Tiết lộ Mỹ, Syria từng tổ chức các cuộc đàm phán bí mật
Không phải ngẫu nhiên Israel liên tiếp không kích Syria chỉ vì lý do “vài quả đạn lạc” của Syria bắn vào lãnh thổ của Israel. Đằng sau cuộc tấn công này là cả một loạt các toan tính của Israel đối với tình hình chiến sự Syria trong thời gian tới.
Các cuộc đàm phán bí mật, bắt đầu hồi tháng Hai, là đối thoại cấp cao nhất giữa quan chức chính quyền Mỹ và Syria trong nhiều năm, nhưng đã bị phá vỡ trong tháng Tư, khi Lầu Năm Góc phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk tại Căn cứ không quân Sha’irat ở Homs, Syria, theo The Japan Times.
The New York Times dẫn lời các quan chức an ninh Mỹ cho biết, họ tin rằng Austin Tice, cựu sĩ quan Thủy quân Lục chiến Mỹ, đang bị chính phủ Syria giam giữ, dù không đưa ra được bằng chứng nào cho tuyên bố trên và Damascus một mực phủ nhận.
Vị sĩ quan 35 tuổi xuất hiện lần cuối trong một video năm 2012, và bài đăng cuối cùng trên Twitter vào tháng 8 cùng năm. Trong đó, ngày 11/8/2012, ông Tice viết: “Ngồi nghe tiếng đạn trong ngày sinh nhật. Afghanistan, California, DC, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria. Thật là một năm điên rồ”.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) không thành vì sự kiện Mỹ phóng tên lửa xuống căn cứ quân sự của Syria vào ngày 7/4, sau khi cáo buộc Damascus tấn công vũ khí hóa học, khiến nhiều người thiệt mạng vài ngày trước đó. Ngay sau cuộc không kích của Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia Syria chấm dứt cuộc đối thoại ngắn ngủi với CIA.
Video đang HOT
Trên tờ Die Welt (Đức) ngày 25/6, nhà báo Mỹ Sy Hersh tiết lộ, Giám đốc CIA Pompeo không có mặt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triệu tập cuộc họp với các quan chức an ninh quốc gia để thảo luận về cuộc không kích. Theo ông Hersh, CIA trước đó liên tục báo cáo rằng không có bằng chứng về bom hóa học ở Syria.
Ông Hersh dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự và tình báo Mỹ khẳng định, không có vụ tấn công hóa học nào ở Syria.
“Nếu có một vụ tấn công bằng khí độc thần kinh ở Syria do Assad chỉ đạo, người Nga sẽ tức giận gấp 10 lần so với bất cứ ai ở phương Tây. Chiến lượng của Nga đối với IS sẽ chấm dứt và Assad sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Assad sẽ làm điều đó? Khi mà ông ta đang bên bờ vực của cuộc nội chiến? Ai tin nổi chuyện đó chứ”, một cố vấn cao cấp của Mỹ nói với Hersh.
Sputnik nhận định, động thái quân sự của Mỹ tại Syria có thể gây rủi ro cho cơ hội giải thoát ông Tice và nhiều bất cập khác.
Trong một diễn biến khác, mới đây, Nhà Trắng bất ngờ tuyên bố, Syria đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công hóa học tương tự vụ tấn công hồi 4/4, đồng thời cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad và quân đội của ông sẽ “phải trả giá đắt” nếu điều đó thực sự xảy ra, theo Reuters.
Sau sự kiện phóng hàng loạt tên lửa hành trình xuống căn cứ quân sự Syria, Washington dần lấn sâu hơn vào nội chiến Syria, rời xa mục đích ban đầu là tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông.
Ngày 18/6, không quân liên minh do Mỹ dẫn đầu bắn hạ chiếc máy bay ném bom Su-22 của Syria phía tây nam tỉnh Raqqa; và hai ngày sau đó, máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái do Iran sản xuất gần biên giới của Syria, Iraq và Jordan…
Theo Tú Oanh
Tiền phong
Những dấu hiệu đáng sợ về nguy cơ xung đột Nga-Mỹ
Trong bài viết trên tờ The Guardian, chuyên gia Mary Dejevsky nhận xét rằng sự tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ trên thế giới làm tăng nguy cơ một cuộc chiến tranh quy mô lớn, có thể bùng lên do hậu quả của một sự cố ngẫu nhiên nào đó.
Nguy cơ một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Nga-Mỹ, có thể bùng lên do hậu quả của một sự cố ngẫu nhiên nào đó.
Không phải lần đầu tiên xuất hiện những điềm báo đáng sợ Mỹ- Nga đối đầu trực tiếp ở Syria, trong trường hợp xấu nhất có thể biến thành cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Lần mới nhất tình hình đáng báo động là vụ quân đội Mỹ bắn hạ máy bay của lực lượng chính phủ Syria.
Rõ ràng là cuộc xung đột ở Syria, trên cơ sở tình trạng hiện thời của nó, có liên quan trước hết với tương lai của đất nước này và, thứ hai, gắn liền với sự cạnh tranh ảnh hưởng chi phối trong khu vực, nơi còn có các cầu thủ khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Phải chăng đây là lý do mà Mỹ dường như đã trở nên quyết đoán hơn?
Là đồng minh lâu năm của Syria, Liên bang Nga ủng hộ ông Assad, coi Syria là nơi có thể phục hồi ảnh hưởng của Liên Xô, kể cả ở Trung Đông. Tuy nhiên, cân nhắc như vậy luôn có tầm quan trọng thứ yếu so với quyết tâm của Liên bang Nga bảo vệ Syria như một quốc gia thống nhất. Đối với Nga, Iraq và Libya là những ví dụ về những gì mà Syria cần phải tránh lặp lại.
Ngược lại, lập trường của Mỹ dường như không trước sau như một. Khi Obama là tổng thống, Mỹ ủng hộ nhóm đối lập và khăng khăng đòi ông Assad từ chức. Nhiều người tin rằng ông Trump lên nắm quyền có thể sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối với Syria, ông Trump từng hứa rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào các cuộc chiến tranh nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, không có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Tái lập quan hệ với Nga cũng không bắt đầu vì chiến dịch thổi phồng chống Nga ở Washington. Hơn nữa Trump đã ra lệnh đánh bom vào sân bay của chính phủ Syria. Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nhóm nổi dậy, đến mức quân Mỹ bắn hạ máy bay Syria vào cuối tuần trước.
Và nếu chúng ta đang nói về sự khởi đầu giai đoạn kết thúc (cuộc chiến ở Syria), theo tác giả của bài báo, điều đó có thể trở thành giai đoạn nguy hiểm nhất kể từ khi Mỹ-Nga ganh đua giành ảnh hưởng trên thế giới, tăng nguy cơ chiến tranh ngẫu nhiên.
Theo Danviet
Qatar ký hợp đồng 12 tỷ USD mua máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ Qatar hôm qua đã ký một bản thỏa thuận tổng trị giá 12 tỷ USD với Mỹ để mua các máy bay chiến đấu F-15, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích Doha trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh. Tiêm kích F-15 của không lực Mỹ hạ cánh tại Căn cứ Không quân ở Vịnh Ả...