Tiết lộ nóng: Ông Zelensky gửi thư viết tay cho Putin và phản ứng bất ngờ của Tổng thống Nga
Tổng thống Nga Putin đã được tỷ phú Roman Abramovich trao một bức thư viết tay của Tổng thống Ukraine Zelensky nhằm tìm kiếm hòa bình.
Tỷ phú người Nga Abramovich được cho là người đã được ông Zelensky nhờ chuyển thư tay cho ông Putin. Ảnh Getty
Tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một bức thư viết tay từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng ông Putin đã từ chối, tờ The Times of London đưa tin.
Tờ The Times đưa tin, Tỷ phú Abramovich đã gặp ông Putin ở Moscow vào đầu tháng này để trao một bức thư viết tay của ông Zelensky. Ông Abramovich đã tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, và ông Zelensky nói rằng Abramovich đã cố gắng giúp đỡ.
Theo báo cáo, bức thư đưa ra các điều khoản mà Zelensky sẽ chấp nhận để kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine. Nhưng Putin không bị thuyết phục, nói: “Hãy nói với ông ấy rằng tôi sẽ đánh bại họ”, The Times đưa tin.
Video đang HOT
Ngày 28/3, The Wall Street Journal đưa tin rằng Abramovich và các nhà đàm phán hòa bình Ukraine đã trải qua các triệu chứng tương tự việc tấn công bằng chất độc hồi đầu tháng Ba.
Hãng tin điều tra Bellingcat sau đó đưa tin rằng họ có thể “xác nhận rằng ba thành viên của phái đoàn tham dự cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga vào ngày 3 đến ngày 4/3/2022 đã gặp phải các triệu chứng phù hợp với việc đầu độc bằng vũ khí hóa học”.
Tuy nhiên hôm qua Reuters và CNN dẫn các nguồn tin hiểu rõ sự việc này nói rằng, họ bị ốm là do các yếu tố môi trường. Họ bị bong tróc da và mắt sưng nhẹ, vụ việc không được coi là nghiêm trọng.
Tỷ phú Abramovich đã được nhìn thấy ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, cho vòng đàm phán hòa bình mới nhất đang diễn ra ngày hôm nay 29/3.
Đại diện của cả hai nước đã gặp nhau nhiều lần kể từ khi bắt đầu chiến tranh, nhưng không đạt được nhiều tiến triển.
Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 27/3 cho biết, các doanh nhân Nga đang đề nghị giúp đỡ Ukraine vì họ muốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc chiến này.
Tờ Wall Street Journal trước đó đã đưa tin rằng ông Zelensky đã yêu cầu Mỹ không trừng phạt Abramovich vì tỷ phú này có thể giúp ích cho các cuộc đàm phán hòa bình, và Bộ Tài chính Mỹ sau đó đã dừng kế hoạch làm như vậy.
Thiếu Nga, ngành khoa học toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Không có sự trợ giúp của Nga, các nhà khoa học khí hậu lo lắng không biết làm thế nào họ có thể tiếp tục công việc ghi lại sự ấm lên ở Bắc Cực.
Tên lửa Soyuz của Nga cất cánh từ căn cứ không gian Kourou ở Guiana thuộc Pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. Ảnh: AP
Trong các lĩnh vực khoa học có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai và tri thức của nhân loại, hoạt động quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đang gây ra sự suy thoái nhanh chóng và sâu rộng đến các mối quan hệ và dự án gắn bó giữa Moscow với phương Tây. Việc xây dựng cầu nối thông qua khoa học thời hậu Chiến tranh Lạnh đang trở nên khó hơn khi các quốc gia phương Tây tìm cách trừng phạt và cô lập Điện Kremlin bằng cách từ chối các chương trình khoa học liên quan đến Nga.
Các nhà khoa học cho biết chi phí của việc cắt đứt quan hệ có thể sẽ tăng cao đối với cả hai phía. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác sẽ khó khăn hơn nếu không có sự hợp tác. Các nhà khoa học Nga và phương Tây đã trở nên phụ thuộc vào chuyên môn của nhau từ khi cùng làm việc cách đây rất lâu.
Chuyến thám hiểm sao Hỏa theo kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) với Nga là một ví dụ. Các thiết bị cảm biến của Nga có khả năng đánh hơi, dò tìm và nghiên cứu môi trường của hành tinh có thể sẽ phải thay thế. Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng một tên lửa phóng không phải của Nga nếu việc đình chỉ hợp tác giữa họ trở nên lâu dài. Trong trường hợp đó, kế hoạch phóng dự kiến sẽ lùi đến năm 2026.
Giám đốc ESA, Josef Aschbacher, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press: "Chúng tôi cần gỡ rối các vấn đề trước mắt, đây quả thực là một quá trình rất phức tạp. Mất rất nhiều thời gian để chúng tôi có thể tin tưởng lẫn nhau, nhưng giờ đây mọi thứ đã trở nên vô vọng sau xung đột Nga - Ukraine".
Sự phẫn nộ của quốc tế và các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang khiến các hoạt động hợp tác chính thức trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Các nhà khoa học phương Tây và Nga vốn là bạn bè vẫn giữ liên lạc, tuy nhiên các dự án lớn nhỏ của họ đều bị đình chỉ. Liên minh châu Âu đang đóng băng các tổ chức của Nga ra khỏi quỹ nghiên cứu trị giá 105 tỷ USD, đồng thời tạm ngưng các khoản thanh toán và nói rằng họ sẽ không nhận được hợp đồng mới nào. Tại Đức, Anh và các nước khác, nguồn tài trợ và hỗ trợ cũng bị rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.
Tại Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với một trường đại học nghiên cứu mà viện đã giúp thành lập ở Moscow. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Estonia sẽ không nhận sinh viên mới từ Nga và đồng minh Belarus. Chủ tịch Học viện Khoa học Estonia, Tarmo Soomere, nói rằng việc này sẽ gây tổn hại không nhỏ.
Ông nói với AP: "Chúng ta có nguy cơ mất đi động lực thúc đẩy thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta sẽ đánh mất điểm cốt lõi của khoa học - đó là thu thập thông tin mới và thiết yếu, cũng như truyền đạt thông tin đó cho người khác".
Các nhà khoa học Nga cũng phản ứng rất gay gắt. Một bản kiến nghị trực tuyến của các nhà khoa học Nga phản đối chiến sự cho biết hiện có hơn 8.000 người ký. Họ cảnh báo rằng bằng cách triển khai chiến dịch tại Ukraine, Nga đã tự biến mình thành một quốc gia "bị bỏ rơi". Các nhà khoa học cho biết "việc tiến hành nghiên cứu là không thể nếu không có sự hợp tác chính thức với các đồng nghiệp nước ngoài".
Đáp lại, một thông báo từ Bộ Khoa học Nga đề nghị các nhà khoa học Nga không cần bận tâm đến việc nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học phương Tây nữa, đồng thời nói rằng chúng sẽ không còn được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho công việc của họ.
Lev Zelenyi, một nhà vật lý hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Không gian ở Moscow, mô tả tình huống này là "bi kịch" và nói qua email với AP rằng ông cùng các nhà khoa học Nga khác bây giờ phải "học cách sống và làm việc trong môi trường mới với điều kiện không thuận lợi này".
NÓNG: Nga-Ukraine bắt đầu đàm phán mà 'không bắt tay, không ăn uống', bất ngờ lý do phía sau Vòng đàm phán hòa bình mới giữa các nhà đàm phán Nga và Ukraine vừa bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 29/3 mà không cần bắt tay kèm cảnh báo "không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì" sau các báo cáo nhà tài phiệt Nga Roman Abromovich và 2 nhà đàm phán Ukraine nghi bị đầu độc. Vòng đàm...