Tiết lộ sốc của quan tham Bắc Kinh
Hôm 7/11, vụ án Trần Cương, cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh, đã được đưa ra xét xử tại Tòa án Trung cấp Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.
Ông Trần Cương bị Tòa án Nam Kinh xét xử
Theo cơ quan công tố, từ 2003 đến 2018, Trần Cương lợi dụng các chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban quy hoạch thành phố, Ủy viên thường vụ thành ủy, Phó thị trưởng Bắc Kinh… để mưu cầu lợi ích cho người khác, rồi trực tiếp hoặc gián tiếp nhận hối lộ số tiền lên tới gần 129 triệu NDT (hơn 450 tỷ đồng).
Điều không thể ngờ là thời gian Trần Cương nhận hối lộ lên đến 15 năm, bắt đầu từ khi giữ chức vụ tại Ủy ban Quy hoạch Bắc Kinh, và liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng công trình. Khi chuyển đến Hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Trung Quốc vào tháng 3/2018 và trong 10 tháng cho đến khi bị điều tra vào đầu tháng 1/2019, Cương vẫn tiếp tục vơ vét.
Trần Cương sinh năm 1966, quê ở tỉnh Hồ Bắc, đã phục vụ lâu dài trong hệ thống xây dựng đô thị quy hoạch Bắc Kinh và được coi là “cán bộ có một tương lai đầy hứa hẹn”. Tháng 9/2002, Cương trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Quy hoạch Bắc Kinh.
Video đang HOT
Cương là người chủ trì xây dựng các công trình phục vụ Olympic Bắc Kinh 2008 và các dự án trung tâm phụ. Tháng 10/2006, Cương được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng Bắc Kinh và được bầu vào Ủy ban thường vụ Thành ủy Bắc Kinh vào tháng 7/2012. Năm tháng sau, ở tuổi 46, Trần Cương được bầu làm Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương khóa 18.
Tháng 2/2017, quan lộ của Trần Cương đột ngột thay đổi. Ông ta được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nam thủy Bắc điều của Quốc Vụ viện. Một năm sau, vào tháng 3/2018, Cương lại được chuyển đến Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc và sau đó trở thành Bí thư Đảng ủy Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc.
Đầu năm nay, Cương đã bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương điều tra. Sau khi Trần Cương bị điều tra đã xuất hiện nhiều giả thuyết về nguyên nhân ông ta ngã ngựa. Vào thời điểm đó, có ý kiến cho rằng vấn đề của Cương chủ yếu xảy ra trong thời gian giữ chức tại Bắc Kinh, có thể có “quan thương cấu kết”, cũng có thể liên quan đến dự án xây dựng các công trình Thế vận hội.
Trong một bài viết có liên quan, tạp chí Tài Tân cho biết Trần Cương đã phối hợp với Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Mã Kiến (người hiện đang thụ án tù) hỗ trợ doanh nhân giàu có Quách Văn Quý, ông chủ của Tập đoàn Bác Cổ hiện đang trốn ở Mỹ được vay các khoản tiền lớn và xây dựng bất hợp pháp.
Theo Ngô Tuyết (Vietnamnet)
TT Trump lùi ngày tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng để tránh quốc khánh TQ
Tổng thống Trump ngày 11/9 tuyên bố đồng ý lùi thời điểm tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc lại hai tuần, và nói quyết định này được đưa ra sau yêu cầu của Bắc Kinh.
"Chúng tôi đã nhất trí, như một cử chỉ thiện chí, sẽ dời ngày tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa (từ 25% lên 30%) từ ngày 1/10 sang 15/10", ông Trump viết trên Twitter.
Ông nói việc lùi ngày tăng thuế được yêu cầu bởi "Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, và với lý do Trung Quốc đang kỷ niệm 70 năm quốc khánh".
Ông Donald Trump gặp ông Tập Cận Bình sáng 29/6 tại Osaka, Nhật Bản, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AP.
Các đại diện thương mại Trung Quốc dự kiến gặp phía Mỹ giữa tháng 9 ở Washington trước các cuộc gặp cấp cao hơn vào đầu tháng 10, bao gồm Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Quyết định hoãn thuế này của ông Trump có thể tạo điều kiện cho hai bên thương lượng trước khi thuế có hiệu lực, theo Reuters.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã công bố các khoản thuế mới vào hàng hóa của nhau ngày 3/9, tiếp nối nhiều lệnh đánh thuế qua lại từ nhiều tháng nay, khiến thị trường tài chính biến động mạnh và đe dọa gây ra suy thoái toàn cầu.
Trung Quốc ngày 10/9 đã miễn trừng phạt thuế đối với 16 sản phẩm từ Mỹ, chứng tỏ thiện chí trước thềm cuộc đàm phán, theo Washington Post.
"Trung Quốc muốn tỏ ra cao thượng hơn trước các cuộc đàm phán tháng 10 và gửi thông điệp thiện chí", Yao Xinchao, giáo sư thương mại quốc tế ở Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nói với Washington Post. "Tất cả là nhằm tạo dư luận có lợi" và biến Mỹ thành bên gây hấn, theo Yao.
Bộ Tài chính Trung Quốc còn cho biết sẽ mở rộng số sản phẩm được miễn lệnh tăng thuế, và phần thuế đã bị thu sẽ được hoàn trả. Bắc Kinh nói điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho một số công ty Mỹ. "Tôi nghĩ cả hai bên đều muốn một thỏa thuận", Kent Kedl, một nhà phân tích Trung Quốc ở công ty tư vấn Control Risks, nói.
"Do vậy họ cố tìm ra những cách có thể phá vỡ thế bế tắc".
Nhưng theo Washington Post, dù Trung Quốc đã nhượng bộ, lệnh đánh thuế đang áp dụng đối với các khối hàng nông nghiệp lớn từ Mỹ như đậu nành, ngô và thịt lợn, vốn đang gây thiệt hại nhiều nhất cho Mỹ, vẫn không thay đổi.
Thuế Trung Quốc đánh vào thịt lợn Mỹ giờ lên tới 72%, buộc chính quyền Trump phải hứa sẽ trợ cấp cho nông dân Mỹ tổng cộng khoảng 28 tỷ USD. Bắc Kinh biết đây là lợi thế của mình, nhất là trước bầu cử 2020.
Theo Zing.vn
Ankara kỳ vọng đạt kim ngạch thương mại với Mỹ lên 100 tỷ USD bất chấp đe dọa trừng phạt Bộ trưởng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/9 nói rằng Ankara nhận thấy có cơ hội thúc đẩy thương mại với Mỹ giữa lúc thương chiến giữa Washington với Bắc Kinh đang kéo dài. Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan. Tuyên bố đầy lạc quan của Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan càng củng cố thêm...