Tiết lộ số tiền cực lớn Iran phải chi ra để mua S-400
Iran dự định chi tới hàng tỷ USD cho việc nhập khẩu các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga.
Các nguồn tin quân sự cho biết, Tehran dự định sớm ký kết hợp đồng với Nga một hợp đồng mua sắm vũ khí giá trị lớn để sở hữu hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa S-400 Triumf tối tân.
“Theo dữ liệu sơ bộ, chúng ta đang nói về 4 sư đoàn phòng không S-400 với tổng giá trị khoảng 2,5 tỷ USD, như đã báo cáo trước đây, việc cung cấp các hệ thống phòng không và tên lửa đánh chặn đi kèm có thể bắt đầu diễn ra vào năm tới” trang Avia của Nga cho biết.
Không có bình luận chính thức nào về vấn đề này từ Moskva hay Tehran, tuy nhiên Washington đưa ra tuyên bố trên nhằm chỉ ra thực tế rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran vào năm tới sẽ dẫn đến việc bắt đầu cung cấp vũ khí Nga cho nước này. Bên cạnh đó, được biết một thỏa thuận bí mật đã được ký kết giữa Nga và Iran.
Trong số những công việc liên quan, một vài ngày trước có thông tin cho rằng Tehran chính thức yêu cầu Nga cho vay 2 tỷ USD, không loại trừ khả năng khoản tiền này sẽ được dùng để chi trả cho việc mua S-400 Triumf.
“Ngày nay Iran cần một hệ thống phòng không mạnh mẽ và chỉ Nga mới có phương tiện thích hợp. Rõ ràng, chúng ta thực sự có thể nói về việc mua hệ thống S-400 của Nga”, một chuyên gia quân sự giấu tên cho biết.
Iran dự định mua 4 sư đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumf với trị giá 2,5 tỷ USD. Ảnh: RIA Novosti.
Cần làm rõ rằng trước đây Nga đã xem Iran là khách hàng tiềm năng của hệ thống phòng không S-400 Triumf sau khi hoàn thành cung cấp cho Tehran các tổ hợp Tor-M1 cũng như S-300PMU-2 Favorit.
Video đang HOT
Tuy nhiên hợp đồng mua sắm tên lửa phòng không giữa Iran với Nga cũng đồng thời đặt dấu hỏi về các vũ khí nội địa của Tehran, khi họ tuyên bố chúng đủ khả năng thay thế sản phẩm của Nga.
Bên cạnh đó, dĩ nhiên không thể bỏ qua nghi án Nga đã tiết lộ mã nguồn của S-300PMU-2 cho Israel để tiêm kích tàng hình F-35I Adir của nước này xâm nhập thành công không phận Iran để trinh sát các cơ sở hạt nhân hồi tháng 3/2018.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Phương tiện tấn công siêu đặc biệt giúp Mỹ dễ dàng xuyên thủng lá chắn S-400
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf do Nga chế tạo được xem như lá chắn bầu trời bất khả xâm phạm, tuy nhiên từ trước đến nay "vỏ quýt dày" thì sẽ luôn có "móng tay nhọn".
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga là thứ vũ khí gây tiêu tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông trong thời gian qua.
Tổ hợp phòng không tầm xa này được coi như thứ vũ khí có thể thay đổi cuộc chơi nhờ khả năng lập ô phòng không cực kỳ hiệu quả nhằm chống lại đủ loại mục tiêu từ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình cho tới máy bay.
S-400 Triumf được trang bị nhiều loại đạn tên lửa đánh chặn với tầm bắn và độ cao tác chiến khác nhau, trong đó đáng kể nhất là đạn 40N6 đạt tới cự ly 400 km.
Khi Nga triển khai tại Syria, S-400 được cho là đã gây áp lực cực lớn lên các chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh hoạt động trên bầu trời Damascus, thậm chí có nhận định cho rằng nếu Moskva muốn bắn hạ thì chúng sẽ không có cơ hội thoát thân.
Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD của Mỹ. Ảnh: Business Insider.
Tuy nhiên trước việc Nga triển khai S-400 thì dĩ nhiên Mỹ cũng chẳng chịu ngồi yên, họ đã thử nghiệm một số phương pháp theo đánh giá là có thể xuyên thủng "chiếc ô" S-400.
Trong vụ không kích Syria hồi đầu tháng 4/2018, Mỹ được cho là đã thử nghiệm sử dụng tên lửa mục tiêu ADM-160 MALD nhằm gây quá tải hệ thống phòng không đối phương.
Tên lửa MALD có thể giả lập đường bay cũng như tín hiệu của nhiều loại đạn tấn công khác, khiến cho hệ thống S-400 chẳng thể phân biệt nổi mục tiêu thật giả để đối phó.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, Mỹ còn tiếp tục nâng chiến thuật này lên một tầm cao mới đó là sử dụng máy bay không người lái tàng hình mang vũ khí để tấn công hệ thống phòng không đối phương theo kiểu "bầy đàn".
Phương tiện mới của Mỹ chính là XQ-58A Valkyrie - một loại máy bay không người lái tàng hình được Công ty giải pháp công nghệ an ninh và quốc phòng Kratos phát triển.
Đồ họa máy bay không người lái tàng hình XQ-58A. Ảnh: National Interest.
Chiếc UAV tàng hình có chiều dài 9,14 m này sở hữu tầm hoạt động lên đến hơn 4.800 km, nó có thể mang tải trọng vũ khí 272 kg, bao gồm bom và tên lửa có đường kính nhỏ.
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, XQ-58A có thể sử dụng làm lá chắn cho máy bay chiến đấu kiểm soát khả năng tác chiến đồng đội trên không, sẵn sàng đỡ đạn cho máy bay có phi công lái và hệ thống vũ khí tự động đắt tiền khác khi tác chiến.
Nhưng không chỉ có vậy, điểm khác biệt giữa XQ-58A với ADM-160 MALD là chiếc Valkyrie rất khó phát hiện, nó có thể len lỏi xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương để thực hiện đòn tấn công.
Hệ thống phòng không như S-400 kể cả khi phát hiện ra chiếc XQ-58A Valkyrie cũng rất khó đánh chặn từ cự ly đủ xa, hơn nữa cũng rất dễ bị quá tải khi đối đầu với số lượng lớn như lúc gặp phải ADM-160 MALD.
XQ-58A Valkyrie đảm nhiệm được cả 2 vai trò, vừa là mồi nhử, vừa tiến hành các cuộc tấn công độc lập được khi cần thiết, nó rõ ràng là bước phát triển cao hơn nhiều so với những gì Mỹ từng thử nghiệm tại Syria vừa qua.
Dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới chiếc XQ-58A Valkyrie sẽ chính thức được biên chế trong Không quân Mỹ và có thể cả đồng minh, khi đó "con ngáo ộp" S-400 Triumf sẽ khó mà hù dọa họ được thêm nữa.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Nga bất ngờ đẩy nhanh tiến độ bàn giao S-400 cho Ấn Độ Thông tin ban đầu cho rằng phải đến sau năm 2025 thì Ấn Độ mới nhận được tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đầu tiên, tuy nhiên mốc thời gian này đã có sự thay đổi. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf đầu tiên với quy mô cấp trung đoàn sẽ được chuyển đến Ấn Độ vào...