Tiết lộ thu nhập “khiêm tốn” của Tổng thống Nga Putin
Theo bản kê khai thu nhập của các quan chức chính phủ Nga được điện Kremlin công bố ngày 15/4, Tổng thống Vladimir Putin có thu nhập thấp hơn nhiều so với các quan chức cấp dưới.
Tổng thống Putin trong một cuộc họp với nội các (Ảnh: Ria)
Thông tin về thu nhập của Tổng thống và các thành viên trong chính phủ được đăng tải trên trang web của điện Kremlin cho thấy thu nhập của Tổng thống Putin trong năm 2014 là 7,654 triệu rúp (gần 151.000 USD).
Người có thu nhập cao nhất trong chính phủ Nga là ông Oleg Govorun, người đứng đầu Bộ phận hợp tác kinh tế và xã hội với Cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia, có thu nhập cao nhất trong chính quyền Nga – 114 triệu rúp (2,2 triệu USD). Nhu vậy, thu nhập của ông Govorun gấp 15 lần của Tổng thống Nga.
Ông Vyacheslav Volodin, phó chánh văn phòng tổng thống, có thu nhập cao thứ 2, ở mức 62,93 triệu rúp (1,2 triệu USD).
Danh sách 3 người có thu nhập cao hàng đầu trong điện Kremlin cũng bao gồm ông Nikolay Patrushev, thư ký Hội đồng an ninh Nga, với thu nhập 765.300 USD.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin không phản đối chuyện thu nhập của ông ít hơn so với các cấp dưới.
Video đang HOT
“Mỗi người có thu nhập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Có người làm việc cho doanh nghiệp, có người có tiền gửi ngân hàng từ trước, vì vậy mỗi trường hợp là khác nhau”, ông Peskov nói.
Ông Peskov nhấn mạnh rằng các khoản thu nhập đó phù hợp với luật pháp và được công bố công khai.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev có thu nhập 158.000 USD trong năm 2013. Còn phát ngôn viên Dmitry Peskov có thu nhập khoảng 181.000 USD.
Thu nhập của Tổng thống Putin nhiều khả năng sẽ giảm trong năm 2015 sau khi ông tự động cắt giảm lương của 10% do nền kinh tế Nga gặp khó khăn. Lương của các quan chức trong chính quyền cũng cắt giảm ở mức tương tự kể từ ngày 1/5.
An Bình
Theo Dantri/Tass, Ria
"Phá vây" ngoạn mục
Ngày 8-4, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã tới Mátxcơva trong chuyến công du hai ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng A.Tsipras đến Nga kể từ khi đảng Cánh tả Syriza của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn hồi tháng 1 vừa qua.
Chuyến thăm diễn ra đúng lúc quan hệ giữa Mátxcơva và nhiều nước Liên minh Châu Âu (EU) đang rơi vào tình trạng băng giá. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng động thái cổ vũ cho "một mùa xuân mới" trong quan hệ với Mátxcơva của Athens sẽ khiến Hy Lạp phải đối mặt nhiều sức ép từ EU trong thời gian tới.
Thủ tướng Hy Lạp A.Tsipras và Tổng thống Nga V.Putin trong cuộc gặp tại Mátxcơva
Bằng chứng là ngay trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Đức Hannoversche Allegmeine Zeitung, đã cảnh báo Thủ tướng Hy Lạp A.Tsipras về nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của Châu Âu về chính sách trừng phạt nhắm vào xứ Bạch dương liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine. Ủy ban Châu Âu cũng nhắc lại rằng "chính sách ngoại thương là một thẩm quyền đặc biệt của EU".
Đến nay, Hy Lạp vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào với các chủ nợ quốc tế là EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do còn tồn tại nhiều bất đồng về chính sách cải cách kinh tế mà Athens phải thực hiện. Trong bối cảnh như vậy, trái ngược với thái độ của nhiều thành viên EU, Thủ tướng A.Tsipras lại nhận được sự ủng hộ không suy giảm từ người dân trong nước khi cho rằng Chính phủ Hy Lạp "đa phương hóa" quan hệ quốc tế sẽ giúp cải thiện tình hình kinh tế đang khó khăn hiện nay.
Nhìn nhận một cách khách quan, chuyến thăm Mátxcơva của Thủ tướng A.Tsipras là một động thái "đôi bên cùng có lợi". Hiện Mátxcơva không giấu giếm việc tìm kiếm sự ủng hộ của một số nước tại Cựu lục địa như Hungary, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ... để buộc EU nhận thấy rõ hơn tính hai mặt của các biện pháp trừng phạt, rằng các biện pháp từ EU như hành động "búa đập chân mình".
Còn Hy Lạp mặc dù trước đó khẳng định sẽ không tìm kiếm sự trợ giúp tài chính từ Nga song nội dung thảo luận giữa 2 bên trong các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hy Lạp A.Tsipras đã đủ mang lại cho Athens một lực đẩy quan trọng với nền kinh tế đang bên bờ vực phá sản.
Đáng chú ý, ông chủ Điện Kremlin cho biết Nga có thể bỏ cấm vận về thực phẩm nhập khẩu từ Hy Lạp. Đây là cơ hội "vàng" để Hy Lạp tiếp cận một thị trường rộng lớn đang bị bỏ ngỏ là Nga. Cơ hội "vàng" là bởi trước đây, khi quan hệ Nga - EU còn "mặn nồng" thì Athens phải rất vất vả mới vượt được qua các đối thủ cạnh tranh để chen chân vào thị trường Nga.
Ngoài ra, Mátxcơva cũng "chìa tay" khi xem xét khả năng mời Hy Lạp tham gia dự án đường ống dẫn khí có tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ - một dự án có thể mang về cho Hy Lạp "hàng triệu euro" mỗi năm. Nếu thành hiện thực, dự án đầy tham vọng này từ Nga sẽ không chỉ có lợi cho nền kinh tế của Hy Lạp mà còn thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Hy Lạp và Nga.
Một năm trôi qua kể từ khi EU bắt đầu các biện pháp trừng phạt xứ Bạch dương bằng các đòn kinh tế, tài chính và thương mại nhưng càng ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều từ chính nội bộ "ngôi nhà chung 28 thành viên".
Các nước phản đối tỏ ra khôn ngoan khi cho rằng, cuộc trừng phạt kéo dài với một đất nước rộng lớn và có quan hệ mật thiết về địa - kinh tế với Cựu lục địa sẽ chỉ khiến EU kẹt trong vòng luẩn quẩn. Và sự thật đã được kiểm chứng là các lệnh trừng phạt Nga đang ngày càng chia rẽ thêm nội bộ EU.
Việc các thành viên EU tìm cách thiết lập quan hệ riêng với Mátxcơva đang là điều khiến EU và đồng minh Mỹ đau đầu. Chỉ trong vòng 2 tháng qua, đã có 2 chuyến thăm chính thức của các nguyên thủ từ EU tới xứ Bạch dương:
Cuối tháng 2, chuyến thăm Mátxcơva của Tổng thống CH Síp Nicos Anastasiades dẫn đến thỏa thuận cho phép hải quân Nga có quyền ra vào các bến cảng tại hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải; chuyến thăm của Thủ tướng Hy Lạp A.Tsipras cùng với những hứa hẹn đầy khả thi về tăng cường quan hệ song phương.
Sắp tới, chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman nhân dự lễ kỷ niệm ngày Chiến thắng phát xít (9-5) tại Quảng trường Đỏ cho thấy, những nỗ lực trừng phạt của EU đang ngày càng mất đi hiệu quả.
Trong khi đó, Nga cùng các đối tác lại "ghi điểm" mạnh khi mở được "vòng vây" một cách ngoạn mục để cứu nguy lẫn nhau trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu ổn định.
Theo Quỳnh Dương
Hà Nội mới
Sau 1 năm xung đột Ukraina, ông Putin thắng nhiều hơn thua Theo nhiều nhà phân tích, sau 1 năm xung đột tại Ukraina, phe thân phương Tây ở Kiev và phiến quân thân Nga ở miền đông đều thua, chỉ mình Tổng thống Vladimir Putin là người chiến thắng. Tổng thống Vladimir Putin Tháng 3.2014, khi sáp nhập bán đảo Crưm, Điện Kremlin đã chấp nhận rủi ro rất lớn: Nga bị Tây phương...