Tiết lộ nơi Trung Quốc bố trí 200 cường kích JH-7
JH-7 là cường kích tiên tiến, mạnh mẽ của Trung Quốc được nước này bố trí trang bị cho cả Không quân và Không quân Hải quân.
Theo Tạp chí Khán Hòa, những bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 5/2013 cho thấy Công ty máy bay Tây An (XAC), Trung Quốc đã sản xuất thêm 9 máy bay cường kích JH-7A mới. Vậy, lực lượng nào sẽ được trang bị lô máy bay cường kích JH-7A mới?
Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc rất thích JH-7A, vì loại máy bay này có tải trọng lớn nhất trong các loại máy bay cường kích được sản xuất trong nước, tầm bay xa, bảo dưỡng dễ dàng, giá thành thấp. Máy bay JH-7 an toàn hơn so với một loạt máy bay tác chiến khác, mà loại máy bay này cũng đã 2 lần tham gia tập trận tại nước ngoài thành công.
Máy bay JH-7 là lựa chọn đầu tiên để trang bị cho sân bay Đại Trường thuộc Sư đoàn 6 không quân Hải quân Trung Quốc. Năm 1994, Trung Quốc bắt đầu triển khai cho Trung đoàn 16, với 20 máy bay, đến năm 2006, sân bay Đại Trường mới được mở rộng 4 kho chứa máy bay, đưa máy bay JH-7A bổ sung trở thành một trung đoàn hoàn chỉnh với 24 chiếc.
Sau này, lực lượng không quân hải quân tiếp theo được trang bị JH-7A là Sư đoàn 9 đóng tại đảo Hải Nam. Từ thời gian xây dựng kho chứa (năm 2009) có thể thấy tình hình triển khai của JH-7A.
Khán Hòa cho rằng, Không quân Hải quân Trung Quốc tổng cộng đã triển khai 96 máy bay JH-7/JH-7A cho 4 trung đoàn.
Trung Quốc cũng trang bị máy bay JH-7A cho 2 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 28 Không quân Trung Quốc. Vì vậy, 9 máy bay JH-7A được chế tạo mới nhất cũng có thể trang bị để bổ sung cho trung đoàn này.
96 chiếc JH-7 đã được trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc, trong đó có cả đơn vị đóng tại đảo Hải Nam.
Căn cứ Duy Phương thuộc Trung đoàn 14, Sư đoàn 5 Đại Quân khu Tế Nam cũng triển khai 24 máy bay JH-7A. Đây là lực lượng máy bay JH-7A gần bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản nhất. Năm 2008, lực lượng này được trang bị JH-7A, khi đó chưa xây dựng kho chứa máy bay, năm 2011 mới hoàn thành việc xây dựng.
Trung đoàn 31, Sư đoàn 11 Không quân đóng tại Tứ Bình thuộc Đại Quân khu Thẩm Dương cũng được trang bị JH-7A. Cũng là lực lượng JH-7A cách biên giới Trung-Nga gần nhất. Ảnh vệ tính hồi tháng 10/2010 đã cho thấy Trung Quốc đã xây dựng kho chứa máy bay JH-7A tại căn cứ Tứ Bình.
Một số bức ảnh về cuộc tập trận quân sự chung giữa Nga và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý. Trong cuộc tập trận này máy bay JH-7A trực tiếp bay từ Urumchi đến Nga. Sân bay Urumchi là căn cứ dưới đất, Sư đoàn 37 Không quân Trung Quốc những năm gần đây được trang bị rất nhanh chóng.
Ảnh vệ tinh ngày 19/1/2012 cho thấy trên sân bay Urumchi có 7 máy bay JH-7A và 15 máy bay J-8II, nhưng do không có thiết bị tiếp nhiên liệu trên không, vì vậy loại trừ khả năng là J-8D/F.
JH-7 có bán kính tác chiến khoảng 1.700km.
Vì vậy, kết luận khả thi cuối cùng là, liệu Sư đoàn 37 Không quân Trung Quốc đã bắt đầu trang bị máy bay JH-7A? nhìn từ góc độ quy luật bố trí phòng thủ máy bay chiến đấu hiện đại là hoàn toàn có thể. Vì 3 Đại quân khu khác đều đã trang bị máy bay JH-7A, mà Đại Quân khu Thành Đô và Lan Châu không trang bị. Những năm gần đây, để đối phó với quân đội NATO và Mỹ đóng tại Afghanistan, buộc Trung Quốc tăng cường phòng không toàn bộ biên giới phía Tây Trung Quốc. Các thành phố phía Tây như Tây An, Lan Châu đều lần lượt được triển khai tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-9A.
Mặc dù không tính đến máy bay JH-7A tại căn cứ Urumchi, thì Không quân Trung Quốc tổng cộng triển khai 96 máy bay JH-7A cho 4 trung đoàn, cộng với một số lượng tượng tự máy bay không quân hải quân Trung Quốc JH-7/JH-7A, nâng tổng số máy bay JH-7A lên 192 máy bay, cộng với số máy bay trung tâm huấn luyện cần phải triển khai có thể nâng tổng số máy bay JH-7A của Quân đội Trung Quốc lên hơn 200 máy bay.
JH-7 (hay còn gọi là FBC-1 Flying Leopard – “báo bay”) là máy bay cường kích phản lực siêu âm 2 chỗ ngồi do Viện thiết kế 602 thiết kế và Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC) sản xuất từ đầu những năm 1990. Thiết kế JH-7 được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu có tỷ lệ nội địa hóa rất cao của Trung Quốc, đặc biệt là ít chịu ảnh hưởng của thiết kế nước ngoài hơn so với mẫu J-10 hay J-11.
Video đang HOT
JH-7 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WS-9 cho tốc độ cực đại 1.808km/h trên độ cao 11km và tầm bay 3.650km, trần bay 15,5km. Máy bay có khả năng mang tới 6,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu YJ-8/82K, tên lửa chống radar YJ-91 và bom có hoặc không điều khiển.
Theo Kiến thức
Không quân Hải quân và bài học cho Biển Đông
Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa....
Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, song song với việc nhanh chóng đưa 3 quân binh chủng là hải quân, phòng không - không quân và thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã bắt đầu tính tới việc đặt nền móng xây dựng lực lượng không quân hải quân riêng.
Đây là một xu thế phù hợp với chiến lược phát triển lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động trong chiến đấu và sức mạnh phòng thủ. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng cả triệu km2, nếu xây dựng được lực lượng không quân hải quân hiện đại, đủ mạnh sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Chiến thuật và nghệ thuật tác chiến hải quân
Chiến thuật bao gồm nghiên cứu, phát triển, huấn luyện và triển khai các hoạt động tác chiến: tiến công, phòng ngự, phản công, đánh chặn và tổ chức biên chế các đơn vị tham gia tác chiến.v..v.
Trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, chiến thuật đứng ở vị trí quan hệ phụ thuộc đối với nghệ thuật chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật chiến dịch xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến thuật, trên cơ sở năng lực tác chiến của các đơn vị hợp thành và các phân đội, tính chất và đặc thù các hoạt động tác chiến của các đơn vị. Căn cứ vào thực tế yêu cầu nhiệm vụ, căn cứ vào sự phát triển của các hoạt động tác chiến cụ thể trên chiến trường, nghệ thuật tác chiến sẽ đề xuất những yêu cầu biên chế các phương tiện, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân, hoàn thiện và phát triển vũ khí trang bị công nghệ hiện đại, liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Mối quan hệ giữa nghệ thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trở lên đa phương, đa chiều và biến động không ngừng.
Nghệ thuật tác chiến bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ hiện đại cho phép các chỉ huy trưởng đơn vị, mặt trận phát huy tính độc lập, sáng tạo và nhanh chóng hoàn thành được những mục tiêu được giao trong chiến đấu. Những thành công của hoạt động tác chiến chiến thuật trên thực tế là những kết quả đặt ra của yêu cầu chiến dịch. Đồng thời, khi các bộ tư lệnh cấp chiến lược và chiến dịch ra những đòn tấn công quyết định (hạt nhân, vũ khí công nghệ cao) mang tính chiến lược hoặc chiến dịch vào nhưng mục tiêu quan trọng như các trung tâm quân sự, kinh tế hoặc các đòn tấn công vào các cụm tập trung binh lực quan trọng của đối phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ mang tính chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội binh chủng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp chiến thuật.
Tên lửa chống hạm phóng từ tầu tuần duyên Slam .
Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu những hoạt động có tính quy luật, tính chất và nội dung của một trận đánh, nghiên cứu phát triển phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến, nghiên cứu xác định những giải pháp sử dụng vũ khí trang bị tấn công tiêu diệt, phòng ngự và bảo vệ; nghiên cứu những tính chất kỹ chiến thuật của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các đơn vị có tổ chức biên chế phối hợp quân binh chủng, xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị và tổ chức đội hình tác chiến khi tiến hành các trận đánh và những phương pháp liên kết phối hợp giữa các đơn vị tham gia chiến đấu. Nghiên cứu mục đích, vai trò của hỏa lực, phát triển những tư duy mới về điều hành tác chiếc các binh đoàn, các đơn vị hợp đồng chiến đấu, tính năng và khả năng tác chiến của các đơn vị quân binh chủng liên kết phối hợp, bảo đảm hậu phương chiến trường và bảo đảm hậu cần kỹ thuật; nghiên cứu binh lực và vũ khí trang bị và những phương pháp tiến hành tác chiến của đối phương.
Các lực lượng (Lục quân) (Không quân) (Hải quân), các đơn vị hợp thành, các binh chủng (hải quân trên tầu, hải quân đánh bộ, không quân hải quân) ; các đơn vị đặc nhiệm (thực hiện nhiệm vụ đặc biệt) những đơn vị hậu cần kỹ thuật (các đơn vị bảo đảm của hậu phương hoặc công binh, kỹ thuật quân binh chủng) giao thông vận tải đường bộ và đường sắt cũng có những chiến thuật riêng biệt, nghệ thuật tác chiến các đơn vị chuyên ngành đi sâu nghiên cứu những tính chất chiến thuật, năng lực chiến đấu của các đơn vị hợp thành, các đơn vị binh chủng và các chiến hạm, các phân đội của các binh chủng (hải quân đánh bộ, không quân hải quân), các lực lượng đặc nhiệm (đặc công thủy, lính thủy đánh bộ), khả năng sử dụng các lực lượng cụ thể trong tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng.
Những quy luật chung và những quan điểm huấn luyện tác chiến và tác chiến của các binh đoàn hợp đồng tác chiến quân binh chủng, các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các phân đội độc lập và các lực lượng đặc nhiệm hình thành những cơ sở lý luận cơ bản của chiến thuật. Nghiên cứu những điều kiện đa dạng, phức tạp của chiến trường, chiến thuật không đưa ra những chiến lệ có sẵn. Chiến thuật chỉ đưa ra những quan điểm và nguyên tắc quan trọng nhất, tuân thủ theo những nguyên tắc và quan điểm chiến thuật đó, người chỉ huy ra những quyết tâm chiến đấu độc lập, năng động và sáng tạo, căn cứ vào những điều kiện thực tế của chiến trường tại thời điểm xác định.
Tầu ngầm nguyên tử phóng tên lửa đạn đạo .
Những thay đổi trong chiến thuật thông thường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, những phát minh mới về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, sự phát triển của chung của xã hội và trạng thái tư tưởng chính trị tinh thần và tri thức của lực lượng vũ trang, sự phát triển của tư tưởng chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nói chung và các quân binh chủng nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là con người và vũ khí trang bị.
Chiến thuật là thành phần năng động, liên tục thay đổi của nghệ thuật quân sự. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là tình hình phát triển và huấn luyện chiến đấu của đối phương (dự kiến), năng lực và phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến của đối phương, vũ khí trang bị và những yếu tố quan trọng khác.... Những phương án tác chiến mới, được xây dựng trên cơ sở sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại luôn luôn trong trạng thái đối kháng, mâu thuẫn với các phương thức tác chiến cũ hơn, mặc dù các phương thức tác chiến cũ đã không đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mơi, nhưng đã trở thành thói quen hoặc nếp suy nghĩ cũ, in sâu trong lý luận và thực tiễn chiến trường.
Chiến thuật không quân hải quân
Chiến thuật không quân hải quân, là một phần của chiến thuật lực lượng không quân, bao gồm lý luận và thực tế huấn luyện tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị không quân binh chủng, các phi đoàn, phi đội và máy bay tác chiến độc lập (trực thăng chiến đấu) Chiến thuật không quân hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20, khi hình thành lực lượng không quân quân sự. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, không quân thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tiêm kích, cường kích ném bom, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng binh chủng không quân, nghệ thuật quân sự phát triển nghệ thuật tác chiến không quân.
Nghệ thuật quân sự không quân Xô Viết hình thành và phát triển vào thời gian nội chiến chống bạch vệ và can thiệp nước ngoài. Những nguyên tắc sử dụng không quân được ghi lại trong điều lệnh chiến trướng năm 1919 và các văn kiện quân sự khác. Lực lượng máy bay cường kích đánh chặn của Xô Viết phát triển năm 1926, lực lượng ném bom chiến lượng hạng nặng 1933. Không quân Xô Viết đã phát chiến nghệ thuật tác chiến không quân và phương thức sử dụng lực lượng không quân cho tác chiến các không gian chiến trường khác nhau.
Đến thời điểm đầu tiên của của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã phát triển các phương án và kỹ thuật tác chiến độc lập và tác chiên không đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp tác chiến, yểm trợ hỏa lực với Hải quân và Lục quân, đông thời tác chiến liên kết phối hợp các binh chủng của lực lượng không quân. Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ bản được thể hiện cụ thể trong điều lệnh tác chiến của binh chủng không quân tiêm kích (BUBA - 1940)
Sơ đồ tác chiến của phi đoàn máy bay IL2 tấn công đoàn congvoa quân sự của Đức trên vịnh Phần Lan.
Trong chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến thuật của không quân đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Đã xây dựng hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích dến mục tiêu. Để điều hành tác chiến, không quân đã sử dụng rộng rãi các đài ra đa, sân bay dã chiễn và các trạm chỉ huy không quân gần chiến trường.
Nhiệm vụ cơ bản của không quân tiêm kích là các phi đội, phi đoàn tham gia không chiến. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất cũng bao gồm 2 máy bay tiêm kích, tác chiến trong đội hình chiến đấu chung của phi đội, phi đoàn, tác chiến độc lập của một máy bay tiêm kích rất hiếm sử dụng. Sử dụng radar dẫn đường cho phép giảm thiểu rất nhiều số lượng máy bay tiêm kích bay trực chiến trên bầu trời, thay bằng phương pháp trực sẵn sàng chiến đấu trên sân bay.
Tác chiến với các máy bay đơn lẻ hoặc các phi đội nhỏ của đối phương trên địa bàn hoạt động của địch thông thường sử dụng phương pháp " đi săn tự do". Máy bay cường kích ném bom tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền theo phương pháp bổ nhào với góc phóng là 25 - 30 hoặc theo phương pháp thả rơi tự do. Đội hình tác chiến cơ bản nhất là đội hình 2 máy bay 1 trước, một yểm trợ. Để tăng cường thời gian chế áp đối phương, lực lượng máy bay cường kích thường tấn công nhiều đợt các mục tiêu được giao.
Sơ đồ tấn công của phi đoàn máy bay cường kích đánh chăn tấn công mục tiêu trong đại chiến thế giới lần thứ 2.
Trong chiến thuật tấn công bằng bom và ngư lôi của binh chủng không quân hải quân, phương thức tác chiến được áp dụng là sử dụng các đòn tấn công tập trung của các trung đoàn và phi đoàn máy bay ném bom, ngư lôi vào các mục tiêu quan trọng (các trung tâm chỉ huy, căn cứ quân sự, các chiến hạm lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, trong điều kiện thời tiết rất xấu và ban đêm. Các đòn tấn công theo từng đợt liên tiếp của các phi đội ( 8 - 12 máy bay ném bom), theo dây chuyền và từng chiếc máy bay ném bom. Phương án ném bom mới là tấn công bổ nhào với góc rơi là 50 - 60 từ chiều cao 2.000 đến 3.000m.
Trong chiến thuật, phương pháp trinh sát không ảnh đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. không ảnh do máy bay trinh sát các loại thực hiện, từ trinh sát tầm cao đến trinh sát của máy bay không người lái. Không ảnh giúp cho người chỉ huy tác chiến nắm được thực địa vào thời điểm chuẩn bị tiến công, các mục tiêu trong ảnh và các mục tiêu trên bản đồ tác chiến. Đồng thời, máy bay trinh sát được che chắn và bảo vệ bởi máy bay tiêm kích.
Nửa cuối thế kỷ 20, không quân nói chung và không quân Hải quân nói riêng được trang bị các máy bay phản lực, có tốc độ cao (máy bay siêu thanh) tầm bay cao hơn, xuất hiện nhiều loại vũ khí của không quân có sức công phá và hủy diệt lớn hơn nhiều lần. Sự thay đổi phương tiện chiến tranh và vũ khí trang bị đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến không quân và phương thức tác chiến của binh chủng không quân Hải quân, các đơn vị trực thuộc binh chủng.
Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa, không bay vào khu vực phòng không bảo vệ mục tiêu của đối phương. Trinh sát không quân cũng có những thay đổi to lớn nhờ công nghệ hiện đại, tốc độ bay rất cao và trần bay tới của máy bay cũng rất lớn. Máy bay được trang bị các thiết bị chụp ảnh ngày đêm, thiết bị radar dạng pha tìm kiếm mục tiêu rất mạnh và công suất lớn, sử dụng công nghệ tàng hình (strealth) máy bay trinh sát có thể đơn độc bay vào khu vực phòng không bảo vệ của mục tiêu.
Sơ đồ đội hình tấn công của máy bay tàng hình F117.
Chiến thuật không quân hải quân bao gồm các nhóm chiến thuật nói chung gồm:
Tiêm kích hải quân, lực lượng các đơn vị máy bay tiêm kích có căn cứ bên bờ biển, trên hạm đội hoặc tiếm kích hải quân được hỗ trợ bằng lực lượng tiếp dầu trên không.
Cường kích chống hạm, lực lượng không quân đảm nhiệm những nhiệm vụ tấn công các hạm tầu của đối phương, sử dụng ngư lôi chống tầu ngầm và tầu nổi.
Cường kích đánh chặn: Các phi đoàn có nhiệm vụ tấn công các hạm đội, các đoàn congvoa quân sự trên biển, đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ chống tầu và không chiến. Được trang bị tên lửa chống tầu, tên lửa không đối không, bom điều khiển laser.
Cường kích tầm xa: Là những phi đội thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa, khí liên bang phát triển hệ thống tầu sân bay, lực lượng cường kích tầm xa có thể phối hợp với máy bay ném bom chiến lược thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực chiến trường xa căn cứ.
Trực thăng hải quân KA 28 .
Máy bay trinh sát đa nhiệm (hệ thống các máy bay trực thăng trên boong tầu) có nhiệm vụ trinh sát quản lý vùng biển, tìm kiếm săn ngầm, thả bom chìm, bố trí bãi thủy lôi, đổ bộ các hải đoàn lính đặc nhiệm, chống khủng bố, biệt kích và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.v..v. Lực lượng trực thăng chiến đấu trên boong tầu tuần duyên, tuần biển thường được bố trí rất nhiều nhiệm vụ đa dạng, phức tạp. Được yểm trợ hỏa lực của chính tầu chở nó.
Sơ đồ tác chiến của máy bay tiêm kích Mig 29.
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 01.
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 02.
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng ngư lôi .
Về cơ bản, chiến thuật tác chiến của không quân hải quân cũng tương tự như chiến thuật của không quân tiêm kích và cường kích của lực lượng Không quân Liên bang, nhưng được bổ sung bằng những yếu tố đặc thù của không gian chiến trường. Nếu so với chiến trường mặt đất, chiến trường mặt biển có đặc thù phức tạp hơn về thời tiết, hướng gió, khí hậu và luồng hải lưu.
Không gian chiến trường rộng mở, khó có khả năng ẩn nấp trước hệ thống trinh sát đối phương. Đồng thời, bay trên biển gặp nhiều khó khăn do khi bay thấp tránh sự truy quét của radar và phương tiện quan sát đối phương, phi công gặp tâm lý khi bay sát mặt biển, trong quá trình tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao, phi công phải đối phó với nhiều vũ khí phòng không đa dạng, có tốc độ tấn công rất cao, từ tên lửa phòng không tầm xa, tầm gần đến các loại hỏa lực như pháo phòng không đa nòng có tốc độ bắn rất cao, được điều khiển bằng radar và quang ảnh nhiệt.
Do đó, kỹ thuật bay biển và kỹ thuật tấn công ngấn tàu là kỹ thuật chiến đấu rất phức tạp, máy bay sẽ bay sát mặt biển với độ cao 50m so với mặt nước biển, tấn công bằng ngư lôi, tên lửa và bay thoát khỏi vùng bảo vệ của mục tiêu. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, máy bay trên boong tầu phải là máy bay tàng hình sử dụng công nghệ (stealth) mới có khả năng thực hiện tác chiến ban đêm.
Không quân hải quân tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được các máy bay tiêm kích của đối phương và tránh được hỏa lực phòng không cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm; thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển, thứ ba: Các đòn tấn công phải có tầm gần để tránh được khả năng cơ động tránh đòn và sử dụng tên lửa tầm gần, tên lửa cá nhân chống máy bay.
Theo vietbao
Su-35 và âm mưu thâm độc ở Biển Đông Việc mua được Su-35 sẽ mang lại cho Trung Quốc năng lực đáng gờm, cho phép không quân hải quân Trung Quốc mở rộng tuần tra ở Trường Sa. Biển Đông rộng khoảng 2,25 triệu kilômet vuông mà Trung Quốc yêu sách theo cái gọi là "đường chín đoạn" đặt ra những thách thức đối với các tiêm kích hiện nay của quân...