Tiết lộ về tỷ phú da đen duy nhất Nam Phi
Ông trùm khoáng sản Patrice Motsepe là tỷ phú da đen duy nhất và đầu tiên của Nam Phi với đế chế African Rainbow Minerals (ARM) – chuyên khai thác và chế biến nhiều loại khoáng sản như bạch kim, nickel, crome, sắt, iron, mangan, than đá, đồng và vàng do người da màu đầu tiên ở Nam Phi sở hữu
Năm 1997, khi thị trường vàng xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ, ông bắt tay mua các mỏ vàng với giá ưu đãi và sau đó thành lập African Rainbow Minerals.
Nhờ có chính sách trao quyền kinh tế cho người da đen (BEE), giúp chuyển đổi từ sang nền dân chủ từ chính sách phân biệt chủng tộc, ông Motsepe đã trở thành ông trùm khai thác mỏ, với tài sản ròng lên đến 2,2 tỷ USD, với nhiều khoản đầu tư và nắm nhiều cương vị quản lý khác nhau.
Patrice Motsepe.
Để giúp đỡ đồng bào mình, ông đã tạo ra đế chế mang tên Motsepe Foundation, dùng tài sản của mình hỗ trợ giáo dục, giúp đỡ những người có nhu cầu với mục tiêu cuối cùng là mọi người có thể tự thân vận động và làm việc độc lập.
Với tư cách là một luật sư, ông được vinh danh doanh nhân xuất sắc nhất Nam Phi năm 2002.
Dưới đây là 7 sự kiện mấu chốt trong cuộc sống của ông:
Video đang HOT
1. Tên của ông – Patrice, được gia đình đặt vì lòng ngưỡng mộ Patrice Lumumba, người đầu tiên đắc cử Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ Congo. Lumumba đóng vai trò quan trọng trong nền độc lập từ tay Bỉ. Vụ thủ tiêu vị thủ tướng 35 tuổi năm 1961 là một trong những nghi án tình báo nổi tiếng còn sót lại của thế kỷ 20.
2. Năm 2013, Motsepe đã hiến tặng một nửa tài sản để làm từ thiện. Động thái này được thực hiện sau khi Bill Gates và Warren Buffett kêu gọi các tỷ phú hiến tặng tài sản của mình. Khoản tiền này do Motsepe Foundation quản lý và dùng để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, người tàn tật, thất nghiệp, phụ nữ, thanh niên, công nhân và những đối tượng yếu thế ở Nam Phi.
3. Ông là chủ sở hữu của đội bóng Mamelodi Sundowns.
4. Motsepe hiện là người giàu thứ 847 theo đánh giá của tạp chí Forbes. Ông hiện là 1 trong 7 người Nam Phi có tên trong danh sách này và là người da màu đầu tiên.
5. Ông tôn trọng triết lí Ubuntu (niềm tin vào một sự liên kết giữa toàn thể nhân loại) của Nam Phi, biểu hiện sự kết nối. “Đó luôn là một phần trong văn hoá và truyền thống của chúng tôi để hỗ trợ và chăm sóc cho các thành viên kém may mắn và thiệt thòi trong cộng đồng. Nét văn hoá này cũng được thể hiện trong tinh thần và truyền thống của Ubuntu”, ông nói.
6. Ông đi làm từ rất sớm, trong suốt những kỳ nghỉ ở trường học tại cửa hàng Spaza của cha ông. Đây là một loại cửa hàng tiện lợi phổ biến ở Nam Phi, nằm ở Hammanskraal, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Pretoria, nơi cha ông từng bị trục xuất vì phân biệt chủng tộc.
7. Ông mang dòng máu quý tộc. Ông mang thân phận hoàng thân trong một gia tộc thuộc bộ lạc Tswana, một trong những dân tộc thiểu số da màu lớn nhất Nam Phi.
Phát biểu trên kênh Marketplace Africa của CNN, Motsepe cho biết: “Chúng tôi xây dựng một hầm mỏ ở một tỉnh, tạo công ăn việc làm cho 5.000 người. Khi chúng tôi tới đây, có khoảng 90% tỉ lệ thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ mọc lên để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho chúng tôi”.
Theo Quốc Việt (theo CNN) (Đời sống & Pháp luật)
Lo ngại Nga và Trung Quốc, Mỹ tăng cường do thám Bắc Cực
Trong bối cảnh Trung Quốc và Nga gia tăng hiện diện quân sự tại Bắc Cực, các cơ quan tình báo Mỹ đang ráo riết nghiên cứu tìm hiểu khu vực hoang vu có trữ lượng dầu, khí đốt và khoáng sản khổng lồ này.
Thủy thủ đoàn tàu tuần duyên Healy của Mỹ cùng nhóm nhà khoa học dự án quốc tế về hải dương Geotraces tại Bắc Cực ngày 7.9.2015. Tàu Healy đến Bắc Cực ngày 5.9, trở thành tàu không vũ trang đầu tiên của Mỹ đến khu vực này - Ảnh: Tuần duyên Mỹ
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) ngày 10.9 cho biết, đây là lần đầu tiên Mỹ có động thái trên tính từ sau Chiến tranh lạnh và cũng là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của Bắc Cực đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.
Trong 14 tháng qua, gần như toàn bộ 16 cơ quan tình báo Mỹ đã điều động chuyên gia phân tích làm việc toàn thời gian đến Bắc Cực, theo Los Angeles Times. Văn phòng giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ mới đây đã triệu tập một "ban hoạch định chiến lược" nhằm liên kết các nhà phân tích lại với nhau để cùng chia sẻ các nghiên cứu.
Ngoài việc dựa vào dữ liệu từ các vệ tinh do thám của Mỹ và các thiết bị cảm biến rà quét dưới mặt nước lạnh giá, các chuyên gia Mỹ còn phân tích dữ liệu do thám thô thu thập từ một trạm do thám vừa được xây sửa gần đây của Canada tại Cực Bắc và tàu trinh sát Marjata của Na Uy. Tàu này đang được nâng cấp tại một xưởng đóng tàu của Hải quân Mỹ ở nam Virginia.
Động thái nói trên cho thấy Mỹ, tương tự những cường quốc khác, đang tìm cách điều chỉnh chiến lược của mình trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tạo ra những tuyến hải trình mới và tạo ra một cuộc đua nhằm vào khu vực hoang vu có trữ lượng dầu, khí đốt và khoáng sản khổng lồ.
Cơ quan Do thám địa không gian quốc gia Mỹ (NGA) đã dành hẳn 2 năm để vẽ các bản đồ và biểu đồ mới về các tuyến hải hành và lãnh thổ tại Bắc Cực. Một số thông tin về các bản đồ này đã được công bố công khai hồi tuần trước, trong thời gian Tổng thống Mỹ Barack Obama công du bang Alaska.
Những tấm bản đồ này cho thấy các đường băng, các khu vực khoan dầu, cảng biển, hải giới và các tuyến hải trình. NGA lên kế hoạch công bố bản đồ 3D về toàn vùng Alaska vào năm 2016 và toàn bộ Bắc Cực vào năm 2017 nhằm giúp cho việc theo dõi băng tan.
Một chiếc F-22 Raptor bay tuần trên các dãy núi tuyết phủ ở Alaska, năm 2009 - Ảnh: Không lực Mỹ
Los Angeles Times cho biết, sự tập trung của cơ quan tình báo Mỹ tại Bắc Cực chủ yếu là nhằm vào hoạt động tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Hạm đội Phương Bắc của nước này đang đồn trú tại Murmansk, nằm bên trong Vòng tròn Bắc Cực.
Hồi tháng 3.2014, Moscow đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại 10 căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại Bắc Cực, trong đó có 14 phi trường đã bị đóng cửa sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Đào vàng bất hợp pháp: Liều mạng sống đổi lấy vài đô la Mỗi ngày, hàng ngàn thợ mỏ bất hợp pháp chen chúc dưới khắp các mỏ vàng bỏ hoang của thành phố Johannesburg (Nam Phi). Họ đánh đổi mạng sống để kiếm về vài đô la từ công việc có thể xem là tồi tệ nhất thế giới. Anh Respect Moyo - Ảnh chụp màn hình trang CNN "Zama zamas" là từ dùng dể...