Tiết lộ thú vị của “sát thủ” cờ bạc bịp Trung Quốc
Với một loạt quân mạt chược úp trên bàn, ông Si Guoqi có thể nói rõ đó là quân gì trước khi nhặt lên. Ông cũng có thể đọc vị những quân bài mà người đối diện đang cầm. Si không phải nhà ảo thuật hay “thần bài” mà là “sát thủ” cờ bạc bịp.
Si Guoqi và vợ
Năm nay 40 tuổi, Si Guoqi hiện dành hầu hết thời gian của mình để “giải thoát” những con nghiện cờ bạc khỏi vòng xoáy của cờ bạc bịp. Tất cả bắt đầu từ năm 2008 khi gia đình ông suýt lâm vào cảnh phá sản, đổ vỡ vì thói nghiện cờ bạc của vợ.
Theo Si, 5 năm qua, ông và vợ đã thành công trong việc giúp hơn 7000 người từ bỏ con đường đam mê bài bạc.
“Tôi nhận thấy rằng số người đánh bạc đang tăng lên. Ngày càng nhiều thanh niên chưa tới 25 tuổi tìm đến tôi”, Si, người vừa trở về từ chiến dịch chống cờ bạc tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc chia sẻ với tờ Thời báo hoàn cầu. “Dù vậy, nó sẽ không ảnh hưởng tới niềm tin của tôi vào cuộc chiến bài trừ cờ bạc của mình. Tôi đã quyết định xem đây là sự nghiệp của mình”.
Hành trình báo thù
Năm 2002, Si và vợ là Cheng Juan chuyển từ một thị trấn nhỏ tới thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Họ nhanh chóng gia nhập ngành làm tóc và mở một tiệm cắt tóc nhỏ. 3 năm sau họ đã là chủ 3 salon làm tóc lớn, với thu nhập khoảng 600.000 nhân dân tệ (98.040 USD) mỗi năm.
Tuy nhiên tiền bạc của gia đình nhanh chóng đội nón ra đi khi Cheng bắt đầu chơi mạt chược. Ban đầu chị chỉ chơi cho vui nhưng dần dần trở thành nghiện và chơi suốt ngày.
“Tôi đã nhiều lần thuyết phục cô ấy dừng lại. Nhưng hết lần này đến lần khác cô ấy hứa rồi lại thất hứa, tiếp tục đánh bạc”, Si kể lại.
Năm 2008, trong một lần chơi, sau khi thua 10.000 nhân dân tệ, Cheng đã vay mượn tiền từ bạn bè. Tối đó, chị thua tiếp 300.000 nhân dân tệ và ký giấy nhận nợ thay cho tiền mặt. Hôm sau, một người lạ mặt đem tờ biên nhận nợ đưa cho ông Si. Tức giận, ông tát vợ và đuổi cô ra khỏi nhà.
“Ngày nào chúng tôi cũng tranh cãi. Cô ấy đã thua gần hết tiền tiết kiệm. Thậm chí tôi đã tính đến việc li hôn”, Si nói. Để trả nợ và có tiền sinh sống, họ buộc phải bán hết cơ nghiệp.
Video đang HOT
Khám phá cờ bạc bịp
Vài ngày sau, tình cờ Si xem một cuộc phỏng vấn trên TV với chuyên gia chống cờ bạc Zheng Taishun, người đã công bố nhiều thủ đoạn của giới cờ bạc. Ông nhận ra rằng có thể vợ mình cũng đã bị lừa.
“Tôi thề sẽ cứu vợ mình, nếu không cả gia đình sẽ lụn bại”, Si nói. Sau đó ông đưa vợ mình tới gặp Zheng và sắp xếp một cuộc đấu giữa hai người. Bất kể tay Cheng che kỹ đến đâu, ông Zheng vẫn có thể nói chính xác quân mạt chược bà Cheng có trong tay là gì. Sau 2 giờ chơi liên tục, Zheng không thua ván nào.
“Sau đó tôi nhận ra rằng hầu hết các trò cờ bạc đều là cái bẫy. Ông ấy đã giúp tôi tỉnh ngộ”, Cheng nói. Chị tuyên bố với chồng rằng sẽ không bao giờ bỏ thêm một xu vào cờ bạc.
Để cảm ơn “ân nhân”, hai vợ chồng họ gia nhập CLB chống cờ bạc của ông Zheng và dự tính dành 3 năm để giúp các nạn nhân cờ bạc. Họ rời tới Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và thuê một căn hộ nhỏ để mở công ty tư vấn. Khách hàng đầu tiên là một nam giới 30 tuổi. Người này nổi cáu, tranh cãi với Si chỉ sau vài câu trao đổi.
“Đó thực sự là một sự khởi đầu khó khăn. Nhiều người không hiểu vì sao chúng tôi lại làm việc này. Trong 4 tháng đầu, chỉ có một vài người đến nghe tư vấn”, Si nói.
Nhưng sau đó công việc của họ trở nên thuận lợi hơn hẳn khi một kênh truyền hình tại Thành Đô phát hiện ra công việc của hai vợ chồng và đăng tin. Suốt dịp Tết 2009, điện thoại của họ reo liên tục và rất nhiều người nhờ giúp đỡ.
Nhưng do tỉ lệ thành công thấp khiến họ cũng nghi ngờ kỹ năng của mình, bởi hầu như không nạn nhân nào từ bỏ được cờ bạc. “Tôi nhận ra rằng hiệu quả của việc thuyết phục miệng quá thấp”, ông Si thừa nhận.
Sau đó ông bắt đầu tới gặp những người chuyên nghiệp và củng cố kỹ thuật của mình. Sau vài tháng luyện tập, Si trở thành một tay chơi mạt chược có hạng và sử dụng kỹ năng của mình để cho các con bạc thấy những sai lầm trong khi họ chơi. Tỉ lệ thành công nhanh chóng tăng lên 95%.
“Ban đầu tôi chỉ hy vọng có thể giúp vợ vượt qua thói nghiện cờ bạc bằng cách khiến cô ấy tham gia chiến dịch chống cờ bạc. Nhưng dần dần, tôi thấy mình không thể ngừng chiến dịch này khi ngày càng nhiều người tìm đến tôi”, Si nói tiếp.
Cặp vợ chồng này đã thành lập các website và chế tạo các công cụ lật tẩy những chiêu bịp bợm. Đến nay họ đã chi tới 600.000 nhân dân tệ cho những nỗ lực này và phải bán nhà, chuyển tới một căn nhỏ hơn để tiết kiệm tiền.
Nguyên tắc làm việc chính của họ là không bao giờ nhận dù chỉ một xu từ các con bạc, thậm chí không nhận lời đi ăn cùng. Đi đến đâu họ cũng mang theo nồi cơm điện và vài đôi đũa.
Thành công của họ đã ảnh hưởng tới doanh thu của giới cờ bạc bịp nên đã có những tin nhắn, cuộc gọi đe dọa họ. Một số thậm chí hoài nghi ý định thực của cặp vợ chồng.
“Các chiến dịch bài trừ cờ bạc của chính quyền là không đủ. Một số trang web cờ bạc phi pháp còn móc nối với cảnh sát”, Si khẳng định. “Bài bạc rất có hại. Tôi nhận thấy rằng hầu hết các con bạc trẻ đều dính tới ma túy và phim ảnh khiêu dâm”.
Những nạn nhân được giải thoát
Zhang Qianwei từng mất 30 triệu nhân dân tệ vào cờ bạc. Ông chủ tiệm đá quý 36 tuổi tại Bắc Kinh từng sở hữu một công ty bán hạt giống cây trồng và phân bón. Zhang nghiện đánh bài cách đây 4 năm và mất hết sạch tiền, phải bán công ty. Vợ anh cũng đã li hôn và buộc chồng một mình nuôi con trai 4 tuổi.
Mùa đông 2011, mẹ Zhang thấy Si trên một kênh truyền hình, đang trình diễn các thủ thuật với bài và mạt chược. Bà đã gọi điện nhờ Si giúp và đưa con trai mình tới trung tâm trị liệu tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
“Ban đầu tôi không tin ông ấy”, Zhang nói. “Nhưng sau đó tôi sống trong trung tâm 2 tháng. Ngày nào ông ấy cũng tới và chỉ cho chúng tôi các tay cờ bạc lừa chúng tôi ra sao”.
Cuối cùng Zhang quyết định làm lại từ đầu. “Si là một người rất tốt bụng. Ông ấy không bỏ quên những người như chúng tôi và giúp chúng tôi hết lần này qua lần khác”.
“Tôi không phản đối trò chơi mạt chược hay các trò giải trí khác. Nhưng khi nó ảnh hưởng tới công việc, gia đình và sức khỏe, nó đã trở thành trò cờ bạc. Các con bạc không bao giờ thắng. Bạn có thể thắng một lần nhưng thua nhiều hơn ở lần sau và rồi không còn quan tâm tới sự nghiệp, gia đình. Nó sẽ khiến bạn mất nhiều hơn nữa”.
Theo Dantri
Trung Quốc: Số tỷ phú lần đầu tiên vượt 300
Theo bảng xếp hạng người giàu hàng năm của Trung Quốc, số tỷ phú đô la Mỹ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này lần đầu tiên vượt con số 300, trong khi người giàu ngày càng giàu hơn.
Người giàu nhất Trung Quốc hiện nay Wang Jianlin
Báo cáo Hurun, với bảng xếp hạng người giàu hàng năm của Trung Quốc, hôm nay đã ra báo cáo mới nhất của mình. Theo đó, nhà tài phiệt bất động sản Wang Jianlin là người giàu nhất mới của Trung Quốc, với tài sản tăng gấp đôi năm ngoái, lên 22 tỷ USD.
Wang cũng được tạp chí danh giá Forbes bầu chọn là người giàu nhất Trung Quốc vào đầu tuần này, với tài sản ước tính 14 tỷ USD.
Theo Hurun, tổng cộng có 315 tỷ phú đô la Mỹ ở Trung Quốc, tăng 64 người so với một năm trước.
Tài sản trung bình của Top 1.000 là 1,04 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi con số 440 triệu USD trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 5 năm trước.
Tuy nhiên, một số người giàu Trung Quốc lại đang bị vướng vào bê bối. Ví dụ 3 trong số 10 người giàu nhất Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, đã bị giam giữ trong cuộc truy quét chống tham nhũng ở tỉnh này.
2 người khác trong danh sách người giàu hiện ở trong tù. Từ Minh (Xu Ming), người giàu thứ 676 của Trung Quốc, với tài sản 490 triệu USD, là nhân chứng chính trong vụ xét xử cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vào tháng trước.
Theo thông tin của tòa án, Từ Minh đã hối lộ cho cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc 21 triệu Tệ (3,4 triệu USD), bao gồm mua một villa ở thành phố nghỉ mát Cannes, Pháp, cho vợ ông Bạc.
Nữ doanh nhân bất động sản Wu Yajun, người mới ly dị chồng, đã tụt từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng xuống vị trí 22. Tài sản của bà đã bị giảm gần 1/4, xuống 4,6 tỷ USD sau khi bà trao cho chồng cũ 3 tỷ USD và đưa ông vào vị trí Top 50 người giàu nhất. Hurun gọi đây là "vụ vợ ly dị chồng tốn kém nhất".
Bất động sản vẫn là nguồn thu chính cho giới siêu giàu Trung Quốc. Người giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin, với đế chế Wanda Group, gần đây cũng mua được chuỗi rạp chiếu phim Mỹ AMC Entertainment và một nhà đóng thuyền buồm của Anh.
Tuy nhiên, Lei Jun, chủ của nhà sản xuất điện thoại Xiaomi, lại là người "nhảy vọt" mạnh nhất trong bảng xếp hạng năm 2013, khi tài sản của ông tăng 7 lần so với một năm trước, lên 2,6 tỷ USD.
Phan Anh
Theo AFP
Chó trung thành tìm chủ trên xe buýt Con chó thường xuyên xuất hiện tại một trạm xe buýt ở Thành Đô, Trung Quốc để tìm kiếm người chủ của mình đã gây nhiều ấn tượng với hành khách. Hình ảnh Huang Huang được đăng tải trên Internet. Ảnh Sina Weibo Con chó nhỏ được các tài xế đặt tên là "Huang Huang" thường xuyên xuất hiện tại một điểm dừng...