Tiết lộ rợn người của thợ săn từng vào rừng sâu bẫy thú quý hiếm
Theo lời kể của anh T.Q.T (61 tuổi) – một người từng là thợ săn động vật hoang dã chuyên nghiệp ở xã Nhân Tân ( TX An Nhơn, tỉnh Bình Định), cách đây 40 năm trở về trước, trong những cánh rừng nằm bên kia hồ chứa nước Núi Một động vật hoang dã rất nhiều. Đặc biệt, thường xuyên xuất hiện các loại cọp, gấu, voi, nai, sơn dương, heo rừng, cheo, mang, tê tê và chồn các loại.
Để hạn chế nạn săn bắn động vật hoang dã diễn ra ở những cánh rừng tại tỉnh Bình Định, ngành chức năng của tỉnh này đã thực hiện nhiều biện pháp, từ tuyên truyền đến xử lý mạnh tay đối với nạn săn bắn, vận chuyển động vật hoang dã, chim, thú quý hiếm trái phép.
“Ngày trước, 1kg tê tê bán được chỉ vàng”
Theo lời anh T.Q.T-người từng là thợ săn, do một bộ phận dân nhậu muốn “làm sang” nên khi vào nhà hàng thường kêu những món thịt rừng ăn cho “khác người”, lập tức thịt đông vật hoang dã trở thành đặc sản. Vì vậy, chúng bị cánh thợ săn truy bắt ráo riết.
Hiện nay, những cánh rừng già bên kia hồ Núi Một hầu như vắng bóng các loài voi, nai, gấu, sơn dương bởi chúng đã bị tận diệt, chỉ còn lại heo rừng vì loài này sinh sản nhanh và các loài tê tê, chồn, cheo.
Những cánh rừng già là nơi trú ngụ của động vật hoang dã.
Theo anh T, ban đầu thợ săn thường “hạ thủ” thú rừng bằng súng, thế nhưng thịt thú chết bán được giá thấp nên về sau hầu hết thợ săn đều đặt bẫy để bắt được thú sống, bán nhiều tiền hơn.
Trước khi đặt bẫy, cánh thợ săn phải cơm ăn cơm rồi đi dạo rừng trước cả 2 – 3 ngày. Nguy hiểm bủa vây, bởi lúc ấy rừng còn thú dữ nhiều. Về đêm, trước khi ngủ, cánh thợ săn phải đốt những đống lửa to, tiếp củi thâu đêm để đống lửa không tắt, nhằm ngăn thú dữ bất ngờ tìm đến.
Những ngày dạo rừng, thợ săn phải vận dụng kinh nghiệm quan sát dấu chân thú để lại trong rừng để định vị vùng sẽ đặt bẫy. Sau đó, theo dấu chân thú, cánh thợ săn phát lối đặt bẫy dài cả 5 – 7 cây số, cứ cách 15 – 20m đặt 1 cái bẫy.
Anh T cho biết, bẫy thú được người ta làm sẵn bán đại trà nên chỉ cần mua rồi đi đặt. Thú bị dính bẫy sẽ bị các sợi dây thắng xe đạp cột chặt chân không thoát ra được. Đặt xong, cứ 1 ngày thợ săn đi thăm bẫy 1 lần, có thú thì chia nhau vác về bán, hôm nào thú không dính thì về, hôm sau thăm tiếp.
Con cầy hương được thui cháy bộ lông chưa kịp tiêu thụ thì bị ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) phát hiện, xử lý.
Video đang HOT
“Thời gian đầu, bẫy thú đặt ở vùng gần bìa rừng vẫn dính thú, càng về sau phải đặt bẫy tận rừng sâu mới có thú. Nghề này cực kỳ nguy hiểm nhưng hồi đó ham tiền quá tui cứ đeo bám. Lúc ấy mà bẫy được con tê tê là kiếm cả mấy chỉ vàng, bởi 1kg tê tê bán được đến 1 chỉ vàng. Do có thu nhập cao nên hồi đó thợ săn xuất hiện dày đặc trong rừng. Săn bắt ráo riết khoảng 20 năm, đến khoảng năm 2007 – 2008 thì những cánh rừng bắt đầu vắng bóng thú, nhiều người cũng bỏ nghề vì biết vi phạm pháp luật”, anh T nhớ lại.
“Siết chặt” quản lý, vận động thả động vật về rừng
Thực tế, hiện nay nạn săn bắt động vật hoang dã đã không còn ráo riết như trước đây. Trong khi đó, ngoài sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan chức năng thì ý thức của người dân đã được cải thiện.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định Lê Đức Sáu, ngành kiểm lâm tỉnh này thường xuyên chỉ đạo cho các hạt kiểm lâm phối hợp với các ngành, hội đoàn thể địa phương tổ chức tuyên tryền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong người dân, đưa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, vận động cán bộ, công chức và người dân tránh vi phạm pháp luật, không sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp. Ngoài ra, trong 3 năm gần đây, năm nào ngành chức năng Bình Định cũng bắt được 1 số vụ mua bán động vật hoang dã. Trong năm 2017, phát hiện và xử lý 7 vụ mua bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái pháp luật, tịch thu 4,5kg động vật rừng, gồm 2 cá thể cầy mực, 1 cá thể rắn ráo trâu, 1 cá thể kỳ đà vân và 34,3kg dúi nâu cùng 12kg thịt xương mang.
Năm 2018, phát hiện xử lý 1 vụ vận chuyển động vật rừng trái pháp luật, tịch thu 17kg heo rừng. Năm 2019, phát hiện xử lý 1 vụ tàng trữ động vật rừng với 1,8kg thịt nai, 4,9kg xương nai.
Thế nhưng, con số này mới chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, bởi những cơ sở tàng trữ, mua bán động vật hoang dã hoạt động rất tinh vi, hầu hết đều thoát khỏi sự kiểm soát của ngành chức năng.
Những con chồn bị ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) bắt giữ trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.
Điều đáng mừng là công tác vận động người dân tự giác giao nộp động vật hoang dã bắt được để thả về môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đã có những chuyển biến tích cực, kết quả không ngờ.
Trong năm 2017, có 3 hộ dân đến Chi cục Kiểm lâm Bình Định giao nộp 2 cá thể trăn đất thuộc danh mục loài thú nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Năm 2018, ngành kiểm lâm Bình Định tiếp tục tiếp nhận 3 cá thể cu li và 1 cá thể voọc chà vá chân nâu của người dân tự nguyện giao nộp.
Đây đều là những động vật hoang dã mà các thợ săn rất “thèm”, nhưng nhờ sự bảo vệ nghiêm ngặt của đơn vị chủ quản là Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn nên các loài thú quý hiếm ở đây luôn được giữ an toàn.
Ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn xác nhận, các loài thú quý hiếm còn trong rừng đặc dụng An Toàn rất đa dạng, nhưng cánh thợ săn động vật hoang dã chẳng thể nào săn bắt được chúng.
Bởi, cánh thợ săn không qua mắt được những hộ dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng từ Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn, cứ hễ người dân phát hiện đối tượng lâm tặc hoặc thợ săn xuất hiện trong rừng, họ lập tức báo ngay cho cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý.
“Hiện, Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn đã giao khoán cho người dân địa phương 7.000ha rừng, bình quân mỗi hộ 30ha. Hàng năm, mỗi hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng nhận được 40 triệu đồng từ khoản hỗ trợ của Nhà nước, một khoản tiền không nhỏ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nên họ toàn tâm toàn ý giữ rừng”, ông Nguyễn Hùng Nam lý giải.
10 địa điểm nên ghé thăm vào năm 2020
Năm 2020 đang đến gần, nhiều người đã bắt đầu lên kế hoạch cho lịch trình du lịch để đặt chân đến những nơi mà họ đã mong muốn ghé thăm từ lâu.
Nếu bạn chưa quyết định được những địa điểm sẽ đến, dưới đây là danh sách 10 quốc gia đáng để xem xét.
Trang web Lonely Planet đã đưa ra danh sách 10 địa điểm nên ghé thăm vào năm 2020. Vương quốc Bhutan là địa chỉ đứng đầu danh sách, sau đó đến Anh và đứng thứ 3 là Bắc Macedonia với Hồ Ohrid tráng lệ và Đường mòn High Scardus mới ra mắt gần đây.
Một ngôi làng ở Bhutan nhìn từ trên cao.
Du khách lướt sóng tại một bãi biển ở Perranporth, Anh.
Quang cảnh hồ Ohrid ở Bắc Macedonia.
Một bãi biển trên đảo Aruba ở phía Nam biển Caribbean.
Một con hà mã trong công viên của Vương quốc Eswatini (Swaziland), miền Nam châu Phi.
Đi bộ trong rừng nhiệt đới xanh, Costa Rica, Trung Mỹ.
Kênh đào ở Amsterdam, Hà Lan.
Một quảng trường và khu chợ ở thành phố ERICesh, Morocco, Châu Phi.
Những tia chớp lóe lên ở Công viên Quốc gia Sapo, Liberia. Đây là một trong những khu rừng mưa lớn nhất và đa dạng sinh học nhất còn sót lại ở Tây Phi. Tuy nhiên, công viên này hiện đang bị đe dọa bởi việc săn bắn trái phép thú rừng.
Một bãi biển lúc chạng vạng ở Uruguay.
Hà Anh (tổng hợp)
Theo daidoanket.vn
Bắn chết bạn cùng đi săn vì tưởng thú rừng Nghe tiếng động, tưởng là thú, Giàng A Dua nổ súng, khi đến gần mới phát hiện người đi săn cùng mình đã trúng đạn và thiệt mạng. Ngày 1/10, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đơn vị này đang điều tra vụ Giàng A Dua (sinh năm 1987, trú xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) dùng súng...