thập niên 1960. Các chuyên gia và giới quân sự dùng thuật ngữ "mũi tên gãy" để chỉ các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân, dẫn đến tình trạng bất ngờ phóng, khai hỏa, kích nổ, mất cắp hoặc thất thoát vũ khí nguy hiểm.
Theo tài liệu của NSA, vụ thất lạc vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử xảy ra ngày 13/2/1950 khi chiếc máy bay ném bom chiến lược Convair B-36B của không quân Mỹ gặp nạn tại thời điểm tham gia diễn tập tấn công trong điều kiện mùa đông. Chiếc máy bay từ căn cứ tại Alaska, chở một bom nguyên tử Mark IV, bị hỏng động cơ do đóng băng và buộc phải thả rơi rồi kích nổ bom trên không. Tuy chứa uranium và thuốc nổ thông thường nhưng do không có lõi plutonium nên quả bom chỉ gây ra một vụ nổ phi hạt nhân lớn gần British Columbia (Canada). Mỹ và Canada sau đó khẳng định không có rò rỉ phóng xạ trong khu vực. Chỉ 9 tháng sau, đến lượt một oanh tạc cơ B-50 do động cơ bị trục trặc đã vứt một quả bom Mark 4 xuống sông St. Lawrence gần Riviere-du-Loup, cách Montreal (Canada) khoảng 482km về hướng Đông Bắc. Quả bom nổ tung trong lúc va chạm và dù không có lõi plutonium, vụ nổ cũng thổi bay gần 45kg uranium chứa trong bom. Sau đó máy bay hạ cánh an toàn tại căn cứ không quân Mỹ ở Maine.
Đến năm 1956, xảy ra một sự cố nghiêm trọng hơn một chiếc B-47 đột nhiên mất tích "không sủi tăm" khi chở theo hai quả bom nguyên tử từ căn cứ không quân MacDill, bang Florida, đến một căn cứ nước ngoài. Liên lạc bị cắt khi máy bay đang trong vùng trời Địa Trung Hải và mọi nỗ lực tìm kiếm trong hàng chục năm qua đều kết thúc trong vô vọng đến tận ngày nay. Cùng năm, lại là máy bay B-47 gặp sự cố với vụ một oanh tạc cơ đâm vào cơ sở chứa vũ khí hạt nhân ở căn cứ không quân Lakenheath tại Suffolk (Anh) trong lúc diễn tập. Lúc đó, cơ sở này chứa đến ba quả bom Mark 6. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy phép màu đã cứu nước Anh khi một quả bị nứt vỏ, lộ kíp nhưng lại không phát nổ.
Mỹ tiếp tục mất một quả Mark 15 nặng 3.400kg trong vụ va chạm chiến đấu cơ năm 1958. Trong lúc hạ cánh xuống căn cứ không quân Hunter tại bang Georgia, chiếc B-47 đụng phải một chiếc tiêm kích F-86. Tai nạn khiến chiếc B-47 buộc phải thả bom xuống vùng biển gần đảo Tybee. Rất may là không có vụ nổ nào và cũng không có thương vong, theo hãng tin UPI. Sau Anh và Canada, đến lượt Tây Ban Nha suýt "lãnh đủ" vì mũi tên gãy Mỹ và cũng do đụng máy bay. Theo AP, hồi tháng 1.1966, chiếc B-52 chở 4 quả bom nhiệt hạch đụng chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên không và rơi gần Palomares, Tây Ban Nha, theo bộ Quốc phòng Mỹ. Hai quả bom không có lõi plutonium phát nổ, thải ra một lượng uranium và giới chức phải di dời hơn 1.400 tấn đất ở Palomares. Mỹ nhanh chóng thu hồi được quả bom thứ ba nhưng phải huy động hơn 20 tàu chiến, máy bay và mất nhiều tháng mới vớt được quả thứ tư.
Cũng theo tài liệu do tờ The Guardian công bố, ít nhất 700 tai nạn và sự cố "đáng kể" liên quan đến 1.250 vũ khí hạt nhân đã được ghi nhận từ năm 1950 đến năm 1968. Phóng viên Eric Schlosser chất vấn: "Thông tin này lâu nay luôn bị che giấu để tránh bị đặt câu hỏi về chính sách hạt nhân của Mỹ. Người dân Mỹ luôn được trấn an rằng sẽ không có chuyện vũ khí hạt nhân vô tình bị kích nổ, nhưng đây là bằng chứng cho thấy thảm họa chút nữa là xảy ra vì một chút sai sót".
Theo Người đưa tin
Đàm phán hạt nhân Iran bước sang ngày thứ hai Ngày 16.10, vòng đàm phán giữa các cường quốc và Iran bước sang ngày thứ hai, hướng đến mục tiêu kết thúc bế tắc về chương trình hạt nhân của Tehran. Đàm phán hạt nhân Iran tại Geneva ngày 15.10 - Ảnh: Reuters Sáu cường quốc gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức (nhóm P5 1) có buổi hội đàm (còn...