Tiết lộ về tàu chiến thế hệ mới nhất, uy lực ‘khủng’ của Hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ cho biết muốn thế hệ tàu chiến tiếp theo có khả năng bắn tên lửa siêu thanh và tia laser mạnh hơn gấp 10 lần so với vũ khí laser hiện có.
Theo trang tin Viện Hải quân Mỹ (news.usni.org), Hải quân Mỹ mới đây đã tiết lộ thiết kế của tàu khu trục DDG (X) trong tương lai. Đây là loại tàu chiến mới được thiết kế có khả năng tích hợp thế hệ vũ khí năng lượng dẫn đường mới và các cảm biến năng lượng cao, dự kiến sẽ được đóng vào năm 2028.
DDG (X), còn được gọi là chương trình Khu trục Tên lửa Có Điều khiển Thế hệ Tiếp theo, là một chương trình của Hải quân Mỹ nhằm phát triển loại tàu chiến thay thế cho 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và các tàu khu trục cũ hơn lớp Arleigh Burke.
Thiết kế của tàu chiến thế hệ mới DDG (X). Ảnh: Thedrive.com
Video đang HOT
Phó giám đốc chương trình DDG (X) Katherine Connelly cho biết: “Các khả năng mà chúng ta sẽ cần trong thế kỷ 21 để tiếp tục chống lại mối đe dọa là tăng cường năng lực cảm biến tên lửa, vũ khí năng lượng định hướng, điều này thực sự cần rất nhiều năng lượng để tăng khả năng tồn tại và tăng khả năng cung cấp năng lượng”.
Theo kế hoạch, DDG (X) sẽ sử dụng hệ thống chiến đấu được phát triển từ thế hệ tàu chiến Flight III Arleigh Burke kết hợp radar tìm kiếm đường không SPY-6 và hệ thống chiến đấu Baseline 10 Aegis mới. DDG (X) sẽ sử dụng động cơ đẩy điện tích hợp (IEP) như được sử dụng trên tàu lớp Zumwalt, với tầm hoạt động lớn hơn 50%, thời gian hoạt động lâu hơn 120% và giảm 25% lượng nhiên liệu đốt so với các tàu khu trục của Hải quân Mỹ hiện tại.
Về lý thuyết, tàu chiến mới có thể cung cấp năng lượng laser lên tới 600 kilowatt, đủ mạnh để đánh chặn các tên lửa dẫn đường của đối phương. DDG (X) ban đầu được cho là sẽ trang bị Hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41 với 32 ống phóng, nhưng có thể được thay thế bằng các khẩu Mk 41 bằng 12 ô tên lửa lớn hơn cho phù hợp với các vũ khí siêu thanh mới nhất mà Lầu Năm Góc đang phát triển. Radar tìm kiếm đường không SPY-6 có thể mở rộng từ khẩu độ 14 feet sang 18 feet để tăng độ nhạy của cảm biến, điều này có nghĩa là các mối đe dọa trên không có thể được phát hiện và theo dõi ở phạm vi lớn hơn và với độ chính xác cao hơn.
Tàu chiến mới cũng sẽ phù hợp hơn với khái niệm về Hoạt động Hàng hải Phân tán đang nổi lên, vốn là ý tưởng của Hải quân Mỹ về cách đối phó với các lực lượng phân tán trên không, trong đó có các kịch bản đối đầu với Trung Quốc trong tương lai ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cũng như các hoạt động phân tán ở châu Á Thái Bình Dương, DDG (X) sẽ được tối ưu hóa để triển khai ở Bắc Cực, một khu vực khác có tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số câu hỏi lớn đối với chương trình DDG (X). Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về kích thước tổng thể của con tàu hoặc các chi phí liên quan. USNI News cho rằng giá mỗi thân tàu có thể là hơn 1 tỷ USD, dựa trên các số liệu phát triển lớp Arleigh Burke và chi phí phát triển liên quan đến lớp Constellation.
Với chi phí khổng lồ cho các chương trình tàu ngầm SSN (X) và Columbia, cộng với các khinh hạm lớp Constellation trong tương lai, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải cân nhắc giữa năng lực tác chiến và khả năng chi trả khi nỗ lực hoàn thiện thiết kế DDG (X) của mình.
Hải quân Mỹ kết án thủy thủ gây cháy tàu chiến làm thiệt hại hơn 4 tỉ USD
Hải quân Mỹ ngày 29/7 đã kết tội một thủy thủ vì tội làm gây cháy tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard hồi năm ngoái, gây ra thảm kịch cháy tồi tệ nhất đối với một tàu chiến không ở trạng thái chiến đấu trong lịch sử.
Khói bốc lên ngùn ngụt từ tàu USS Bonhomme Richard sau khi xuất hiện đám cháy kèm tiếng nổ lớn. Ảnh: AP
Vụ cháy xảy ra hôm 12/7/2020 và kéo dài trong bốn ngày, khi chiếc USS Bonhomme Richard đang đậu tại căn cứ hải quân ở San Diago. Toàn bộ cấu trúc, hệ thống điện, cơ khí bị trên tàu thiệt hại nghiêm trọng. Lực lượng chức năng sau đó đã phải tổ chức tháo dỡ, loại biên tàu USS Bonhomme Richard. Chi phí ước tính để đóng tàu mới thay thế ước tính hơn 4 tỉ USD.
Theo ông Sean Robertson, phát ngôn viên Hạm đội 3 (Mỹ), người bị buộc tội là một thủy thủ có mặt trên tàu tại thời điểm đám cháy bùng phát. Người này bị cáo buộc có hành vi đốt phá gây thiệt hại nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tàu. Tuy nhiên, hải quân Mỹ hiện chưa công bố thông tin chi tiết về bằng chứng cũng như làm rõ động cơ vụ gây cháy.
USS Bonhomme Richard là mẫu tàu tấn công, đổ bộ lưỡng cư hiếm hoi trong hải quân Mỹ, vừa là tàu chiến, đồng thời cũng có thể vận hành như một tàu sân bay loại nhỏ. Tại thời điểm gặp nạn, tàu đang ở giai đoạn gần hoàn tất nâng cấp, duy tu kéo dài trong hai năm, với chi phí lên đến 250 triệu USD.
Mỹ buộc tội thủy thủ phóng hỏa tàu chiến tỷ USD Hải quân Mỹ đã truy tố một thủy thủ trong vụ hỏa hoạn phá hủy tàu chiến USS Bonhomme Richard vào năm ngoái. Tàu chiến USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ bị phóng hỏa hồi tháng 7/2020 (Ảnh: Getty). AP dẫn thông cáo của chỉ huy Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ cho biết, thủy thủ bị buộc tội là một...