Tiết lộ sức mạnh tàu chiến Neustrashimyy Nga ngoài bờ biển Syria
Tàu chiến Neustrashimyy của Nga là thiết kế từ cuối thời Liên Xô tối ưu cho nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm.
Ngoài tàu tuần dương Moskva, Hải quân Nga hiện còn triển khai nhiều tàu chiến khác trên khu vực biển Địa Trung Hải, hướng vào lãnh thổ Syria – nơi Không quân Nga đang thực hiện các cuộc không kích phiến quân IS. Trong đó, đáng lưu ý là sự xuất hiện của tàu chiến Neustrashimyy của Hải quân Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên lớp tàu chiến Neustrashimy được triển khai tới Địa Trung Hải. Lớp tàu này đã được Hải quân Nga điều động tới Syria nhiều lần kể từ khi quốc gia Trung Đông này xảy ra nội chiến.
Neustrashimyy (712) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Project 11540 Yastreb được thiết kế từ cuối thời Liên Xô cho nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm. Lớp tàu này được tích hợp công nghệ tàng hình và đặc biệt là hệ thống sonar tích hợp Zvezda-1. Neustrashimyy có lượng giãn nước toàn tải 4.400 tấn, dài 129m, rộng 15,6m, mớn nước 5,6m.
Tàu chiến tàng hình Neustrashimyy được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuốc bin khí cung cấp tổng công suất 110.000 mã lực cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Đuôi tàu được thiết kế nhà chứa máy bay cùng sân đáp cho một trực thăng chống ngầm Ka-27PS.
Được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, nên hỏa lực săn tìm phương tiện dưới mặt nước của lớp tàu Neustrashimyy rất mạnh mẽ. Ảnh: Ba trong 6 ống phóng ngư lôi 533mm tích hợp trong thượng tầng tàu, có thể phóng ngư lôi hạng nặng Type 53, tên lửa chống ngầm RPK-2 Vyuga ( tầm bắn 35-45km, mang đầu đạn là ngư lôi 533mm) và RPK-6 Vodopad (tầm bắn 100km, mang ngư lôi 400mm).
Ngoài ra còn một bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000 với 12 ống phóng chứa các loại bom săn tàu ngầm RGB-60 (tầm bắn 350-5.800m) và 90R (tầm bắn 600-4.300m).
Video đang HOT
Hỏa lực phòng không của lớp tàu chiến Neustrashimyy hiện diện ở Syria gồm tổ hợp tên lửa 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9) với 6 module ống phóng (chứa 32 đạn tên lửa). Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 1,5-12km, độ cao 10-6.000m, thời gian phản ứng chỉ trong vòng 8-24 giây.
Và hai bệ chiến đấu tổ hợp phòng không cao tốc Kashtan được trang bị pháo 30mm và 8 đạn tên lửa phòng không 9M311 cho khả năng tiêu diệt máy bay địch ở cự ly 1.500-8.000m.
Ngoài ra, hỏa lực của tàu còn có pháo hạm AK-100 đạt tầm bắn 21,5km, có thể chống mục tiêu trên không, trên mặt biển và ven bờ.
Hệ thống chống người nhái DP-65.
Cận cảnh các hệ thống radar trinh sát, điều khiển hỏa lực trên tàu chiến Neustrashimyy.
Tàu hộ vệ Project 11540 cũng được thiết kế trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Uran, nhưng nó chỉ tồn tại trên chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu mang tên Yaroslav Mudry.
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh tàu chiến Nga đánh IS khiến Mỹ hãi hùng
Tàu chiến lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước 950 tấn nhưng lại khả năng phóng tên lửa hành trình tầm 1.500km đã thực sự khiến người Mỹ kinh ngạc.
Ngày 7/10/2015, ba tàu chiến lớp Buyan-M và một tàu chiến lớp Gepard Project 11661K của Tiểu Hạm đội Caspian, Hải quân Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr vượt 1.500km đánh chính xác 11 mục tiêu phiến quân IS ở Syria. Sự kiện này đã khiến cả thế giới sốc nặng trước sức mạnh tên lửa Nga, nó cũng đánh dấu việc Mỹ mất đi vị thế độc tôn tấn công tầm xa với tên lửa Tomahawk lừng danh. Đồng thời, sự kiện này đã "hạ bệ sự ngạo mạn" của người Mỹ khi cho rằng Nga không thể có tên lửa hành trình tầm bắn tới 1.500km.
Không chỉ khiến người Mỹ phải sốc trước tên lửa 3M-14T Kalibr, Quân đội Nga còn tạo nên sự kinh ngạc với lớp tàu chiến mang phóng tên lửa. Trong khi, tên lửa Tomahawk chỉ có thể triển khai trên tàu chiến Aegis cỡ 9.000-10.000 tấn hoặc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn thì Kalibr có thể tích hợp trên tàu cỡ nhỏ. Cụ thể, lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước chưa tới 1.000 tấn còn Gepard là 2.000 tấn. Thực sự, đây là bước đột phá công nghệ, nghệ thuật tác chiến hải quân của Hải quân Nga. Các tàu chiến nhỏ sở hữu khả năng tấn công không hề thua kém tàu chiến cỡ lớn.
Buyan-M Project 21631 là biến thể của lớp tàu hộ vệ thế hệ mới lớp Buyan Project 21630 được nghiên cứu phát triển bởi Cục thiết kế Zelenodolsk, chế tạo hàng loạt tại nhà máy Almaz (ở St.Petersburg).
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 8 tàu hộ vệ lớp Buyan và Buyan-M được chế tạo, trong đó 6 tàu được hoàn thiện và biên chế cho Tiểu Hạm đội Caspian. Chúng gồm 3 chiếc tàu pháo Buyan Project 21630 và 3 tàu chiến tên lửa Buyan-M Project 21631 (mang tên Grad Sviyazhsk, Uglich và Veliki Ustyug).
Các tàu chiến Buyan-M Project 21631 có lượng giãn nước toàn tải 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,57m, mớn nước 2,5m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Con tàu được trang bị hai động cơ diesel Zvezda M520 và hệ thống đẩy Pumpjet cho tốc độ hành trình tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 4.300km với vận tốc kinh tế 12 hải lý/h, dự trữ hành trình 10 ngày.
"Nhỏ mà có võ" - sức mạnh của Buyan-M Project 21631 là cực kỳ khủng khiếp. Phía sau thượng tầng là nơi đặt tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr. Việc bố trí hơi kỳ lạ như vậy (thường các tàu chiến sẽ bố trí tổ hợp tên lửa phóng đứng phía trước thượng tầng) do kích cỡ nhỏ nhắn của tàu, không gian phía trước là khá hạn hẹp.
Các đạn tên lửa của tổ hợp Kalibr được đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng UKSK hình hộp.
Trong ảnh, đạn tên lửa Kalibr đang được cần cẩu nạp vào bệ phóng đứng UKSK trên tàu hộ vệ lớp Buyan-M.
Tổ hợp Kalibr trên tàu chiến Buyan-M được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: Đạn chống hạm 3M-54T đạt tầm bắn phóng 440-660km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,9, mang đầu đạn 200kg; đạn đối đất 3M-14T đạt tầm bắn 1.500-2.500km, tốc độ cận âm Mach 0,8, mang đầu đạn 450kg. Tùy từng nhiệm vụ tác chiến mà một hoặc cả hai loại tên lửa sẽ được lắp vào bệ UKSK.
Ngoài tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr, Buyan-M Project 21631 được tích hợp hàng loạt công nghệ vũ khí tối tân khác đảm bảo khả năng phòng thủ. Trong ảnh là module chiến đấu hệ thống tên lửa phòng không 3M-47 Gibka, trên nó được tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu quang điện và hai "cánh tay" lắp tên lửa vác vai kiểu Igla hoặc Igla-S. Phạm vi tác chiến 5-6km, độ cao hạ mục tiêu 3,5-4km.
Đặc biệt, trên Buyan-M được trang bị tổ hợp pháo phòng không siêu tốc AK-630M1-2 thiết kế với hai nòng pháo GSh-6-30 6 nòng cỡ 30mm cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống tên lửa diệt hạm bay thấp, mục tiêu trên không ở cự ly gần.
"Hỏa thần" AK-630M1-2 có thể phun 10.000 phát/phút với tầm bắn xa đến 4km.
Một điểm đáng ngạc nhiên nữa trên tàu chiến Buyan-M là nó được trang bị pháo hạm cỡ 100mm A190 - đây là bước đột phá công nghệ thu gọn pháo hạm cỡ lớn của người Nga lắp lên tàu nhỏ. Trước kia, pháo cỡ 100-130mm chỉ thể lắp trên tàu cỡ 5.000-6.000 tấn trở lên thì nay có thể lắp trên tàu chưa tới 1.000 tấn. Pháo 100mm A190 vượt trội tầm bắn so với AK-176 76,2mm, phạm vi tác chiến tới 20km, sức công phá mạnh hơn, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Theo_Kiến Thức
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha. Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng...