Tiết lộ ‘thủ phạm’ khiến ngày càng có nhiều trẻ em tự kỷ
Mới đây, thông tin về việc thuốc trừ sâu khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị tự kỷ đã khiến không ít các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Phần Lan đã chỉ ra rằng, khi thuốc trừ sâu tích tụ trong máu của người mẹ có thể khiến nguy cơ tự kỷ của trẻ tăng hơn 30%.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa phơi nhiễm thuốc trừ sâu và nguy cơ mắc chứng tự kỷ, trong đó quan tâm đặc biệt đến chất dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT). Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành phân tích mẫu huyết thanh của hơn 750 trẻ mắc chứng tự kỷ cùng một số trẻ khỏe mạnh, sau đó đo nồng độ sản phẩm phân hủy của DDT là DDE. DDT có khả năng lan qua nhau thai. Nếu cơ thể người mẹ có tích tụ loại thuốc trừ sâu này, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thuốc trừ sâu là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ tự kỷ gia tăng. Ảnh: VTV
Kết quả cho thấy, nguy cơ tự kỷ của trẻ có mẹ chứa DDE cao trong máu tăng 1/3. Bên cạnh đó, nếu mức DDE của người mẹ đạt 75% trở lên, đứa con sẽ dễ bị khuyết tật trí tuệ hơn hai lần.
Video đang HOT
Được biết, DDT được phát minh vào năm 1874 với mục đích tiêu diệt các vector gây bệnh. Thời kỳ Thế chiến thứ hai, con người dùng DDT để kiểm soát bệnh phát ban và sốt rét ở châu Âu và Nam Thái Bình Dương.
Năm 1945, DDT bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở nhà và trong nông nghiệp. Tuy vậy, trước các lo ngại về độ an toàn, loại chất này dần bị cấm ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc cấm không có nghĩa DDT sẽ biến mất. DDT sớm xâm nhập vào chuỗi thức ăn của người. Nó có thể tích tụ trong một số cơ quan, đặc biệt là các mô mỡ. Dù chưa được kiểm nghiệm, DDT vẫn bị cho là chất gây rối loạn nội tiết và dẫn tới ung thư.
Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại… Tất cả những biểu hiện này xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi và phát triển dần dần.
Theo ước tính, trên toàn cầu có khoảng 21,7 triệu người bị ảnh hưởng bởi tự kỷ, theo số liệu năm 2013. Tỷ lệ rơi vào khoảng 1-2 trường hợp/1000 người. Tuy nhiên ở một số tác giả nghiên cứu trên một số vùng dân cư có thể gặp tỷ lệ cao hơn 3,4/1000. Bệnh tự kỷ có tỷ lệ xuất hiện cao từ bốn đến năm lần ở các bé trai so với bé gái.
Theo vietq.vn
Thuốc trừ sâu khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị tự kỷ
Một nghiên cứu mới chỉ ra thuốc trừ sâu tích tụ trong máu người mẹ có thể khiến nguy cơ tự kỷ của trẻ tăng hơn 30%.
Tự kỷ là rối loạn khá phổ biến ở trẻ em với các triệu chứng như hành vi lặp đi lặp lại, khó khăn giao tiếp và thích nghi, giải quyết các tình huống xã hội. Đến nay, khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây tự kỷ mà suy đoán rằng hội chứng chịu ảnh hưởng của môi trường và gen di truyền. Vì lý do này, tự kỷ hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi.
Để đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của tự kỷ, gần đây một nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Mỹ và Phần Lan đã xem xét mối liên hệ giữa phơi nhiễm thuốc trừ sâu và nguy cơ mắc chứng tự kỷ, trong đó quan tâm đặc biệt đến chất dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT).
Theo Medical News Today, DDT được phát minh vào năm 1874 với mục đích tiêu diệt các vector gây bệnh. Thời kỳ Thế chiến thứ hai, con người dùng DDT để kiểm soát bệnh phát ban và sốt rét ở châu Âu và Nam Thái Bình Dương.
Năm 1945, DDT bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở nhà và trong nông nghiệp. Tuy vậy, trước các lo ngại về độ an toàn, loại chất này dần bị cấm ở nhiều quốc gia.
Vấn đề ở chỗ là cấm không có nghĩa DDT sẽ biến mất. Là chất gây ô nhiễm hữu cơ có tuổi thọ cao, DDT sớm xâm nhập vào chuỗi thức ăn của người. Nó có thể tích tụ trong một số cơ quan, đặc biệt là các mô mỡ. Dù chưa được kiểm nghiệm, DDT vẫn bị cho là chất gây rối loạn nội tiết và dẫn tới ung thư. Ngoài ra, DDT có khả năng lan qua nhau thai. Nếu cơ thể người mẹ có tích tụ loại thuốc trừ sâu này, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
DDT từng được sử dụng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh: fmajor/istock.
Trên tạp chí Tâm thần học Mỹ (American Journal of Psychiatry), các nhà khoa học Mỹ và Phần Lan cho biết đã tiến hành phân tích mẫu huyết thanh của hơn 750 trẻ mắc chứng tự kỷ cùng một số trẻ khỏe mạnh, sau đó đo nồng độ sản phẩm phân hủy của DDT là DDE. Kết quả cho thấy nguy cơ tự kỷ của trẻ có mẹ chứa DDE cao trong máu tăng một phần ba. Bên cạnh đó, nếu mức DDE của người mẹ đạt 75% trở lên, đứa con sẽ dễ bị khuyết tật trí tuệ hơn hai lần.
"Bên cạnh các yếu tố di truyền và môi trường khác, phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc tiếp xúc trước sinh với độc tố DDT có thể là nguyên nhân gây chứng tự kỷ", tiến sĩ Alan S. Brown chỉ đạo chính nghiên cứu kết luận.
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Mẹ cho con bú có được uống cà phê không? Một tách cà phê buổi sáng có thể giúp bà mẹ kiểm soát việc thiếu ngủ nhưng nhiều người lo lắng về tác dụng của caffein đối với trẻ sơ sinh. Shutterstock Tuy nhiên, caffeine như thế nào là an toàn đối với những người đang cho con bú. Hãy tìm hiểu về việc uống cà phê trong khi cho con bú, bao...