Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: trái đất từng quay khác hiện tại
Một mẫu vật từ thời khủng long khiến giới khoa học choáng váng khi cho thấy 1 ngày vào cuối kỷ Phấn Trắng chỉ dài 23 giờ rưỡi, do trái đất đã quay nhanh hơn tốc độ hiện nay
Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Niels de Winter ở Đại học Vrije Brussel (Bỉ) đã phân tích hóa thạch loài nhuyễn thể cổ đại mang tên Torreites sanchezi, có vỏ khá giống những con ngao thời hiện đại. Chính phần vỏ hóa thạch, với những vòng tăng trưởng khá giống cây cối nhưng nhỏ hơn nhiều, đã tiết lộ khi chúng còn sống, một năm dài tới… 372 ngày.
Hóa thạch sinh vật 70 triệu tuổi cho thấy trái đất từng một thời quay nhanh hơn bây giờ, 1 ngày chỉ 23,5 giờ! – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nhưng tốc độ trái đất quay quanh mặt trời vẫn thế, điều đó có nghĩa một năm không dài hơn, mà là một ngày ngắn hơn, chỉ còn khoảng 23,5 giờ thay vì 24 giờ như ngày nay. Vẫn chưa rõ trái đất đã bất ngờ quay nhanh hơn vào thời kỳ ấy hay nó vốn quay nhanh như thế hoặc hơn thế trước khi đạt tốc độ ổn định 24 giờ/ngày – 365 ngày/năm như hiện nay.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ de Winter, một nhà địa hóa học, các bằng chứng còn tiết lộ tuổi đời của sinh vật bày: 70 triệu năm, tức cuối kỷ Phấn Trắng, thời kỳ bùng nổ của loài khủng long trước khi bị tuyệt diệt do thiên thạch vào 66 triệu năm trước.
Chiếc vỏ kỳ diệu cũng cho thấy nhiệt độ đại dương thời ấy rất ấm, 40 độ C vào mùa hè và hơn 30 độ C trong mùa đông. Sinh vật ấy đã được tìm thấy một cách lẻ loi ở một vùng biển nhiệt đới nông thuộc địa phận Omani ngày nay, và đã có tuổi thọ lên đến 9 năm.
Vào thời kỳ đó, loài này và các loài nhuyễn thể tương tự đã thống trị vị trí của các rạn san hô ngày nay, trước khi biến mất với khủng long trong vụ va chạm thiên thạch.
Để “đọc” được những thông tin đáng kinh ngạc này, các nhà khoa học đã chiếu tia laser vào các mảnh vỏ hóa thạch, tạo ra các lỗ có đường kính chỉ 10 micrometers, tương đương… 1 tế bào hồng cầu, rồi phân tích các vòng tăng trưởng cũng như các nguyên tố vi lượng bên trong chúng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Paleoceanography and Paleoclimatology .
A. Thư
Theo nld.com.vn/EurekAlert, Acient-Origins
Mỹ và Pháp hợp tác theo dõi sinh vật biển từ vũ trụ
Các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã sử dụng thiết bị laser vũ trụ để theo dõi các loài sinh vật biển nhỏ - các loài nhuyễn thể
Mực con và cá nhỏ trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật biển. Theo họ, công nghệ này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân.
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Pháp đã sử dụng lidar CALIPSO trên không gian để theo dõi sự di cư lớn nhất của sinh vật trên hành tinh - Ảnh: NASA
Theo New Atlas, các kỹ sư NASA hợp tác cùng với các nhà nghiên cứu Pháp ở Centre National d'Etudes Spatiales (CNES) bắt đầu sử dụng các thiết bị laser vũ trụ được lắp đặt trên các vệ tinh CALIPSO và Cloud-Aerosol Lidar để theo dõi các sinh vật biển nhỏ - các loài nhuyễn thể, mực con và cá nhỏ.
Công nghệ cho phép nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân. Hai lần một ngày, khi Mặt trời mọc và lặn, chuyển động của thế giới động vật diễn ra trên biển, được gọi là di cư thẳng đứng trong ngày - Diel Vertical Migration (DVM). Quá trình này là lớn nhất trong số các cuộc di cư được biết đến cả về số lượng lẫn sinh khối.
Đại diện của nhiều loài khác nhau tham gia di cư thẳng đứng trong ngày, bao gồm các loài nhuyễn thể, mực non và cua ấu trùng - hầu như tất cả sinh vật tham gia vào quá trình này đều có kích thước siêu nhỏ. Trong giai đoạn di cư về đêm, sinh vật nổi lên trên bề mặt và ăn các loài thực vật nhỏ - thực vật phù du. Vào ban ngày, chúng chìm xuống độ sâu để bảo vệ chống lại kẻ săn mồi.
Nghiên cứu sự di cư của các vi sinh vật được gọi là động vật phù du này có thể hữu ích cho mục đích quân sự và đánh bắt cá (dễ dàng giấu một chiếc tàu ngầm trong đám mây động vật phù du hơn và luôn có sẵn cá ở bên cạnh), cũng như theo dõi sự biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng laser vũ trụ để nghiên cứu lớp nước bề mặt dày hơn 20m. Điều này là đủ để phát hiện động vật phù du vào ban đêm và buổi sáng, cũng như nghiên cứu hành vi của chúng trên quy mô toàn cầu.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Bí ẩn chưa lời giải của các hộp sọ kinh dị nhất trong lịch sử Loài người có từng chung sống với giống loài thông minh nào khác không? Đây vẫn là một bí ẩn 1. Hộp sọ trán cao Paracas Những hộp sọ Paracas được nhà khảo cổ học Julio Tello tìm thấy vào năm 1928 tại bán đảo sa mạc Paracas, phía nam Peru trong một hầm mộ bị chôn vùi dưới cát và đá. Có...