Tiết lộ thỉnh cầu của ông Kim Jong-un với Chủ tịch Tập Cận Bình
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra thỉnh cầu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi tháng 6.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19.6.2018. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp sớm chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh tế. Lời yêu cầu này được đưa ra trong cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước ở Bắc Kinh hồi tháng Sáu, tờ Yomiuri của Nhật Bản đưa tin hôm 1.7.
Yomiuri dẫn lời các nguồn tin giấu tên biết về việc này cho hay, ông Kim Jong-un nói với ông Tập Cận Bình rằng ông muốn Trung Quốc giúp đỡ ngưng các biện pháp trừng phạt vì ông đã kết thúc tốt đẹp cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên hôm 12.6.
Vẫn theo Yomiuri, trước đề nghị của ông Kim Jong-un, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng ông sẽ “nỗ lực hết sức”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có chuyến thăm thứ ba tới Trung Quốc trong năm nay, chỉ một tuần sau khi ông gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ở Singapore.
Trong khi đó, Mỹ liên tục hối thúc Trung Quốc duy trì trừng phạt Triều Tiên. Trong chuyến thăm Trung Quốc tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh với Bắc Kinh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực thi các biện pháp cấm vận đối với Bình Nhưỡng để gây áp lực buộc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, sau khi có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn lùi bước.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông Pompeo đã nói chuyện với người đồng cấp Vương Nghị hôm 28.6 và bàn thảo các nỗ lực để “đạt được mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.
Ông Pompeo lặp lại rằng Triều Tiên sẽ có tương lai tươi sáng nếu như họ từ bỏ vũ khí hạt nhân và nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tất cả các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Bắc Triều Tiên”.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói, điều này đặc biệt quan trọng để ngăn chặn Triều Tiên xuất khẩu than bất hợp pháp và nhập khẩu dầu tinh chế qua con đường chuyển từ tàu này sang tàu khác vốn bị Liên Hợp Quốc cấm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng hối thúc Bắc Kinh tiếp tục các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và cho rằng biên giới Trung-Triều giờ đây “đang trở nên lỏng lẻo đi một chút” – theo VOA.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ bày tỏ quan ngại rằng những nỗ lực giao thiệp với Bình Nhưỡng của quốc tế có thể khiến cho các lệnh trừng phạt được nới lỏng.
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Mike Pompeo dự định sẽ đi Triều Tiên trong tuần này. Trước đó, ông Pompeo nói rằng ông có thể sẽ quay trở lại Triều Tiên “trước khi quá lâu” để tìm cách cụ thể hóa những cam kết đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore.
Theo Laodong
Lý do lãnh đạo Trung - Triều chọn thành phố cảng làm nơi gặp mặt lần hai
Việc thành phố Đại Liên, thay vì thủ đô Bắc Kinh, được chọn làm nơi tiếp đón ông Kim Jong-un trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là mang những ý nghĩa nhất định.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Chủ tịch Tập Cận Bình trò chuyện tại thành phố Đại Liên (Ảnh: Reuters)
Theo Yonhap, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 cho biết cuộc gặp cấp cao giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Chủ tịch Tập Cận Bình tại thành phố Đại Liên, phía bắc Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài hai ngày 7-8/5 là ý tưởng do Triều Tiên đề xuất. Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) cũng đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình vì đã cho thấy "sự chân thành sâu sắc" khi đồng ý gặp ông ở Đại Liên.
Giới quan sát cho rằng việc lựa chọn Đại Liên, thành phố cảng thuộc tỉnh Liêu Ninh - nơi giáp biên giới Trung - Triều, làm nơi diễn ra chuyến thăm "kín đến phút chót" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là động thái mang tính biểu tượng nhằm thúc đẩy lịch sử chung giữa hai quốc gia láng giềng. Thành phố Đại Liên, nơi từng đón tiếp các thành viên khác trong gia đình lãnh đạo Kim Jong-un, được cho là đóng vai trò then chốt trong tiến trình phát triển kinh tế trong tương lai của cả Triều Tiên và Trung Quốc.
"Đại Liên, nơi cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il từng để lại dấu chân lịch sử, sẽ mãi mãi là nơi ghi dấu cho tình hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên", ông Kim Jong-un nói trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, đề cập tới chuyến đi tới Đại Liên của ông nội và cha trước đây.
Trong thông cáo được công bố vài giờ sau chuyến đi tới Đại Liên, ông Kim Jong-un nói rằng quan hệ song phương Trung - Triều đã bước vào "thời hoàng kim mới" sau cuộc gặp "ấm áp và xúc động" với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi tới Trung Quốc lần thứ hai của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong vòng 40 ngày, sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kinh của ông Kim Jong-un hồi cuối tháng 3.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc lần này, một số thành viên trong phái đoàn Triều Tiên đã tới thăm khu kinh tế Donggang và tập đoàn Hualu - hãng sản xuất điện tử thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.
Lịch sử và Kinh tế
Cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (phải) và cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng gặp nhau ở Đại Liên năm 1983 (Ảnh: AP)
Boo Seung-chan, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Triều Tiên Yonsei ở Seoul, Hàn Quốc nhận định việc hai nhà lãnh đạo chọn thành phố cảng lịch sử Đại Liên làm nơi diễn ra cuộc gặp lần thứ hai nhằm "tối ưu hóa ý nghĩa biểu tượng của cuộc gặp".
"Chính sách ngoại giao của các nước xã hội chủ nghĩa thường có xu hướng nhấn mạnh tính biểu tượng và họ sẽ tìm ra ý nghĩa biểu tượng đó từ trong chính lịch sử của họ", ông Boo cho biết.
Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nghỉ tại Nhà khách Bangchuidao, nơi ông nội của ông từng ở lại cách đây 30 năm trong chuyến đi tới Trung Quốc.
Ông Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo tới thăm Trung Quốc hơn 30 lần trong 45 năm nắm quyền tại Triều Tiên, từng hội đàm với cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tại Nhà khách Bangchuidao khi ông có chuyến đi tới Đại Liên vào tháng 9/1983.
Trong chuyến thăm không chính thức lần thứ 5 tới Trung Quốc cách đây 8 năm, cố lãnh đạo Kim Jong-il cũng từng dừng chân ở Đại Liên trước khi gặp lãnh đạo Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh. Vào thời điểm đó, Đại Liên đã nổi lên như một thành phố cảng với tốc độ phát triển bùng nổ và được xem là trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc. Đi cùng ông Kim Jong-il trong chuyến thăm này là Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi đó đang giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc.
Ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình bắt tay nhau tại Đại Liên (Ảnh: Reuters)
Trong chuyến đi tới Đại Liên năm 2010, cố lãnh đạo Kim Jong-il đã tới thăm các nhà máy lớn và các công trường xây dựng ở Đại Liên và đánh giá cao tiến trình phát triển tổng thể của Trung Quốc. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy ý tưởng mở cửa nền kinh tế Triều Tiên của ông Kim Jong-il.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, cho rằng việc Đại Liên được chọn làm nơi diễn ra cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong-un cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên rất nghiêm túc với những cam kết gần đây của ông về việc theo đuổi chương trình cải tổ nền kinh tế vốn đang bị đình trệ của Triều Tiên.
"Ngoài việc ông Kim Jong-un cảm thấy an toàn và thuận tiện hơn khi tới Đại Liên do khoảng cách địa lý gần với Triều Tiên, tốc độ phát triển kinh tế bùng nổ của Đại Liên cũng cho thấy tiềm năng hợp tác kinh tế trong tương lai giữa hai quốc gia", chuyên gia Song nhận định.
Chuyến đi tới Đại Liên của ông Kim Jong-un diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn sau một loạt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, cũng áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng dưới sức ép của Mỹ. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Kim Jong-un nói rằng ông muốn phát triển nền kinh tế Triều Tiên và đây là điều được Trung Quốc ủng hộ. Giới phân tích cho rằng ông Kim có thể đã đề nghị ông Tập nới lỏng các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên trong cuộc gặp này.
Thông điệp từ hai phía
Hai nhà lãnh đạo Trung - Triều tản bộ ven biển ở thành phố Đại Liên (Ảnh: Reuters)
Theo Giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, việc chọn thành phố Đại Liên làm địa điểm cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung - Triều dường như là một "thỏa hiệp về ngoại giao". Điều này sẽ tạo điều kiện để ông Kim Jong-un có thể thực hiện chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai trong khoảng thời gian ngắn (40 ngày), trong khi tránh bị coi là "mất thể diện" về chính trị khi đến một thành phố cảng, nơi cách rất xa Bắc Kinh, thay vì đến thủ đô của quốc gia láng giềng.
Giới phân tích nhận định cuộc gặp lần hai giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng phát đi một thông điệp rõ ràng tới Mỹ và Hàn Quốc trước khi ông Kim Jong-un có cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến trong vài tuần tới.
Theo Gal Luft, đồng giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu có trụ sở tại Washington, xét trên quan điểm của Trung Quốc, một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa ông Kim và ông Tập là chỉ dấu cho thấy tương lai của Đông Á nên do người châu Á, chứ không phải người bên ngoài khu vực, quyết định.
Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc SOAS tại London, cho rằng bằng cách đón tiếp ông Kim Jong-un tới Trung Quốc chỉ 6 tuần sau cuộc gặp đầu tiên, ông Tập Cận Bình dường như đang tìm cách gửi thông điệp tới Tổng thống Trump rằng "Trung Quốc vẫn là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, do vậy Trung Quốc cần được đối xử với sự tôn trọng". Theo ông Tsang, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đang "mượn" vấn đề Triều Tiên để giảm căng thẳng với Mỹ trong các vấn đề thương mại và một số vấn đề khác.
Zhao Tong, nhà nghiên cứu chính sách hạt nhân tại Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua, cho rằng việc ông Kim Jong-un gặp ông Tập Cận Bình có thể là chỉ dấu cho thấy Triều Tiên chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trong ngắn hạn, đồng thời muốn bảo đảm rằng nước này có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Trung Quốc trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Trump.
Thành Đạt
Theo Dantri
Chuyên gia nói về tần suất thăm Trung Quốc "chưa từng thấy" của ông Kim Jong-un Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang có chuyến thăm 2 ngày tới Bắc Kinh bắt đầu từ 19.6. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 3. Ảnh: Reuters. AP nhận định, chuyến thăm của ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh, được kỳ vọng là cách để làm nổi bật vai trò quan trọng của Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khắc phục hậu quả động đất Myanmar chưa hết khó khăn

Rơi trực thăng chữa cháy rừng ở Hàn Quốc, phi công thiệt mạng

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa ngành sản xuất vũ khí Hoa Kỳ

Chung tay chăm lo sức khoẻ, đời sống cho người lao động ở Đông Bắc Campuchia

Hàn Quốc có thể sửa đổi Hiến pháp

Không phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở Bangkok

Bí quyết trở thành 'thiên đường' sạch đẹp của một thành phố Ấn Độ

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp

Tổng thống Ai Cập, Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza
Có thể bạn quan tâm

Địa Đạo: Ngôn ngữ điện ảnh đích thực đã trở lại với phim Việt!
Hậu trường phim
08:01:32 07/04/2025
Chỉ hơn 300k, nhận ngay 6 tựa game nhập vai quá chất lượng, "lãi" nhiều lần so với giá gốc
Mọt game
08:01:06 07/04/2025
Sao Việt 7/4: Con gái Quyền Linh khoe sắc trong trẻo, Mai Ngọc mang bầu con trai
Sao việt
07:54:11 07/04/2025
Thêm một nữ coser Việt cộng đồng mạng mê mẩn vì nhan sắc lung linh
Cosplay
07:42:45 07/04/2025
Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này
Phim việt
07:11:40 07/04/2025
Cách lựa chọn sản phẩm và tẩy da chết cho da dầu
Làm đẹp
07:06:10 07/04/2025
Thẩm phán đã nói gì trong phiên điều trần đầu tiên về vụ Ador kiện NewJeans?
Sao châu á
07:03:23 07/04/2025
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Sức khỏe
07:02:46 07/04/2025
Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ
Tin nổi bật
06:58:49 07/04/2025
Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục tổ chức 2 đêm concert
Nhạc việt
06:58:14 07/04/2025