Tiết lộ những lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới
Tạp chí The National Interest nêu tên 5 lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản.
Hai tàu quét mìn Kovrovets va Ivan Golubets cua Hải quân Nga.
Đứng đầu bảng là Hải quân Mỹ. Như tác giả bài viết nhận xét, Mỹ có số lượng tàu hải quân nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
“Không có lực lượng hải quân nào khác có phạm vi bao trùm toàn cầu như hải quân Hoa Kỳ, lực lượng thường xuyên hoạt động tại Thái Bình dương, Đại Tây dương và Ấn Độ dương, cũng như ở Biển Địa Trung Hải và Vịnh Pecxích”, bài viết phân tích.
Hải quân Mỹ, tạp chí cho biết, có 10 tàu sân bay, 9 tàu đổ bộ, 22 tàu tuần dương, 62 tàu khu trục, 17 tàu hộ vệ (tàu frigate) và 72 tàu ngầm.
Video đang HOT
Đứng thứ hai là Hải quân Trung Quốc. Theo The National Interest, hải quân Trung Quốc phát triển nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế, do đó ngân sách quốc phòng của nước này tăng gấp 10 lần so với năm 1989.
Hiện tại Trung Quốc có một tàu sân bay, ba tàu đổ bộ, 25 khu trục hạm, 42 tuần phòng hạm, tám tàu ngầm nguyên tử và gần 50 tàu ngầm thông thường.
Vị trí thứ ba trong danh sách là Hải quân Nga. Theo tác giả, mặc dù theo truyền thống Nga được coi là cường quốc về lục quân, nhưng nước này cũng được thừa hưởng hầu hết sức mạnh hải quân của Liên Xô.
Đồng thời, Nga thường xuyên đưa tàu chiến mới vào hoạt động và hiện đại hóa đội tàu cũ. Hải quân Nga có 79 tàu cỡ lớn, bao gồm một tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, 13 tàu khu trục và 52 tàu ngầm.
Đứng thứ tư là Hải quân Hoàng gia Anh. Giống như phần lớn các lực lượng vũ trang của nước này, Hải quân Anh trong những năm gần đây đang đối mặt với chủ trương cắt giảm dần, tạp chí lưu ý.
Hiện nay Hải quân Anh có ba tàu đổ bộ lớn, 19 tàu khu trục và tàu hộ vệ, bảy tàu ngầm tấn công nguyên tử và bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Chốt danh sách top 5 là Hải quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Lực lượng hải quân của đất nước Mặt trời mọc bao gồm 114 tàu chiến, trong đó trụ cột là tàu khu trục với số lượng 46 chiếc.
Đồng thời, đội tàu ngầm của hải quân Nhật Bản, bao gồm 16 chiếc, là một trong những đội tàu ngầm tốt nhất thế giới, tạp chí The National Interest tổng kết.
Theo danviet
Tàu Anh qua eo biển Đài Loan, tăng cường hiện diện ở châu Á
Tàu khảo sát HMS Enterprise của hải quân Anh mới đây đi qua eo biển Đài Loan nhằm tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố hôm 7/12, cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết tàu khảo sát HMS Enterprise của hải quân Anh đã đi về phía bắc qua Eo biển Đài Loan và cơ quan này đã theo dõi chặt chẽ tình hình.
Tuyên bố cho biết lực lượng quân sự Đài Loan đã "điều tra và giám sát tình báo (để giám sát chuyến đi qua eo biển)... và không thấy có gì bất thường", theo South China Morning Post.
Tàu HMS Enterprise được đưa vào sử dụng năm 2003 để phục vụ hoạt động khảo sát hỗ trợ tàu ngầm hoặc các hoạt động đổ bộ.
Tàu HMS Enterprise tại một bến cảng ở Anh. Ảnh: Handout.
Nhiệm vụ trước đây của tàu HMS Enterprise bao gồm việc triển khai tới Libya vào tháng 8/2014 để giúp sơ tán 217 công dân và các nhà ngoại giao Anh khỏi tình trạng bạo lực.
Vào năm 2015, tàu cũng giúp giải cứu hơn 9.000 người di cư từ Libya đến Italy qua Địa Trung Hải.
Năm 2018, HMS Albion, tàu chiến đổ bộ nặng 22.000 tấn, đưa Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khẳng định "quyền tự do hàng hải" và thách thức "các yêu sách quá đáng" của Bắc Kinh trong khu vực.
Phản ứng trước hoạt động của tàu HMS Albion, Bắc Kinh được cho đã điều một tàu khu trục và hai máy bay trực thăng để thách thức các tàu Anh, nhưng cả hai bên vẫn giữ bình tĩnh. Tàu Albion đã không đi vào lãnh hải xung quanh bất kỳ khu vực tranh chấp nào.
Theo news.zing.vn
Nghịch lý tàu sân bay - đắt đỏ nhưng dễ tổn thương Chi phí đóng mới và vận hành lên đến hàng chục tỷ USD, tuy nhiên, tàu sân bay lại rất dễ bị đánh chìm bởi mối đe dọa từ ngư lôi và tên lửa. Các đường băng nổi trên biển đã thể hiện sự nghiêm túc của hải quân trong thế kỷ qua. Ban đầu nó được xem là một cách để triển...