Tiết lộ thời điểm máy bay ném bom vượt âm Trung Quốc trình làng
Máy bay ném bom tàng hình, vượt âm Xian H-20 của Trung Quốc sẽ lộ diện vào cuối năm nay, đưa nước này lên vị trí thứ 3 trên thế giới về năng lực có thể phóng tên lửa hạt nhân từ 3 nơi.
Hình ảnh được cho là H-20 (Ảnh NZ Herald)
Theo Daily Mail, trước đó chỉ có Nga và Mỹ mới có khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ trên không, ở biển và từ đất liền.
SCMP dẫn các nguồn tin quân sự tiết lộ, máy bay ném bom tàng hình vượt âm của Trung Quốc sẽ xuất hiện công khai tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11 năm nay.
Video đang HOT
Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết, H-20 là máy bay ném bom chiến lược, tương tự loại B-2 và B-21. Loại máy bay mới của Trung Quốc này có thể được trang bị tên lửa hạt nhân lẫn tên lửa thông thường, với trọng lượng lúc cất cánh tối đa là hơn 200 tấn.
Một nguồn tin quân sự nhận xét: “Giống tên lửa đạn đạo liên lục địa, mọi máy bay ném bom chiến lược đều có thể mang vũ khí hạt nhân… Nếu Trung Quốc tuyên bố theo đuổi một chính sách quốc phòng thuần phòng thủ, thì tại sao họ lại cần vũ khí tấn công?”.
Máy bay H-20 của Trung Quốc được cho là được phát triển từ đầu những năm 2000, song mãi tới 2016 dự án này mới được công khai
Nga sẵn sàng thảo luận Hiệp ước INF với Mỹ
Ngày 14/4, Nga tuyên bố sẵn sàng thảo luận về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Mỹ.
Hãng thông tấn RIA dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông sẽ điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vấn đề này trong những ngày tới.
Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500 km).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước này khi chế tạo tên lửa Novator 9M729. Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy tên lửa này, đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Theo Nga, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.
Ngày 1/2/2020, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Ngày 6/2, Nga cũng thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung trong vòng 6 tháng, như một sự đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
Căng thẳng về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới./.
Anh Tuấn
Sức mạnh quân sự: NI gọi tên vũ khí lợi hại nhất của Nga Tạp chí Mỹ The National Interest (NI) nêu danh hệ thống tên lửa mặt đất di động là đặc điểm chính yếu của lực lượng vũ trang Nga. Tên lửa Tochka. NI bình luận: "Nga vẫn là cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tất cả các loại tên lửa và lực lượng tên lửa chiến lược của Nga tạo thành...