Tiết lộ vũ khí bí mật ngoài khơi bờ biển Syria
Một nhiệm vụ bí mật và hoàn toàn không bình thường với Hải quân Nga khi tất cả các tàu chiến của Mỹ như các tàu khu trục “Gravel, Barry, Mahan, Ramage và Stout” trong một giây đồng hồ không thoát khỏi tầm theo dõi của các thủy thủ Nga. Tất cả các hành động của Hải quân Mỹ luôn bị chú ý ở ngoài khơi bờ biển Syria.
Hải quân Nga không chỉ ghi lại quỹ đạo phóng của tên lửa hành trình ” Tomahawk”, thậm chí người Nga còn biết được sự chuẩn bị cho việc phóng tên lửa của Mỹ.
Tên lửa hành trình Tomahawk
Tất cả các thông tin vô tuyến và vệ tinh, thiết bị phát hiện, chiến tranh điện tử và hệ thống thông tin chiến đấu của tất cả các tàu của Hạm đội thứ sáu của Mỹ đều nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Nga – các thủy thủ Nga có một hình ảnh rõ ràng về tình hình trên tàu khu trục Mỹ và có thể tiến tới dự đoán hành động của “kẻ thù tiềm năng ” dựa theo sự biến đổi về trường điện từ.
Tên lửa hành trình Tomahawh được đưa vào bệ phóng.
Tất cả phương tiện điện tử của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống thông tin chiến đấu thống nhất và hệ thống điều khiển “Aegis” :
- Radar đa chức năng AN/SPY-1;
- Trạm xác định “bạn hay kẻ thù” AN/UPX-29;
- Các phương tiện kỹ thuật LAMPS III, cho phép hệ thống tích hợp để chống tàu ngầm và máy bay trực thăng;
- Hệ thống phụ tự động phát hiện và xác định vị trí lỗi trên tàu Mk545;
- Hệ thống phụ tự động kiểm soát SWG -1;
- Hệ thống phụ tự động kiểm soát hỏa lực Mk86;
- Hệ thống phụ tự động kiểm soát chống máy bay cháy Mk99;
Video đang HOT
- Hệ thống phụ tự động quản lý vũ khí chống tàu ngầm Mk116;
Trung tâm thông tin chiến đấu của tàu khu trục Aegis
Cũng như các Radar chuyển hướng, dẫn đường AN/SPS-64, AN/SPS-67, Radar phát hiện mục tiêu AN/SPG-62 , hệ thống Radar thủy âm AN/SQQ-89, hệ thống phòng không “Phalanx”, hệ thống thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu LINK -4A , LINK 11 , LINK 16 .
Hải quân Nga đặc biệt coi trọng đến hệ thống dẫn đường tên lửa SWG -3 trên các tàu chiến Mỹ. Nói đúng ra, hệ thống SWG -3 chỉ là một trung gian – các đường bay và mục tiêu của tên lửa hành trình “Tomahawk” đã được lựa chọn trước. Hệ thống này cho phép trung tâm tác chiến có được bản đồ số về độ cao dọc theo tuyến đường cần thiết để vận hành hệ thống định vị TERCOM, cũng như “hình ảnh” mục tiêu cho hệ thống dẫn đường quang học “DiMek” trên quỹ đạo bay của tên lửa.
Hệ thống dẫn đường tên lửa SWG-3 của Mỹ
Khi SWG -3 được khởi động, tiếp theo là bắt đầu phóng thử nghiệm, thời điểm này đưa đến một kết luận rõ ràng: Hải quân Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị các hành động chiến tranh trong vài giờ tới.
Thật vậy, với một sự can thiệp quân sự có thể có của Mỹ vào công việc nội bộ của Syria. Hải quân Nga luôn trong trạng thái theo dõi cao nhất công việc chuẩn bị cho việc phóng tên lửa “Tomahawk” của các tàu Hải quân Mỹ. Rõ ràng là các thông tin này sẽ ở trên bàn làm việc của chỉ huy quân đội Syria trước khi người chỉ huy của Hải quân Mỹ ấn nút phóng tên lửa hành trình.
Theo Người đưa tin
Giới lập pháp Mỹ và Google nỗ lực ngăn chặn NSA giám sát internet
Sau những tiết lộ về chiến dịch thu thập thông tin cá nhân xâm phạm tính riêng tư của người dùng Internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), một nghị sĩ đề nghị Quốc hội xây dựng luật ngăn cấm cơ quan tình báo lập ra những "cửa sau" của các công ty viễn thông lớn để phá vỡ hệ thống thông tin mã hóa bảo vệ e-mail, những giao dịch trực tuyến và các giao tiếp điện tử khác.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Rush D. Holt tin rằng: Luật hủy bỏ sự giám sát của nhà nước (SSRA) mà ông đề xuất có thể ngăn chặn được sự leo thang hoạt động của các cơ quan tình báo quyền lực bậc nhất nước Mỹ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Theo các tiết lộ của báo chí trong thời gian qua, NSA đã tiêu tốn hàng tỉ USD cho nỗ lực phá vỡ hệ thống mã dữ liệu và làm suy yếu đi các tiêu chuẩn quốc tế của nó.
Những nỗ lực ngăn chặn hành vi gián điệp của NSA
Theo tiết lộ của "người thổi còi" Edward Snowden, các chuyên gia lập mật mã của NSA đã có tiến bộ đáng kể trong khả năng tấn công hệ thống thông tin mã hóa bảo mật được sử dụng trong các giao dịch hằng ngày trên Internet, như là giao thức SSL (Secure Sockets Layer) cũng như các mạng cá nhân ảo (VPN), mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong giao tiếp bí mật giữa các nhân viên. Theo lập luận của giới chức tình báo Mỹ, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các cơ quan gián điệp mạng tinh vi nhất - bao gồm các cơ quan của Trung Quốc và Nga - NSA bắt buộc phải giám sát Internet trên quy mô rộng lớn.
Theo nhận định của James Clapper, Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), những tài liệu mật bị rò rỉ sẽ giúp cho kẻ thù của nước Mỹ sở hữu được "những kỹ thuật đặc biệt mà chúng ta sử dụng để chặn bắt tín hiệu những cuộc giao tiếp điện tử của họ trong các nỗ lực của chúng ta nhằm bảo đảm cho nước Mỹ cùng với các đồng minh được an toàn, và cũng để cung cấp cho giới chức lãnh đạo của chúng ta thông tin cần thiết để có những quyết định liên quan đến an ninh quốc gia".
Song, nếu giới chức tình báo coi hành động tiết lộ các tài liệu mật là sự phản bội (nước Mỹ) thì ngược lại, các chuyên gia an ninh Internet cũng cảm thấy một sự thất vọng tương tự trước những gì mà NSA đã làm trong suốt thập niên qua.
Chuyên gia nghiên cứu an ninh Internet Dan Kaminsky cho rằng: "Hiện nay có một sự hoang mang lan rộng trong lòng người dân Mỹ trước những hành động quá đáng của chính phủ". Còn Sacha Meinrath, Giám đốc Viện Nghiên cứu mở ở Washington, tố cáo NSA cố gắng biến Internet thành môi trường để xâm nhập và giám sát không giới hạn.
Google đang nỗ lực lập hệ thống thông tin mã hóa mới chống gián điệp.
Hiện nay, các "ông khổng lồ" trong lĩnh vực giao tiếp truyền thông cá nhân như Google và Facebook đang cố gắng tạo lập những hệ thống mới mà về nguyên tắc cơ bản khiến cho hoạt động gián điệp nghe lén của chính quyền Mỹ trở nên khó thực hiện hơn.
Công ty Google, đặt trụ sở tại Mountain View, bang California, đang trong tiến trình lập hệ thống mã hóa mới mọi dữ liệu lưu thông qua các đường truyền cáp quang giữa các trung tâm dữ liệu của công ty. Đối với các dịch vụ như Gmail, dữ liệu được truyền đến máy tính của người dùng cũng được mã hóa. Tuy nhiên, những thông điệp và dữ liệu khác lưu thông nội bộ giữa các trung tâm dữ liệu của Google không được mã hóa bởi vì rất phức tạp về mặt kỹ thuật cũng như việc triển khai lập mã khá đắt tiền.
Tháng 8 vừa qua, Facebook thông báo: Công ty này cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị lập hệ thống mã hóa mới nhằm mục đích ngăn cản hành động thu thập dữ liệu của tình báo Mỹ. Marc Rotenberg - Giám đốc Điều hành Trung tâm Thông tin điện tử riêng tư (EPIC), một tổ chức nhân quyền ở Washington - cho rằng, NSA rất khó bảo đảm không có sự va chạm nhau trong vai trò kép: tức là, thu thập dữ liệu về những cuộc giao tiếp ở nước ngoài đồng thời vẫn bảo vệ được tính riêng tư của những giao tiếp của người dân Mỹ.
Sáng kiến lập hệ thống thông tin mã hóa mới của Google được công ty này phê duyệt vào năm 2012 và bắt đầu được triển khai mạnh hơn từ tháng 6/2013, sau khi chương trình nghe lén toàn cầu Prism của NSA bị "người thổi còi" Edward Snowden tiết lộ. Thông tin mã hóa mới sẽ ngăn cản hiệu quả sự dòm ngó của các cơ quan tình báo đối với những người dùng các dịch vụ của Google nhưng cũng không ảnh hưởng đến các yêu cầu khai thác dữ liệu của công ty từ chính quyền vì lý do an ninh quốc gia trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Các chuyên gia phân tích đang làm việc bên trong trụ sở NSA ở Fort Meade, bang Maryland.
Theo giới chức Google và các chuyên gia an ninh độc lập, việc sử dụng công nghệ mã hóa ngày càng lan rộng gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động gián điệp - cho dù nó được tiến hành bởi chính quyền hay các hacker giỏi nhất. Eric Grosse, Phó chủ tịch Công nghệ an ninh của Google, nhận định: "Đó là cuộc chạy đua vũ trang thật sự và chúng tôi nhìn thấy các cơ quan chính quyền nằm trong số những tay chơi có kỹ năng nhất trong cuộc chơi cân não này".
Theo các chuyên gia an ninh, ngoài chính quyền Mỹ còn có những nỗ lực xâm nhập gián điệp từ Trung Quốc, Nga, Anh và Israel. Về phần mình, giới chức DNI tuyên bố: "Trong chiều dài lịch sử, các quốc gia đã sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ những bí mật của họ; và ngày nay bọn khủng bố, tội phạm mạng, bọn buôn người và các loại tội phạm khác cũng sử dụng công nghệ này để che giấu các hoạt động phạm pháp của chúng. Do đó, cộng đồng tình báo Mỹ sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu chúng ta không có biện pháp chống lại".
Hiện tại, Google từ chối tiết lộ những chi tiết về số tiền tiêu tốn cho nỗ lực lập hệ thống mã hóa mới là bao nhiêu, số trung tâm dữ liệu liên quan hay công nghệ mã hóa chính xác được sử dụng là gì mà chỉ cho biết là nó "rất mạnh".
NSA thu thập dữ liệu smartphone như thế nào?
NSA có được nhiều lợi thế trước sự bùng nổ của smartphone (điện thoại di động thông minh) và cơ quan này đã phát triển thành công khả năng xâm nhập vào iPhone, các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và thậm chí cả BlackBerry - smartphone trước đây được coi là đặc biệt an toàn trước mọi nỗ lực tấn công đánh cắp dữ liệu cá nhân! Ở Đức, hiện có hơn 50% những người sử dụng điện thoại sở hữu một smartphone; còn ở Anh là tỷ lệ người sử dụng lên tới 2/3. Khoảng 130 triệu người ở Mỹ sử dụng một smartphone.
Đối với một cơ quan tình báo tầm cỡ thế giới như NSA thì các thiết bị lưu trữ dữ liệu cá nhân tuyệt vời như smartphone đúng là "mỏ vàng" để khai thác thông tin tình báo có giá trị - bao gồm các giao tiếp xã hội; mọi chi tiết về lối sống của người dùng cũng như sự di chuyển, các mối quan tâm (ví dụ, thông qua các từ khóa tìm kiếm), hình ảnh, đôi khi số thẻ tín dụng và mật khẩu của họ.
Theo báo cáo năm 2010 của NSA có tiêu đề "Sự khai thác các xu hướng, các mục tiêu và kỹ thuật hiện thời", sự phổ biến rộng rãi smartphone trên thế giới là thách thức mới và để giải quyết vấn đề này, cơ quan tình báo đã thành lập một đơn vị đặc nhiệm phụ trách nghiên cứu về các nhà sản xuất smartphone hàng đầu (Apple và Google) cũng như các hệ điều hành của thiết bị - như là iOS của iPhone và Android của Google.
Ngoài ra, một đội khác của NSA cũng tập trung nghiên cứu những cách tấn công BlackBerry, thiết bị có "thành trì" bảo mật được đánh giá là kiên cố bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, giới chức của BlackBerry từ chối bình luận về sự tấn công của chính quyền nhằm vào hệ thống bảo mật của công ty, đồng thời nhấn mạnh BlackBerry không có "cửa hậu" dành cho cơ quan tình báo khai thác dữ liệu khách hàng.
Hình ảnh cho thấy e-mail từ một cơ quan chính quyền Mexico gửi đi bằng công nghệ mã hóa của BlackBerry nhưng vẫn bị NSA đánh chặn được.
Nỗ lực gián điệp dữ liệu smartphone của NSA mang về những kết quả khá ấn tượng. Ví dụ, hình ảnh con trai một cựu bộ trưởng Quốc phòng vòng tay ôm một phụ nữ trẻ (bức ảnh do chính người con trai này chụp bằng iPhone). Hay một loạt các bức ảnh khác mô tả những thanh niên và phụ nữ trong các khu vực bất ổn - bao gồm một người đàn ông vũ trang trong vùng núi ở Afghanistan, một người Afghanistan với bạn bè và một nghi can khủng bố ở Thái Lan. Tất cả những bức ảnh như thế đều được chụp bằng smartphone. Một bức ảnh chụp vào tháng 1/2012 mà NSA thu thập được cho thấy một cựu quan chức chính quyền nước ngoài đang nằm thư giãn trên ghế dài xem tivi và tự chụp mình với iPhone.
Phần nhiều dữ liệu thu thập thông qua một bộ phận của NSA chịu trách nhiệm tiến hành các chiến dịch gián điệp tùy biến, chống lại các mục tiêu quan trọng. Một trong các công cụ của nhân viên NSA là sử dụng các file sao lưu dự phòng do smartphone thiết lập.
Theo một tài liệu mật của NSA được Edward Snowden tiết lộ, các file này chứa đựng loại thông tin mà các chuyên gia phân tích tình báo đặc biệt quan tâm - như là danh bạ điện thoại, nhật ký cuộc gọi và bản nháp lưu các văn bản tin nhắn. Để thu thập được dữ liệu như thế, nhân viên NSA không cần truy cập hệ thống smartphone mà chỉ cần xâm nhập máy tính mà smartphone kết nối. NSA cũng có chương trình giám sát 38 tính năng đặc biệt của hệ điều hành iPhone 3 và 4 - bao gồm bản đồ, voicemail và hình ảnh; cũng như các ứng dụng Google Earth, Facebook và Yahoo Messenger.
Các chuyên gia phân tích của NSA đặc biệt thích thú với dữ liệu vị trí địa lý lưu trữ trong iPhone cho phép họ định vị nơi ở của người dùng vào thời điểm nào đó. Thậm chí, NSA có thể theo dõi mọi sự di chuyển của đối tượng trong khoảng thời gian mở rộng cho đến khi Apple loại bỏ "lỗi" này bằng phiên bản hệ điều hành 4.3.3 và giới hạn thời gian lưu trữ chỉ trong vòng 7 ngày.
Ngoài smartphone phổ biến nhất thế giới như iPhone của Apple, NSA cùng với đối tác tình báo tín hiệu Anh GCHQ còn quan tâm đến thiết bị thông minh khác - đó là BlackBerry. Bởi vì sản phẩm của nhà sản xuất Canada này được một nhóm mục tiêu đặc biệt sử dụng: các công ty mua thiết bị cho các nhân viên của họ. Theo vài tài liệu mật, NSA đã trải qua nhiều năm cố gắng để thu thập những cuộc giao tiếp trên BlackBerry. Công ty hãnh diện với "thành trì" bảo vệ kiên cố và luôn duy trì một "Nhóm hành động BlackBerry" đặc biệt cho mục đích bảo mật này.
Theo các tài liệu mật, nhà sản xuất BlackBerry bắt đầu sử dụng công nghệ mới nén dữ liệu trên thiết bị thông minh của mình từ tháng 5/2009 khiến cho NSA và GCHQ bó tay với smartphone này trong suốt 1 năm. Nhưng, cuối cùng GCHQ cũng phá vỡ thành công hệ thống mã hóa của BlackBerry. Đến tháng 6/2012, NSA có thể mở rộng kho "vũ khí" của mình để chống lại BlackBerry. Tuy nhiên, các nhà sản xuất smartphone nhấn mạnh, họ không hề hợp tác với NSA hay GCHQ mà thật ra chính các cơ quan tình báo này cố tình bẻ khóa bảo mật của thiết bị thông minh.
Những nỗ lực đáng sợ của NSA vẫn không làm nản chí Công ty BlackBerry và an ninh bảo mật luôn được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu cho các model mới của nhà sản xuất, như là Q10.
Theo CAND
Ấn Độ - Trung Quốc triển khai cuộc đấu vệ tinh quyết liệt Tuần qua, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Anthony đã đến Bắc Kinh để thảo luận về "Hiệp định hợp tác phòng vệ biên giới". Thời gian qua, New Dehli đã đầu tư ngân sách cực lớn để phát triển hệ thống định vị toàn cầu để nâng cao khả năng bảo vệ biên giới. Ngày 07/07 vừa qua, Bộ trưởng quốc...