Tiết lộ vị trí ngồi “nguy hiểm” nhất trên ô tô
Theo cơ quan an toàn quốc gia Mỹ, tuỳ vào vị trí ngồi và thiết kế của mỗi dòng xe mà khi xảy ra tai nạn sẽ quyết định đến mức độ tổn thương của người ngồi bên trong. Dưới đây là những phân tích cụ thể về vị trí ngồi an toàn khi xảy ra tai nạn.
Dòng xe sedan
Đối với dòng xe sedan, vị trí hàng ghế trước cạnh người lái là chỗ ngồi nguy hiểm nhất. Bởi khi xảy ra sự cố ở phía trực diện, người lái thường theo phản xạ tự nhiên mà đánh tay lái theo hướng né tránh cho bản thân. Do đó, ghế bên cạnh sẽ vị trí chịu tác động nặng nề hơn.
Ngoài ra, khi xảy ra va chạm trực diện, người ngồi ở hàng ghế trước sẽ dễ bị va chạm phần đầu, ngực vào bảng taplo hoặc kính lái nếu túi khí không hoạt động. Còn ở hàng ghế phía sau, tác động va chạm sẽ thấp hơn so với ngồi ghế trước.
Dòng xe SUV, MPV có cấu tạo khung và cabin riêng biệt. Theo đó, cabin được gắn kết với khung xe bằng nhiều bu lông và đai ốc nên có khả năng chống chịu va đập tốt hơn dòng xe sedan. Tuy nhiên, nếu bị tông từ phía sau, thì phần đuôi xe của SUV, MPV rất dễ bị biến dạng và gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người ngồi sau.
Vị trí ngồi giữa ở hàng ghế thứ hai được xem là an toàn nhất trên dòng xe SUV, MPV. Ảnh ST.
Theo các chuyên gia, vị trí ngồi giữa ở hàng ghế thứ hai được xem là an toàn nhất trên dòng xe SUV, MPV. Nguy cơ chấn thương nặng do tai nạn giao thông là thấp nhất, đồng thời có khả năng giảm nhẹ hơn 70% tổn thương so với các vị trí ngồi còn lại nếu xe xảy ra va chạm.
Video đang HOT
Dòng xe hatchback
Tương tự các dòng xe khác, vị trí ngồi cạnh ghế lái luôn là vị trí nguy hiểm nhất kể cả va chạm từ trước hay phía sau. Khi va chạm xảy ra, người ngồi vị trí này có thể bị đập đầu vào kính chắn gió nếu không thắt dây an toàn. Các vị trí ngồi ở hàng ghế sau được đánh giá là an toàn hơn. Đặc biệt, vị trí ngồi giữa vẫn được cho là an toàn nhất.
Dòng xe 16-29 chỗ
Với dòng xe 16-29 chỗ, hai ghế trước cạnh ghế lái tài xế được xem là nguy hiểm nhất. Bởi trong trường hợp xảy ra va chạm, lực quán tính sẽ khiến người ngồi ở hai vị trí này dễ đập đầu vào taplo hoặc văng lên kính chắn gió. Trong khi đó, những hàng ghế phía sau sẽ ít chịu tác động hơn.
Trường hợp xe bị đâm từ hai bên, vị trí ngồi ở cạnh hai bên cửa sổ là nguy hiểm nhất. Ảnh ST.
Trường hợp xe bị đâm từ hai bên, vị trí ngồi ở cạnh hai bên cửa sổ là nguy hiểm nhất. Nếu xe bị đâm từ dưới, vị trí hàng ghế cuối cùng là nguy hiểm nhất. Do đó, vị trí ngồi giữa sẽ là an toàn nhất.
Dòng xe khách trên 30 chỗ
Vị trí nguy hiểm nhất trên dòng xe trên 30 chỗ ngồi là ở hàng ghế dọc cửa sổ theo chiều phía bên ghế lái. Do khả năng xe chạy ngược chiều gây ra va chạm cao hơn so với xe cùng chiều, nên vị trí ngồi bên phía ghế lái sẽ nguy hiểm hơn.
Vị trí nguy hiểm nhất trên dòng xe trên 30 chỗ ngồi làm ở hàng ghế dọc cửa sổ theo chiều phía bên ghế lái. Ảnh ST.
Không chỉ vậy, những mảnh kính vỡ khi xảy ra tai nạn sẽ gây thêm thương tích cho người ngồi tại vị trí này. Vì vậy, chỗ ngồi an toàn nhất là các ghế ở khu vực giữa.
Theo Autopro.
Sedan, hatchback, SUV, MPV: Kiểu ôtô nào phù hợp với bạn?
Mỗi người sở hữu xe theo nhu cầu và phong cách sống riêng, quan trọng là chọn đúng từ đầu.
Một số người muốn chiếc xe nhỏ nhắn bởi nó mới vừa không gian đỗ xe nhỏ hẹp. Người khác muốn chiếc MPV gia đình bởi nó mới đủ không gian cho 5 đứa trẻ trong nhà.
Chiếc xe phù hợp sẽ vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng của bạn, vừa tiết kiệm chi phí. Vì thế, việc chọn đúng xe từ đầu có ý nghĩa rất quan trọng.
Sedan: Mẫu xe lịch sự, sang trọng, phù hợp đi trong thành phố và vùng đồng bằng. Xe có không gian để chân thoải mái cho hàng ghế sau. Phần không gian giữa người lái và người ngồi sau cũng rộng hơn. Xe vận hành ổn định hơn khi chạy tốc độ cao. Tuy nhiên, sedan cũng có điểm yếu riêng, chẳng hạn không phù hợp cho off-road, và không đủ chỗ chứa đồ cỡ lớn.
Coupe: Xe mang dáng thể thao năng động dành cho giới trẻ sành điệu. Chiếc xe đặc biệt phù hợp cho những vùng đất bằng phẳng ven biển, không khí trong lành để người lái có thể tận hưởng gió trời khi lái xe. Đổi lại, xe chỉ có hai chỗ, cho tài xế và người còn lại. Không gian nội thất nhỏ hẹp, hầu như không có chỗ cho hành lý, và thường đắt hơn sedan dù có cùng thông số động cơ.
Hatchback: Kích cỡ nhỏ giúp tìm chỗ đỗ dễ dàng, xe có thể luồn lách qua các con đường nhỏ hẹp. So với sedan, những chiếc hatchback cao hơn, có không gian rộng hơn nhưng không sang trọng, lịch lãm bằng. Nếu để đồ có mùi ở cốp xe thì cả xe sẽ bị ảnh hưởng bởi hatchback không có cốp rời tách biệt như sedan. Thường giá xe Hatchback cũng rẻ hơn so với sedan cùng thông số động cơ.
SUV: Với không gian nội thất rộng rãi, SUV phù hợp cho nhu cầu chở nhiều người, off-road để khám phá những vùng đất mới. Nhờ gầm cao, người lái có tầm quan sát đường tốt hơn, người ngồi xe SUV cũng thoải mái hơn trong những hành trình dài. Tuy nhiên, do kích cỡ cồng kềnh, SUV sẽ gặp khó khăn khi vận hành trong phố, khó tìm chỗ đỗ và thường tốn nhiên liệu do động cơ công suất lớn.
MPV: Cũng như SUV, xe đa dụng MPV đủ chỗ chứa 7-8 người, nhiều không gian để chân, thường là xe gia đình. Khoảng sáng gầm xe thấp hơn SUV, phù hợp với nhu cầu di chuyển trong thành phố, hoặc vùng đồng bằng. Giữa MPV và sedan khác nhau cơ bản ở số lượng ghế ngồi, MPV thường có từ 7 đến 9 chỗ. Giữa MPV và SUV khác nhau ở khả năng off road, trong khi SUV phù hợp cho cung đường dốc, khó thì MPV phù hợp địa hình bằng phẳng.
Theo Zing
Những câu hỏi thú vị về xe hơi khiến bạn bất ngờ Một trong những thắc mắc của người sở hữu ôtô là tại sao xe sedan không có cần gạt nước phía sau hay vì sao cửa kính sau ôtô không hạ hết xuống? Hãy cùng Cartimes trả lời những câu hỏi trên. 1. Cửa kính sau ôtô không hạ hết xuống là do đâu? Cửa kính sau ôtô không hạ hết xuống bởi...