Tiết lộ tuyệt chiêu “làm ao trên sông” giúp cá lớn nhanh như thổi
Sau nhiều năm xoay sở nhiều nghề nhưng không khấm khá lên được, ông Triệu Văn Đông (xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đã mày mò nghiên cứu nghĩ ra bí quyết “ làm ao trên sông”.
Với cách “làm ao trên sông” cá ông Đông nuôi lớn nhanh “như thổi” và cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đi dọc bờ sông Lô, đến địa phận xã Hùng Lô, huyện Đoan Hùng, bên cạnh những tàu cuốc, máy hút cát và những sà lan chở cát, sang mạn, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy một tổ hợp những lồng cá được đan sát vào nhau.
Bên dòng sông Lô nước chảy siết, váng dầu do hoạt động khai thác cát nhưng lại xuất hiện hàng chục lồng cá khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Nhiều lần đi qua đây, phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã không khỏi thắc mắc là vì sao ở nơi nước sông chảy xiết, dầu máy loang lổ, nhưng lại xuất hiện những lồng cá như thế này. Không những thế, nhiều người nuôi cá lồng ở nơi khác đều rơi vào cảnh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, thậm chí là “bán sới”, nhưng ở đây nuôi cá trên sông vẫn phát triển. Từ những câu hỏi ấy, chúng tôi đã quyết định tìm gặp chủ nhân của 36 lồng cá này.
Tiếp chúng tôi là người đàn ông nhỏ thó, nước da rám nắng, nhưng ánh mắt sáng, tinh nhanh, khỏe mạnh. Ông cho biết, mình tên là Triệu Văn Đông, cựu chiến binh đang sinh hoạt trong Hội Cựu chiến binh của xã Hùng Long.
Theo ông Đông, năm 1980, ông lên đường nhập ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Sau những năm tháng được rèn luyện trong quân đội, năm 1985, ông xuất ngũ trở về địa phương.
“Những năm đầu, dù chăm chỉ lao động, xoay sở nhiều nghề nhưng thu nhập của gia đình vẫn không đủ để trang trải cuộc sống. Với ý chí, bản lĩnh của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, tôi luôn trăn trở phải tìm ra phương thức giúp tăng thu nhập kinh tế gia đình”, ông Đông tâm sự.
Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ tìm hiểu cách làm giàu, rồi lặn lội đi khắp các vùng để tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế, cuối cùng ông quyết định làm lồng nuôi cá trên sông.
Video đang HOT
Đi nhiều nơi, thấy nhiều mô hình kinh tế hay, nhưng khi biết về nghề nuôi cá lồng, ông Đông đã bén duyên luôn với nghề này.
“Đọc sách báo nhiều, đi nhiều, tôi thấy có nhiều mô hình để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi đến Thanh Thủy, thấy mô hình ‘làm ao trên sông’ của người dân, tôi đã bị “bén duyên” ngay. Bởi lẽ, lợi thế của việc nuôi cá lồng trên sông là có thể tận dụng dòng nước chảy nên môi trường nước đảm bảo, ít khi xảy ra dịch bệnh trên cá. Không những thế, bản thân gia đình cũng ở cạnh sông nên cũng muốn gắn bó với nghề này”, ông Đông cho biết.
Cũng theo ông Đông, sau khi học hỏi được bí quyết, kỹ thuật nuôi cá lồng, ông còn mất nhiều thời gian nghĩ làm sao để “làm ao trên sông” cho bền vì nước sông Lô chảy rất xiết. Sau nhiều đêm suy nghĩ, thay vì làm lồng bằng tre thông thường, ông đã làm hẳn những lồng cá bằng sắt, nhờ đó, lồng của ông vừa chắc chắn, không lo bị trôi, lại có tuổi thọ bền hơn.
Đặc biệt, do khu vực ông làm lồng nuôi cá có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khai thác cát sỏi nên hiện tượng tràn dầu từ các tàu cuốc khai thác cát ra môi trường nước là việc không tránh khỏi. Để tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng, phát triển của cá và thiệt hại về kinh tế không đáng có, ông còn nghĩ ra cách làm hàng rào bằng tôn chắn xung quanh để dầu không tràn vào lồng cá.
Các giống cá được ông Đông lựa chọn để nuôi chủ yếu là các loại cá có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng như: lá lăng, cá diêu hồng, cá trắm đen, cá chép…
Nhờ tuyệt chiêu “làm ao trên sông” mà cá trong lồng của ông Đông lớn nhanh như thổi, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Để phòng bệnh cho cá, ông cũng tận dụng những loại thuốc kháng sinh có trong tự nhiên như: lá xoan, vôi…để diệt khuẩn, khử trùng môi trường nuôi và tăng khả năng đề kháng. Nhờ vậy, cá sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh tật. Không những thế, ông Đông còn trang bị 2 máy sục khí để tạo thêm oxy, nhờ đó mật độ cá trong lồng dày hơn và cá mau lớn hơn.
Theo tính toán, mỗi lồng cá có kích thước 6×6x3 m với sức chứa gần 100 m3 nước, gia đình ông phải bỏ ra 30 triệu đồng tiền vốn gồm con giống, thức ăn… Sản lượng cá đến thời kỳ thu hoạch có thể đạt từ 4 – 4,5 tấn cá/lồng, tương đương với 1 ha mặt nước so với hình thức nuôi trồng thủy sản ở trong các ao, hồ. Với 36 lồng cá, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, ông Đông còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với hội viên và bà con trong thôn như vận động xây dựng quỹ hội, giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế…
Nói về ông Đông, ông Đỗ Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đoan Hùng nhận xét: “Thời gian qua, CCB Triệu Văn Đông đã tích cực tham gia hoạt động Hội và các phong trào của địa phương, có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội, đồng thời làm ăn có hiệu quả, là tấm gương tiêu biểu để các hội viên học tập và noi theo”.
Theo Danviet
Từ núi xuống sông Đà nuôi cá đặc sản mà khấm khá hẳn lên
Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 - 3.000 m2 đất trồng ngô, trồng sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.
Khu lồng cá trên sông Đà của ông Sọi nằm ngay phía dưới trụ sở UBND xã Nậm Giôn. Ông Sọi la người đâu tiên đưa mô hình nuôi ca lông về trên đất Nậm Giôn. Đứng từ trên cao quan sát có thể thấy các lồng nuôi cá của ông được thiết kế rất kiên cố, hàng lối đâu ra đấy, toàn bộ được làm bằng khung sắt, chắc chắn.
Mô hình nuôi cá lồng của ông Quàng Văn Sọi.
Ông Sọi kể rằng: Từ khi hồ thủy điện Sơn La tích nước đã hình thành mặt nước rộng lớn trên địa bàn, mở ra tiềm năng lớn để nuôi cá lồng. Thế nhưng vì thói quen sản xuất truyền thống trồng ngô, sắn trên nương còn ăn sâu trong tiềm thức của bà con dân bản, cũng như gia đình, nên suốt nhiều năm cứ bám nương, bám rẫy, ấy thế nhưng giàu chả thấy chỉ thấy quẩn quanh với cái đói cái nghèo.
Do nguồn nước sạch, chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn cá của ông Sọi phát triển tốt. Trong ảnh là đàn cá lăng, cá nheo đặc sản đang tung tăng bơi lội.
Bao đời nay cây ngô, cây sắn vốn gắn bó mật thiết với đời sống bà con, trước đây đất đai màu mỡ, cây ngô, cây sắn được coi là cây xóa đói giảm nghèo mang lại cái ăn cái mặc cho người dân. Thế nhưng đất ngày càng trở nên bạc màu, trồng ngô, sắn kém hiệu quả, thậm chí thu hoach không bù được chi phí bỏ ra.
Sau những lần được Hội Nông dân tạo điều kiện cho đi thăm quan một số mô hình nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và một số mô hình nuôi cá lồng ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), ông Sọi quyết định chuyển sang nuôi cá lồng. Những nơi đó, bà con thiếu đất sản xuất, họ chỉ nuôi cá lồng phát triển kinh tế nhưng mỗi năm họ thu cả trăm triệu đồng, tính ra một lồng cá bằng cả mấy nghìn mét vuông đất trồng ngô, trồng sắn.
Chỉ sau 5 - 6 tháng nuôi là cá có thể xuất bán. Trong ảnh, ông Sọi vớt kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá trắm đang nuôi.
Năm 2017, ông quyết định bỏ vốn đầu tư mua vật liệu sắt thép về làm lồng nuôi cá. Mới đầu ông làm 14 lồng, vừa nuôi vừa học hỏi kinh, sau vài tháng nuôi thấy việc nuôi cá hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nhiều lần, năm 2018 ông tiếp tục làm thê 5 lồng nữa, nâng tổng số lồng lên 19 chiếc, nuôi các loại cá như: Cá trắm, cá chép, cá rô phi, cá lăng, cá nheo... Để tiện chăm sóc ông làm luôn một cái chòi nhỏ rộng chừng 40 m2 ngay trên mặt nước để trông coi và chứa thức ăn nuôi cá.
Nuôi cá lồng cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với canh tác nương rẫy.
"Một lồng cá trên sông có thể nuôi 4 - 5 tạ cá, thu nhập tương đương bằng 2.000 - 3.000 m2 đất trồng ngô, sắn. Nuôi cá trên sông Đà có nhiều thuận lợi, vì nguồn thức ăn cho cá có sẵn, chủ yếu là cỏ voi, cây chuối và cá tép sông... Nên ngoài chi phí làm lồng ra thì nguồn thức ăn gần như không phải bỏ chút tiền túi. Hơn nữa, nguồn nước trên sông Đà sạch không bị ô nhiễm, cá ít bị bệnh, nhanh lớn."- ông Sọi cho hay.
Mỗi loại cá có cách chăm sóc riêng như cá trắm, chép, rô phi thức ăn chủ yếu của chúng là lá cỏ voi, củ sắn nghiền, cây chuối băm nhỏ; còn cá nheo, lăng, thức ăn là cá tép tạp đánh bắt bằng vó bè dưới lòng sông. Cá nuôi 6 - 7 tháng là có thể xuất bán.
Mặt hồ rộng lớn trên địa bàn Nậm Giôn là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng.
Vơi giá bán cá trắm, chép dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, tùy theo loại cá và trọng lượng của cá; cá lăng, nheo có giá trên 100.000 đồng/kg trở lên. Theo ông Sọi, nếu đầu ra thuận lợi thì nuôi cá lồng được lãi cao. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm đầu ra cho cá đang gặp khó khăn, bởi cá nuôi của ông chủ yếu bán cho người dân trên địa bàn và một số nhà hàng, quán ăn xung quanh huyện, chứ chưa có doanh nghiệp nào đứng ra hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài.
Mặc dù nuôi cá lồng chưa có đầu ra ổn định nhưng xét về mặt kinh tế chúng đang cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Chính vì thế, nuôi cá lồng trên sông Đà đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của bà con xã Nậm Giôn nói chung và gia đình ông Sọi nói riêng.
Theo Danviet
Phú Thọ: Sông Đà "tụt nước" đột ngột, dân nuôi cá lồng mất tiền tỷ Đã nhiều ngày nay, do nước sông Đà xuống thấp khiến cho người nuôi cá lồng tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 2018 đến nay đã có khoảng 4 lần nước sông Đà rút xuống mức thấp khiến người nuôi cá lồng trên sông bị ảnh hưởng nặng nề. Theo anh Dương...