Tiết lộ từ người trong nghề cách chọn đá ốp mặt bếp vừa bền đẹp, lại sang cho mọi căn nhà
Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh đá bếp, chị Bùi Thị Chinh sẽ giúp các gia đình có quyết định chính xác hơn để tránh việc mua nhầm.
Với các gia đình đang chuẩn bị làm nội thất hay đặc biệt là tủ bếp thì những kinh nghiệm chọn chất liệu để thi công luôn khiến bạn phải đau đầu. Từ màu sắc, chất lượng, hoa văn đến giá cả đều cần cân nhắc thật chính xác và cẩn thận để một khi đã quyết định sẽ khó để thay đổi.
Là một người có kinh nghiệm bán đá bếp nhiều năm, chị Bùi Thị Chinh (hiện đang ở Hà Nội) sẽ chia sẻ những thông tin quý báu về các sản phẩm đá bếp nổi bật trên thị trường hiện nay, cùng với các ưu nhược điểm cụ thể.
Chị Bùi Thị Chinh. Ảnh: NVCC.
Theo chị Chinh: ” Trong những dòng đá trên thì hiện nay đá Marble mình thấy được các bên thi công rất hay tư vấn khách hàng sử dụng bởi ban đầu đá cũng rất đẹp nên khi thiết kế rất hút. Tuy nhiên nội thất là sử dụng lâu dài, không phải 1-2 năm, nên mọi người cũng cần hiểu rõ bản chất của từng loại để tránh mua nhầm.
Với những gia đình nào chuẩn bị làm nội thất đặc biệt tủ bếp, cũng nên tìm hiểu các thông tin về chất liệu, rất có thể sẽ thay đổi quyết định sau khi tham khảo đấy “.
Theo chị Chinh thì hiện nay, thị trường đá bếp có 4 loại đá chính với các ưu, nhược điểm nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng còn chưa biết và mắc sai lầm khi mua. Cùng xem chị Chinh phân biệt cụ thể ngay sau đây.
Không gian phòng bếp, đặc biệt là tủ bếp và mặt bếp cần lựa chọn rất cẩn thận chất liệu để tránh mua nhầm. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
1. Đá granite tự nhiên
Từ lâu, đá granite đã được ứng dụng nhiều vào lĩnh vực xây dựng. Đá granite có thể ứng dụng vào nhiều hạng mục như trang trí mặt bàn ăn, mặt bếp, quầy bar, lát sàn, mặt bếp, cầu thang.
Loại đá granite thường thấy trên thị trường Việt Nam có đá kim sa trung, nâu Anh Quốc.
Ưu điểm chính: Là đá có độ cứng cao, chịu lực tốt, ít thấm nước, ít bị ăn mòn hóa học, dễ lau chùi, vệ sinh. Chi phí làm bàn bếp khoảng trên 1 triệu/md. Độ dày sử dụng 16-18mm.
Nhược điểm: Bảng màu khá ít sự lựa chọn cho các gia đình.
Ảnh minh họa.
2. Đá nhân tạo gốc thạch anh
Đá nhân tạo gốc thạch anh chính là loại đá được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng ngày càng trở thành vật liệu thi công tại các công trình lớn nhỏ khác nhau.
Ưu điểm: Do cấu tạo từ gốc thạch anh nên đá có độ cứng cao, có những mã độ cứng. Thậm trí còn cao hơn đá tự nhiên cứng. Màu sắc của đá nhân tạo gốc thạch anh rất đa dạng, nhiều mẫu mã. Đá có khả năng kháng khuẩn, chống bám bẩn, ố màu và rất dễ vệ sinh.
Nhược điểm: Đá nhân tạo gốc thạch anh lại không phù hợp với các vị trí ngoài trời vì có thể dẫn đến cong vênh, nứt… Chi phí thi công cao từ 4-8 triệu/md tùy từng mã hoặc cao hơn.
Ảnh minh họa.
3. Đá nhân tạo Solid Surface
Đây là loại đá rất nổi tiếng và mang đầy đủ các đặc điểm của đá nhân tạo. Chúng có khả năng cắt khắc để tạo nên các thiết kế trang trí đẹp, bắt mắt. Ngoài ra chúng hoàn toàn có thể uốn cong khi gia nhiệt, cũng dễ dàng vệ sinh bởi bề mặt hoàn toàn trơn bóng. Ngoài ra chúng cũng ít trầy xước và đặc biệt nhất chính là khả năng ghép nối mà không nhìn thấy mối nối do được sử dụng keo chuyên dụng có cùng chất liệu và thành phần.
Ưu điểm: Rất đẹp, sang trọng. Do đá có thành phần cấu tạo là hạt nhựa, đá có độ dẻo nên có thể làm cong chặn nước, khó ngấm nước nên chống ố bẩn tốt, dễ vệ sinh và đặc biệt là có thể đánh mới lại được. Thông thường bạn có thể làm mới đá sau từ 3-5 năm sử dụng.
Nhược điểm: Đá nhân tạo Solid Surface lại không chịu được lửa trực tiếp. Đặc biệt là nhiệt độ trên 200 độ. Trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý tránh tàn hương, tàn thuốc lá nóng,… tiếp xúc trực tiếp với mặt đá. Giá thành cũng khá cao từ 3-6 triệu/md.
4. Đá Marble
Bản chất đây là dòng đá tự nhiên có cấu tạo tương tự đá vôi và không phải đá nhân tạo như một số người vẫn đang nhầm lẫn.
Ưu điểm: Có nhiều tên gọi như đá vân mây, trắng Hi Lạp, trắng sứ, trắng Ý. Màu sắc của đá rất đẹp, sang trọng. Mức giá cũng bình dân chỉ từ 1-2 triệu/md.
Nhược điểm: Do thành phần cấu tạo là đá vôi nên đá Marble rất dễ ngấm nước, ố màu do vậy không nên sử dụng trong làm bàn bếp.
Giúp bạn vệ sinh tủ bếp nhanh chóng và hiệu quả
Những mẹo vệ sinh tủ bếp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu không gian nấu nướng sạch sẽ và tươi mới.
Vệ sinh tủ bếp phủ sơn
Tủ bếp phủ sơn cần được làm sạch với dung dịch tẩy rửa nhẹ, sau đó rửa sạch và lau khô. Lưu ý, dung dịch tẩy rửa quá mạnh có thể làm trôi lớp sơn bám trên bề mặt tủ.
Vì vậy, bạn hãy sử dụng hỗn hợp tẩy rửa gồm giấm trắng chưng cất và vài giọt xà phòng. Hãy đổ hỗn hợp vào bình xịt để dễ dàng kiểm soát liều lượng, tiếp đó xịt hỗn hợp lên bề mặt tủ, dùng vải mềm ẩm lau từ trên xuống. Cuối cùng, sử dụng một miếng vải mềm khác để lau khô tủ.
Vệ sinh tủ bếp màu đen
Tủ bếp sơn đen hoặc nhuộm màu mun thường mang đến vẻ đẹp sang trọng, cổ điển cho không gian nấu nướng, nhưng bạn cần cẩn thận khi vệ sinh. Bạn nên tập thói quen lau tủ bếp ít nhất một lần mỗi tuần. Hãy sử dụng khăn mềm ẩm lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, tuyệt đối không kỳ cọ mạnh vì có thể làm xước bề mặt tủ.
Gia chủ nên vệ sinh tủ bếp thường xuyên. (Đồ họa: Trang Thiều)
Vệ sinh tủ bếp màu trắng
Tủ bếp trắng tạo vẻ đẹp tươi mới, sạch sẽ cho gian bếp, nhưng bề mặt màu trắng lại dễ in hằn dấu vân tay và để lộ vết trầy xước. Cũng giống như tủ bếp đen, bạn nên lau chùi ít nhất một lần mỗi tuần bằng vải mềm ẩm. Bạn cũng nên dự trù một lọ sơn nhỏ màu trắng để có thể khắc phục những vết trầy xước dễ thấy trên tủ bếp.
Vệ sinh tủ bếp làm từ gỗ nhuộm màu
Với tủ bếp làm từ gỗ nhuộm màu, bạn nên vệ sinh kỹ càng và đánh vecni định kỳ 1-2 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp giấm trắng và cồn theo tỉ lệ 7:1 tương ứng cùng vài giọt nước rửa chén để vệ sinh tủ bếp. Lấy một miếng vải sạch thấm vào hỗn hợp trên và nhẹ nhàng lau tủ từ trên xuống dưới.
Tiếp theo, rửa sạch tủ với nước ấm, chờ cho khô và cuối cùng sử dụng dầu bóng có chứa sáp ong để bảo vệ bề mặt tủ.
Vệ sinh tủ bếp Laminate
Trong tất cả các bề mặt tủ bếp thì Laminate dễ vệ sinh nhất bởi đặc tính không thấm nước, không bám bụi bẩn và dầu mỡ. Chỉ với một miếng vải mềm ẩm và một chút sức lực mỗi tuần là bề mặt tủ bếp đã sáng bóng như mới.
Tuy nhiên, để làm sạch kỹ càng hơn, bạn có thể tự pha dung dịch tẩy rửa gồm giấm, cồn và nước rửa chén theo tỉ lệ giống như bếp nhuộm màu.
Mất chưa đến 100 triệu, căn hộ 75m2 ở Đà Nẵng vẫn có không gian xinh xắn, nhìn là muốn dọn đến ở luôn Căn hộ 75m2 của gia đình chị Thảo có vị trí cực lý tưởng vì nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, lại có view nhìn về hướng sông Hàn, nội thất được trang bị cực đầy đủ mà chi phí rẻ bất ngờ. Trở về căn nhà thơ mộng, xinh xắn sau những giờ làm việc vất vả là liều thuốc...