Tiết lộ quá trình tuyển chọn gắt gao để tìm ra phi tần của Hoàng đế Trung Quốc
Trong lịch sử cổ đại Trung Hoa, để trở thành phi tần của Hoàng đế là điều không hề dễ dàng.
Dưới đây sẽ tiết lộ quá trình tuyển chọn gắt gao để tìm ra phi tần của Hoàng đế Trung Quốc.
Vào thời cổ đại, mục đích lớn nhất trong đời của rất nhiều người nữ nhân là được nhập cung và trở thành phi tử của Hoàng đế. Tuy nhiên, để trở thành phi tần là điều không hề dễ dàng.
Các kỳ tuyển chọn tú nữ trong cung thường được tổ chức vô cùng long trọng. Theo thường lệ, triều đình sẽ tổ chức mỗi 3 năm một lần. Tú nữ tham gia ứng tuyển phải đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu rất khắt khe. Người được chọn để trở thành phi tử của Hoàng đế phải trải qua nhiều vòng xét duyệt gắt gao.
Để trở thành phi tần, phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lớn dưới đây:
Xuất thân và địa vị
Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn được đặt lên hàng đầu. Trong hoàng cung thì vấn đề này lại càng được triều đình chú trọng. Nhà vua tuyển chọn phi tần thường là để sinh con nối dõi, một phần là để củng cố vững chắc quyền lực của bản thân.
Vậy nên khi xét tuyển tú nữ triều đình sẽ xét tới xuất thân của người đó đầu tiên. Xuất thân từ gia tộc có địa vị cao hay thấp có thể ảnh hưởng tới vị trí của vị tú nữ đó trong hậu cung. Họ có thân phận càng danh giá càng có cơ hội được phong tước vị cao quý, thậm chí những điều kiện về dung mạo đối với họ cũng vì thế mà giảm nhẹ đi.
Các kỳ tuyển tú nữ diễn ra rất gắt gao.
Ngoại hình và dung mạo
Hoàng đế là thiên tử đương nhiên sẽ được hưởng những đãi ngộ tốt nhất. Nữ nhân ở bên cạnh chắc chắn đều phải là những nữ tử ưu tú nhất. Bản thân cái tên của kỳ tuyển chọn là “tuyển tú nữ” cũng có thể thấy người được tuyển phải là những cô gái xinh đẹp, dung mạo hơn người.
Tuy nhiên, quan niệm về cái đẹp ở mỗi thời đại là khác nhau, việc xét tuyển tú nữ thông qua ngoại hình còn cần dựa trên sở thích và tiêu chuẩn mà hoàng thượng đặt ra.
Ví dụ: Sở vương đặt ra tiêu chuẩn tú nữ được chọn phải có vòng eo thon thả. Thời Đường trước những năm 690 thiên về đầy đặn, thời Đường sau năm 705 thì hoàng đế yêu cầu tú nữ cần có những đặc trưng điển hình như chân ba tấc tam liên… Mỗi yêu cầu được đưa ra tùy thuộc vào thẩm mỹ của thời điểm đó.
Ảnh minh hoạ.
Các phi tử khi mới nhập cung đa phần đều là những cô gái chưa đầy 18. Sở dĩ, chuyện này là do ngay từ vòng tuyển chọn đầu tiên triều đình đã dựa trên tiêu chuẩn về tuổi tác để lọc những nữ tử không đạt yêu cầu.
Cụ thể mỗi thời đại có yêu cầu như sau: thời Đông Hán yêu cầu nữ tử tham gia tuyển tú nữ chỉ được trong độ tuổi từ 13 đến dưới 20, thời Tam Quốc chỉ chọn những ai trong độ tuổi 15 đến 16 tuổi, hoàng đế Chu Nguyên Chương thời Minh lại yêu cầu tuyển tú nữ từ 15 đến 20 tuổi…
Kiểm tra thân thể
Việc kiểm tra thân thể phải tuân thủ theo trình tự nghiêm ngặt. Đầu tiên các tú nữ phải cởi bỏ hết quần áo đang mặc trên người.
Các nhũ mẫu sẽ dùng thước dây tiến hành đo và kiểm tra từng bộ phận trên cơ thể. Kích thước của các bộ phận phải hài hòa và cân đối, không được quá béo cũng không được quá gầy, số đo của cầu vai, hông, chân… của họ phải đạt tiêu chuẩn cái đẹp của thời đó.
Tuẫn táng theo hoàng đế: Phi tần, cung nữ bị chôn sau khi chết
Tuẫn táng là một trong những hủ tục tàn khốc trong lịch sử. Dù hủ tục này đã bị xóa bỏ từ rất lâu, nhưng những gì được tài liệu cổ để lại vẫn khiến hậu thế thấy run sợ.
Sự thực về nghi thức tuẫn táng
Hủ tục này ở Trung Hoa xuất phát từ quan niệm tuẫn táng là để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Tục tuẫn táng thường chỉ dành cho tầng lớp cao nhất gồm vua chúa và quý tộc. Những người được chọn tuẫn táng cùng người chết sẽ gồm vợ, thê thiếp hoặc người hầu hạ thân cận, nô lệ... Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.
Cảnh tượng khủng khiếp khi hoàng đế qua đời, các phi tần cung nữ lần lượt bị đưa theo tuẫn táng. Họ khóc cho chính cái chết của mình - Ảnh minh hoạ
Theo bằng chứng hiện có, tuẫn táng phổ biến vào thời Thương, Chu. Trong hơn chục ngôi mộ cổ được khai quật ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân), chỉ tính riêng người tuẫn táng đã có hơn 5.000 người.
Một số phi tần cần được chôn theo hoàng đế thì sẽ được thưởng lụa trắng hoặc rượu độc. Cho nên khi hoàng đế băng hà, hậu cung khóc lóc thảm thiết. Không phải họ khóc cho cái chết của hoàng đế, mà khóc cho cái chết của chính mình.
Khi Chu Nguyên Chương qua đời, có đến 46 phi tần bị bồi táng. Tất cả đều được cho chết trước bằng cách đổ thủy ngân rồi mới chôn, vì việc này giữ cho thi hài không bị phân hủy trong thời gian dài.
Thời Tần Thủy Hoàng bắt đầu dùng người hầu thay thế cho các phi tần nhưng không có nghĩa là tục tuẫn táng các phi tần dừng lại ở thời điểm này.
Đến triều Thanh, khi Hoàng đế Thuận Trị qua đời, chỉ tính riêng phi tần cung nữ bị tuẫn táng đã có hơn 30 người. Nhìn thấy cảnh này, Khang Hi đã ra lệnh bãi bỏ chế độ tuẫn táng.
Ở Trung Quốc cổ đại có hai cách tuẫn táng, thứ nhất là chôn sau khi chết, thứ hai tàn nhẫn hơn, đó là chôn khi những người đó vẫn còn sống.
Nhà văn đời Thanh Viên Mai từng ghi chép lại một phương thức bồi táng tàn nhẫn nhất là người tuẫn táng vẫn còn sống, dùng đinh đóng lên tường, để cho họ chết dần trong lăng mộ. Ngoài ra, còn một phương thức khác vô cùng man rợ là trói tay chân người bị tuẫn táng, đặt theo tư thế nhất định, rồi chôn sống.
Song, có lẽ khoảng thời gian chờ chết mới là khủng khiếp nhất, cho nên thường người tuẫn táng yêu cầu được chết trước khi đem chôn.
Theo Sohu, trong lăng mộ đã bố trí sẵn một số người làm nhiệm vụ "kết liễu" những người bị tuẫn táng khi họ được đưa vào lăng mộ. Cho nên rất hiếm xảy ra tình huống người tuẫn táng ở trong lăng mộ chờ chết.
Tuẫn táng có thể là chôn người sống theo người chết - Ảnh minh hoạ
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu có trường hợp người tuẫn táng vẫn còn sống trong lăng mộ và số người tuẫn táng không quá 18 người thì có thể sẽ sống sót khoảng ba ngày, chỉ có điều cuộc sống ba ngày đó không khác gì địa ngục. Nếu số người tuẫn táng từ 18 đến 56 người, thì trong mộ sẽ thiếu oxy, nên thời gian sống nhiều nhất có lẽ chỉ một ngày.
Các nhà khảo cổ từng phát hiện một ngôi mộ thời Thương tại An Dương, Hà Nam, Trung Quốc với cảnh tượng trong ngôi mộ có thể nói là vô cùng bi thảm.
Trong ngôi mộ đó, những người tuẫn táng nằm ở dưới đáy, sau đó lấp đất làm nền. Họ phải giãy giụa trong vô vọng vì thiếu dưỡng khí và chết. Khi hài cốt được tìm thấy đều có tư thế rất lạ. Chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài bình thường khác.
Những vụ tuẫn táng thảm khốc nhất
Lúc còn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp vào hậu cung. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời, có rất nhiều phi tần, mỹ nữ cũng phải tuẫn táng theo. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía".
Chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện. Tới thời điểm hiện tại, số lượng chính xác về số người được tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng vẫn là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ.
Lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng từng cho chôn cất cùng rất nhiều kho báu và người hầu thân cận để hầu hạ Vua ở "thế giới bên kia"
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần. Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại.
Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường.
Vào năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn đã lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.
Các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng sau khi nhận được lệnh của Chu Nguyên Chương đã được đưa vào một phòng có bày các ghế được gọi là "thái sư ỷ" (ghế thái sư), trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m). Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.
Các phi tần được ban khăn trắng hoặc rượu độc để tự kết liễu cuộc sống - Ảnh minh hoạ
Theo truyền thuyết, lúc Chu Nguyên Chương hạ táng, người ta đã lập một "mê hồn trận". Cùng ngày, 13 cửa lớn của kinh thành đồng loạt được mở ra để vận chuyển quan tài phi tần ra lăng mộ. Theo giới phong thủy, đây là một thủ pháp dùng để che mắt người đời khi hạ táng lăng mộ. Bằng cách này người ta có thể chống lại những kẻ đào trộm mộ. Các lăng mộ của dàn phi tần tuẫn táng cũng được dùng để đánh lạc hướng những kẻ đào trộm mộ, giúp giấc ngủ thiên thủ của Hoàng đế không bị quấy rầy.
Để an ủi gia đình của các phi tần, Chu Duẫn Văn - cháu trai của Chu Nguyên Chương, người được Chu Nguyên Chương truyền ngôi đã thăng chức cho những vị quan lớn có con gái bị lựa chọn tuẫn táng theo vua làm "thiên hộ", "bách hộ" và được phép cha truyền con nối.
Mặc dù có nhiều phi tần theo bồi táng nhưng Khang Hy nhất mực đòi chôn cùng 1 nam nhân: Lý do đằng sau khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục "Quả là cao minh" Thời cổ đại, hoàng đế quan nhân khi băng hà ngoài đồ vật tùy táng, còn có cả "người tùy táng" cùng. Tuy nhiên, thay vì chỉ "bồi táng" cùng hoàng hậu và phi tần, Khang Hy Đại Đế lại đặc biệt yêu cầu một nam tử. Vậy nam tử này là ai mà lại được Khang Hy đặc biệt sủng ái như...