Tiết lộ vụ đặc nhiệm Mỹ cải trang thành nhân viên sân bay để sát hại tướng Iran
Thông tin mới nhất dựa trên các cuộc phỏng vấn với 15 quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ cho thấy bức tranh chi tiết liên quan đến kế hoạch ám sát tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran hơn một năm trước đây.
Tướng Qassem Soleimani khi còn đảm nhận cương vị Tư lệnh lực lượng đặc biệt Quds. Ảnh: Reuters
Theo thông tin được tờ “The National” đăng ngày 10/5, một nhóm đặc nhiệm Mỹ đã cải trang thành nhân viên bảo dưỡng kĩ thuật tại sân bay Baghdad, đảm nhận vai trò chỉ điểm, điều phối vụ không kích nhằm vào đoàn xe chở tướng Soleimani. Họ nhận trợ giúp từ một nhóm các tay súng tinh nhuệ người Kurd tại Syria, cùng với các chuyên gia Israel chuyên về giám sát điện thoại từ xa.
Ba nhóm bắn tỉa của lực lượng đặc nhiệm Delta (Mỹ) trong vai nhân viên sân bay đã chờ đợi, đón lõng chiếc xe chở tướng Soleimani – người đáp chuyến bay xuống Baghdad sau hành trình bay cất cánh từ thủ đô Damascus, Syria. Số đặc nhiệm này đóng cách khu vực “vùng chết” – con đường di chuyển từ sân bay, khoảng 600-900m. Vùng này được thiết lập để tạo lưới tam giác giúp xác định vị trí của tướng Suleimani khi ông lên xe rời sân bay.
Một số thành viên của Nhóm chống khủng bố (CTG), đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của các tay súng người Kurd ở miền bắc Iraq, đóng vai là những người chở hành lý ở sân bay và thành viên điều hành mặt đất. Họ là những người giúp định vị mục tiêu. Có tin cho biết, chính một người trong số này đã hướng dẫn máy bay chở tướng Soleimani dừng trên đường băng khi ba thiết bị bay không người lái được trang bị tên lửa đất đối không Hellfire bay lượn ở phía trên.
Video đang HOT
Thông tin tiết lộ cũng cho thấy một lính bắn tỉa được trang bị ống ngắm chuyên dụng có gắn camera và truyền trực tiếp diễn biến tại sân bay về trụ sở Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, nơi tư lệnh lực lượng Delta đang có mặt để điều hành chiến dịch. Còn tại Tel Aviv, sĩ quan liên lạc của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ phối hợp với các đối tác Israel chuyên theo dõi điện thoại của tướng Soleimani.
Về diễn biến, một số nguồn tin cho biết ngay sau khi hai chiếc xe trong đoàn di chuyển vào “vùng chết”, Mỹ đã phóng hai quả tên lửa Hellfire nhằm vào xe chở tướng Suleimani, phá hủy hoàn toàn phương tiện này. Chiếc xe còn lại tìm cách thoát khỏi hiện trường, nhưng chạy được khoảng 100m thì khựng lại, khi một lính bắn tỉa Delta nổ súng nhằm trúng tài xế.
Tướng Soleimani là mục tiêu chính trong vụ máy bay không người lái của Mỹ tấn công đoàn xe ở sân bay quốc tế Baghdad ngày 3/1/2020. Tổng cộng có 5 người Iran và 5 người Iraq thiệt mạng trong vụ này.
Để trả đũa, ngày 8/1/2020, Iran đã phóng một loạt tên lửa đạn đạo từ lãnh thổ nước này nhằm vào một cơ sở quân sự của Mỹ tại thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq và căn cứ không quân Al Asad ở miền Tây Iraq. Vụ tấn công khiến khoảng 100 lính Mỹ đóng tại đây bị tổn thương não, do tác động của sóng nhiệt mà tên lửa tạo ra.
Iran biên chế hơn 300 xuồng vũ trang
Hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nhận khoảng 340 xuồng vũ trang cao tốc, khí tài lực lượng này thường dùng để bắt tàu nước ngoài.
"Với các đặc điểm như tốc độ nhanh, khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, ẩn mình được nhiều nhất có thể và các tính năng khác, xuồng cao tốc đóng vai trò không thể thay thế trên biển", thiếu tướng Mohammad Bagheri, tham mưu trưởng quân đội Iran, nói tại lễ biên chế hàng trăm xuồng cao tốc tại thành phố Bandar Abbas ngày 8/2.
"Việc đóng và sử dụng tàu cao tốc không phải là điều quốc gia khác không làm được, song yếu tố làm nên sức mạnh không thể thay thế của loại xuồng nhỏ này là một thủy thủ có thể vừa phòng thủ vừa tấn công kẻ thù", tướng Bagheri nói và ca ngợi năng lực tác chiến ngày càng tăng của lực lượng hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Hạm đội phòng thủ bờ biển quy mô lớn của IRGC gồm các xuồng cao tốc nhỏ được trang bị tên lửa và đại liên được đánh giá là "nỗi đau đầu" với các nhà hoạch định chính sách quân sự Mỹ. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái dọa bắn xuồng vũ trang Iran sau khi cáo buộc chúng "quấy rối" các chiến hạm cỡ lớn của Mỹ bằng cách di chuyển gần với tốc độ cao.
IRGC cũng thường sử dụng xuồng cao tốc này để áp sát, bắt tàu dầu nước ngoài hoạt động ở Vịnh Ba Tư hoặc đi qua eo biển Hormuz.
Lễ biên chế hơn 300 xuồng vũ trang cao tốc của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tại thành phố Bandar Abbas, ngày 8/2. Ảnh: GlobalTV .
Iran được đánh giá làm chủ công nghệ chế tạo xuồng vũ trang cao tốc với nhiều thiết kế để tối đa các đặc tính thủy động lực học, giảm tiết diện radar và cho phép chúng tăng tốc tới hơn 165 km/h. Xuồng cao tốc của Iran có thể tung đòn tấn công gây thiệt hại nặng cho đối phương bằng bệ phóng rocket hoặc tên lửa.
Lực lượng hàng hải của IRGC hồi tháng 5/2020 nhận 112 xuồng cao tốc các loại trong bối cảnh căng thẳng Iran - Mỹ ở mức cao liên quan đến loạt vụ bắt tàu chở dầu, UAV của hải quân Mỹ bị bắn rơi và tướng Qassem Soleimani bị hạ sát khiến Iran tập kích tên lửa trả đũa.
Iran bày tỏ lạc quan thận trọng rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tìm cách hạ nhiệt căng thẳng và gia nhập lại thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ rút khỏi năm 2018. Tuy nhiên, Biden ngày 7/2 cho biết Mỹ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Iran nếu không ngừng làm giàu uranium và tuân thủ các cam kết khác trong thỏa thuận.
Một năm sau cái chết của Soleimani: Chỉ huy Iran thề 'không ngừng phản kháng' Mỹ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Iran Esmail Ghaani, người kế nhiệm Soleimani, ngày 1/1 tuyên bố Iran "sẵn sàng đáp trả" Mỹ trong mọi tình huống. Hôm 1/1, kỷ niệm 1 năm sau sự kiện Mỹ hạ sát tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), bằng máy bay không người...