Tiết lộ số tiền Đan Mạch ‘mất trắng’ vì ông Trump
Nhà chức trách Đan Mạch tiết lộ, nước này đã mất trắng ít nhất 4 triệu krone (tương đương gần 14 tỷ đồng) chỉ vì Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy công du Copenhagen vào phút chót.
Hồi cuối tháng 8, Tổng thống Mỹ Trump bất ngờ thông báo hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Copenhagen chỉ 12 ngày trước thời điểm đã lên lịch từ trước, viện dẫn lí do Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen không muốn bàn chuyện bán lại đảo Greenland lớn nhất thế giới cho Washington.
Tổng thống Mỹ Trump hủy chuyến thăm dự kiến đến Đan Mạch sau khi nữ Thủ tướng nước này Frederiksen gọi ý tưởng mua lại đảo Greenland của ông là “vô lý”. Ảnh: Discovery
Đại diện lực lượng cảnh sát quốc gia Đan Mạch vừa tiết lộ trên đài phát thanh địa phương rằng, động thái của lãnh đạo Nhà Trắng đã khiến ngân khố nước này thiệt hại ít nhất 4 triệu krone (tương đương gần 14 tỷ đồng) phân bổ cho các hoạt động chuẩn bị của cảnh sát. Chi phí này bao gồm tiền bồi thường cho việc rút ngày nghỉ của các nhân viên an ninh, việc hủy bỏ đặt chỗ theo kế hoạch, một số chi phí vận hành nhỏ cho trang thiết bị và thời gian lập kế hoạch.
Đáng nói, số tiền thống kê trên không bao gồm phí tổn dành cho các hoạt động chuẩn bị của cục an ninh cảnh sát Đan Mạch PET cũng như những chi phí liên quan khác.
Video đang HOT
Theo báo RT, quân đội, hoàng gia Đan Mạch và sân bay Copenhagen đều tham gia công tác chuẩn bị đón tiếp chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Mỹ. Trong đó, quân đội dự kiến điều các trực thăng và lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ an ninh. Các nhân viên của Hoàng gia cũng được lệnh hủy nghỉ phép thường niên để tham gia công tác chuẩn bị. Hiện vẫn chưa rõ chi phí cho những thành phần này là bao nhiêu.
Nếu chuyến công du của ông Trump diễn ra như kế hoạch, Đan Mạch thậm chí sẽ tốn đến 33 triệu krone (hơn 113,5 tỷ đồng) cho công tác chuẩn bị của riêng lực lượng cảnh sát.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Đan Mạch mua sonar Mỹ đối phó Nga
Hải quân Đan Mạch vừa ký hợp đồng trị giá 190 triệu USD với Mỹ mua hệ thống sonar làm nhiệm vụ đề phòng Nga tại Bắc Cực.
Quyết định mua sắm nhằm tăng cường khả năng phát hiện và giám sát hoạt động tàu ngầm đối phương hoạt động tại Bắc Cực của phi đội trực thăng MH-60R Seahawk. "Đây là một phần nằm trong kế hoạch hiện đại hóa Hải quân của Đan Mạch", Đô đốc Torben Mikkelsen thuộc Hải quân Đan Mạch cho biết.
Những sonar mới sẽ tăng cường khả năng tác chiến của Đan Mạch kết hợp cùng với nỗ lực của NATO trong nhiệm vụ giám sát hạm đội tàu ngầm Nga hoạt động ở Biển Baltic, quanh Greenland và Quần đảo Faroe, cũng như ở khu vực Bắc Cực.
Mục đích mua vũ khí Mỹ của Đan Mạch đã khá rõ ràng nhưng Copenhagen khó có thể đạt được mục đích của mình dù phối hợp hoạt động cùng NATO bởi binh lực quá mạnh của Nga được triển khai ở khu vực này.
Trong vài năm qua, Nga đã tăng tốc trong việc tăng cường hiện diện và khẳng định chủ quyền ở Bắc Cực. Moscow đã xây dựng hàng loạt cơ sở nghiên cứu, khai phá tiềm năng kinh tế (đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt) của vùng đất lạnh lẽo này; đồng thời khôi phục hàng loạt các căn cứ hải quân, không quân và lục quân trên bờ biển và các đảo Bắc Cực, từ mũi Đất Franz-Josef cho đến eo biển Bering; tăng cường binh lực và vũ khí trang bị đến vùng cực.
Trong 2 năm 2016-2017, Nga đã hoàn thành việc tu bổ 6 sân bay quân sự cũ ở vùng Cực. Tại hai phi trường này đều đã được triển khai các chiến đấu cơ tối tân nhất của Nga, bao gồm cả tiêu kích đánh chặn tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay là MiG-31.
Ngoài ra, Nga còn thường xuyên điều các máy bay ném bom chiến lược, có khả năng hoạt động tốt ở các khu vực lạnh lẽo như Tu-95MS đến tuần tra Bắc Cực. Sự hiện diện của chúng là lá chắn vững chắc bảo vệ khu vực này trước những con mắt nhòm ngó của các đối thủ.
Khâu bảo vệ không phận Bắc Cực sẽ do hệ thống radar tiên tiến Podsolnukh đảm trách. Hệ thống này có thể phát hiện, theo dõi và phân loại đến 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không, thông báo cho các tàu phòng thủ hải quân và tổ hợp tên lửa ven biển.
Trong những năm qua, tàu chiến của Hạm đội Phương Bắc - lực lượng hùng mạnh nhất của Hải quân Nga đã thường xuyên thực hiện các chuyến đi trong khu vực Tuyến đường biển phương Bắc, bảo vệ chủ quyền và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền Nga ở Bắc Cực.
Đến năm 2020, trong thành phần của Hạm đội Bắc sẽ có sự tham gia của những chiến hạm mới có sức mạnh hủy diệt là 6 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa hành trình), các tàu ngầm thông thường và 13 chiến hạm mặt nước, với các chức năng khác nhau.
Ngoài ra, Nga sẽ mang tới đây những hệ thống phòng không tối tân, đa tầng, đa lớp để bảo vệ không phận Bắc Cực như các hệ thống tên lửa S-300, S-400, Pantsir-S, Tor-M2E... Kết hợp với MiG-31 và Tu-95, biến vùng trời Bắc Cực thành khu vực bất khả xâm phạm của Nga.
Với sự tăng cường lực lượng tối đa và những vũ khí tiên tiến nhất của mình, quân đội Nga đang bày tỏ sự tự tin có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào trong khu vực này.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tổng thống Mỹ bất ngờ ca ngợi Thủ tướng Đan Mạch sau khi chê bai bà Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/8 đã ca ngợi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sau khi lên án nữ lãnh đạo này đã gạt bỏ ý tưởng mua vùng lãnh thổ Greenland và coi đây là một ý tưởng "lố bịch". Ngày 23/8, ông Trump gọi bà Frederiksen là "một phụ nữ tuyệt vời".(Nguồn: Newsweek) Ông chủ Nhà Trắng đã điện...