Tiết lộ tàu ngầm Trung Quốc chế tạo cho biệt kích
Tàu ngầm Type 093T Trung Quốc được thiết kế với khoang chứa có thể mang theo phương tiện vận chuyển dưới nước dành cho các lực lượng đặc biệt.
Hình ảnh được cho là của tàu ngầm Type 093 Trung Quốc. Ảnh: Military Today
Tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s đưa tin, gần đây, trên các website tin tức Trung Quốc xuất hiện hình ảnh đồ họa của một tàu ngầm hạt nhân (SSN).
Hình ảnh này mô phỏng một biến thể của tàu ngầm hạt nhân Type 093/lớp Shang, được gọi là Type 093T.
Điều đáng chú ý là biến thể này có thể mang theo một phương tiện vận chuyển dưới nước dành cho các lực lượng đặc biệt (SDV).
Theo tờ Ming Pao (Hong Kong), Type 093T có vai trò tương tự với tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Khả năng hành trình và số lượng binh sĩ mà SDV trên tàu có thể mang theo cũng tương tự như của Mỹ.
Sự khác biệt là trong khi khoang chứa của tàu ngầm Mỹ có thể chứa toàn bộ chiếc SDV thì khoang chứa của tàu ngầm Trung Quốc chỉ có thể chứa được 2/3 thân của SDV mà thôi.
Như vậy thì khoang chứa sẽ vẫn ngập nước khi SDV được đưa vào bên trong.
Tạp chí Jane’s nhận định, điều này khiến cho quá trình di chuyển binh sĩ sang SDV trở nên khó khăn khi tàu ngầm lặn.
Hình ảnh đồ họa tàu ngầm Type 093T với khoang chứa dành cho SDV. Ảnh: Jane’s
Theo tờ Ming Pao, giống như SDV Mk VIII của Mỹ, SDV của Trung Quốc có thể được vận chuyển bằng tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân hoặc máy bay vận tải.
Ở phương án tác chiến thứ nhất, SDV Trung Quốc có thể được vận chuyển bằng tàu chiến, khi đến khu vực biển mục tiêu thì tiến hành lặn để thâm nhập vào cảng quân sự đối phương hoặc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ.
Ở phương thức tác chiến thứ 2, sau khi được tàu chiến mặt nước vận chuyển, SDV sẽ tiếp tục được đưa lên tàu ngầm hạt nhân.
Cùng lúc này, lực lượng đặc nhiệm sẽ do trực thăng thả xuống tàu ngầm hạt nhân để vào SDV.
Khi tàu ngầm hạt nhận đến khu vực mục tiêu sẽ thả SDV để thực hiện nhiệm vụ.
Phương án tác chiến thứ 3 là khi cần triển khai khẩn cấp, SDV có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải đến khu vực biển đã định.
Tờ Ming Pao nhận định, tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ có kích thước lớn gấp 3 lần tàu ngầm Type 093T, đủ không gian, điều kiện cho lực lượng đặc nhiệm sinh hoạt dài ngày và rèn luyện thể lực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoang đóng mở tự động của tàu ngầm này không triển khai được nhiều phương tiện.
Trong khi đó, tàu ngầm Type 093T Trung Quốc không những có thể mang theo SDV mà còn có thể mang tàu ngầm không người lái, thiết bị dò tìm dưới nước và phương tiện trinh sát không người lái khác.
Thậm chí, nó có thể mang máy bay không người lái trinh sát và tấn công có kích cỡ lớn.
Ming Pao cho biết thêm rằng, Type 093T có hình dạng gần giống với tàu ngầm Type 093B của Trung Quốc nhưng có sự tinh giảm hơn.
Ngoài ra, Type 093T cũng là tàu ngầm hiếm thấy sử dụng hệ thống chân vịt với 6 lá, thay vì chân vịt 7 lá như các biến thể Type 093 và 093A.
Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, điều này cho thấy tàu ngầm Type 093T được thiết kế để chuyên tác chiến ở vùng nước nông.
Theo Trí Thức Trẻ
Tàu ngầm Trung Quốc bị "mắt thần" Mỹ Nhật tóm sống
Trang mạng Vimeo vừa đăng tải chùm ảnh do phi đội máy bay tuần tiễu trên biển mang mật danh VP5 của Mỹ thu thập được, trong đó có những bức ảnh hiển thị tàu ngầm của Trung Quốc.
Một chiếc P-8A trong biên đội được chụp từ một chiếc P-8A khác.
Đặc biệt là sự xuất hiện những bức ảnh chụp trên không, trong đó có một chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ, chụp gần một khu trục hạm "Aegis Trung Hoa" Type 052C và đặc tả được hình ảnh kính tiềm vọng của một tàu ngầm "lạ" không rõ quốc tịch.
P-8A đã chụp được ảnh chiến hạm mặt nước và tàu ngầm Trung Quốc.
Những bức ảnh thể hiện chiếc P-8A dù bay cao nhưng vẫn chụp rất nét một khu trục hạm Type 052C và một tàu ngầm đang hành trình ở độ sâu gần mặt biển Tuy không xác định được quốc tịch nhưng chiếc tàu ngầm này hoạt động trong khu vực diễn tập của hải quân Trung Quốc.
Khu trục hạm Type 052C Trung Quốc bị P-8A chụp ảnh.
Hiện nay có ít nhất 2 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A được biên chế trong trung đội máy bay tuần tiễu VP5, được hải quân Mỹ điều động thay phiên nhau đồn trú tại căn cứ Kadena ở Okinawa của Nhật Bản.
P-8A được trang bị cả tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.
Loại máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ có tính năng vượt trội "người tiền nhiệm" là P-3C Orion. Ngoài tổ hợp radar, ngư lôi và bom chống ngầm tiên tiến, nó còn được trang bị cả tên lửa chống hạm và hệ thống thu thập tin tức tình báo hết sức hiện đại.
Máy bay J-11BH của Trung Quốc chặn máy bay RC-135 của Mỹ.
Cuối tháng 8/2014, một sự kiện "động trời" đã diễn ra trên bầu trời khu vực biển Đông khi một chiếc tiêm kích J-11BH của Trung Quốc, mang theo tên lửa đối không đã đe dọa chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ.
Máy bay P-8A Mỹ chụp ảnh tàu ngầm "lạ" di chuyển.
Khi đó, chiếc P-8A này cũng xuất phát từ căn cứ Okinawa bay vào trinh sát khu vực biển cách đảo Hải Nam 220 km về phía đông thì bị tiêm kích Trung Quốc bay lên đánh chặn. Sự kiện này khiến cuộc đối đầu trên không - trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng.
Máy bay P-3C Orion của Mỹ.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố, cái gọi là "máy bay Trung Quốc đe dọa máy bay Mỹ" là luận thuyết vô căn cứ, nguyên nhân chính của những va chạm "ngoài ý muốn" là do Mỹ liên tục điều máy bay, tàu chiến áp sát lãnh thổ Đại Lục để thu thập thông tin tình báo.
Chiếc tàu ngầm "lạ" đang di chuyển gần sát mặt biển, thò kính tiềm vọng lên mặt nước.
Được biết, ngoài máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon ra, Mỹ và Nhật Bản còn có một trang bị chuyên dụng đáng gờm khác để trinh sát, phát hiện tàu ngầm Trung Quốc là các tàu đo đạc âm hưởng (hay còn gọi là tàu quan trắc biển).
Tàu đo đạc âm hưởng JDS Hibiki (AOS-5201) của Nhật.
Từ tên chủng loại "Tàu đo đạc âm hưởng" cũng có thể xác định được nhiệm vụ của nó chủ yếu là đo đạc âm thanh, tiếng động, đặc biệt là khả năng phát hiện, theo dõi, định hướng, đo đạc cự ly và nhận dạng âm thanh của chân vịt cũng như độ rung chấn của động cơ tàu ngầm.
Tàu đo đạc âm hưởng JDS Harima (AOS-5202) lớp Hibiki của Nhật.
Loại tàu này chứa rất nhiều dữ liệu về các loại tàu ngầm của các quốc gia trên thế giới, lưu giữ số liệu về tiếng động của các loại tàu ngầm đó khi chúng hoạt động ở những khu vực biển khác nhau, hình thành một kho dữ liệu đối chiếu khổng lồ.
Tàu quan trắc biển T-AGOS-22 USNS Loyal của hải quân Mỹ.
Cơ sở dữ liệu sẽ được lập trình trong phần mềm, một khi phát hiện tiếng động lạ, nó lập tức so sánh, đối chiếu và nhận biết đó là loại tàu ngầm nào, của quốc gia nào. Các thông tin tình báo thu thập được đều được chia sẻ cho cả 2 quốc gia Mỹ - Nhật.
Tàu đo đạc âm hưởng của Nhật được chế tạo trên cơ sở tàu quan trắc biển lớp T-AGOS của Mỹ.
Hiện nay Nhật Bản có 2 tàu thuộc loại này, được phỏng chế từ lớp tàu quan trắc biển 2 thân (Catamaran) T-AGOS của Mỹ. Nó được gọi là "Tàu gián điệp" bởi trong thời bình, loại tàu này có thể trinh sát, thu thập thông tin tình báo phục vụ nhiệm vụ trước mắt hoặc để sử dụng trong thời chiến.
Tàu quan trắc biển T-AGOS-19 USNS Victorious của hải quân Mỹ.
Tàu chỉ cần mang theo 40 thủy thủ và nhân viên, trong đó có 5 người Mỹ chuyên phụ trách xử lý các thiết bị nghe, nhìn và đo đạc, theo dõi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc. Nó được Nhật - Mỹ mệnh danh là "cái chết bất ngờ trên mặt nước" đối với các loại tàu ngầm Trung Quốc.
Tàu quan trắc biển USNS Impeccable (T-AGOS-23) của hải quân Mỹ.
Hiện nay Mỹ cũng có 1 tàu loại này đang triển khai ở Nhật Bản là USNS Impeccable (T-AGOS-23). Chính tàu này đã phối hợp với tàu của Nhật phát hiện ra 2 lần chiếc tàu ngầm lớp Nguyên và 1 lần chiếc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tiến sát vào khu vực tiếp giáp lãnh hải Nhật tháng 8/2013.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Hán (Type 091), lớp Hạ (Type 092), lớp Thương (Type 093), lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc.
Nhật Bản còn có thiết bị đặc chủng trinh sát ngầm dưới nước, có trọng lượng khoảng 5 tấn. Nó được nối bằng dây cáp với các tàu tình báo như "Nitinan" của Nhật, những tín hiệu được gửi về tàu mẹ bằng đường cáp này.
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên Type 041 Trung Quốc.
"Nitinan" là con tàu tình báo duy nhất của Hải quân Nhật Bản có thiết bị theo dõi ngầm dưới nước như vậy. Thiết bị này cho phép theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm nước ngoài, bởi nó ghi nhận được những thay đổi trong nhiệt độ nước, sự thay đổi của các dòng hải lưu sinh ra khi tàu ngầm đi qua và nhiều dữ liệu khác.
Theo Tri Thức
"Tên lửa giá rẻ Trung Quốc thừa sức 'quét sạch' Hải quân Mỹ" Đáp trả sự công kích của giới chuyên gia Mỹ, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng nếu xung đột bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể đánh bại Hải quân Mỹ chỉ bằng số tên lửa chống hạm giá rẻ. Nhận định của Thời báo Hoàn Cầu được đưa ra sau khi tờ New York Times đăng tải...