Tiết lộ mới vụ nhà báo của Al Jazeera bị bắn vào mặt
Một quan chức Liên Hợp Quốc ngày 24/6 tuyên bố lực lượng an ninh Israel chịu trách nhiệm cho cái chết của nhà báo kỳ cựu Shireen Abu Akleh.
“Tất cả thông tin chúng tôi thu thập được đều cho thấy những phát súng giết chết nhà báo Abu Akleh và khiến đồng nghiệp của bà, Ali Sammoudi, bị thương đều đến từ lực lượng an ninh Israel, chứ không phải do những người Palestine có vũ trang bắn bừa bãi”, bà Ravina Shamdasani, phát ngôn viên Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), nói với các phóng viên tại Geneva hôm 24/6.
Bà Shamdasani nói theo thông tin OHCHR thu thập được, không có dấu hiệu cho thấy “hoạt động của những người Palestine có vũ trang trong khu vực các nhà báo (bị tấn công)”, Al Jazeera đưa tin.
Video đang HOT
Người dân thương tiếc cái chết của nhà báo Shireen Abu Akleh. Ảnh: Reuters.
Trước đó, vào ngày 11/5, nhà báo Shireen Abu Akleh bị bắn vào mặt khi đang đưa tin về các cuộc đột kích của quân đội Israel tại thành phố Jenin, ở Bờ Tây, do Israel chiếm đóng. Cái chết của bà khiến người dân Palestine và thế giới phẫn nộ.
Bà Shamdasani nói rằng cuộc điều tra của OHCHR cho thấy bà Abu Akleh và các đồng nghiệp đã nỗ lực phối hợp để được những người lính Israel nhận diện với tư cách nhà báo.
“Các nhà báo cho biết họ đã chọn một con đường phụ để tiếp cận nhằm tránh vị trí của những người Palestine có vũ trang, và tiến hành chậm rãi để lực lượng Israel trên đường phố có thể nhận thấy sự hiện diện của họ”, bà nói.
“Vào thời điểm đó, không có cảnh báo nào được đưa ra và cũng không có vụ nổ súng nào diễn ra tại hiện trường. Một số viên đạn đơn lẻ bắn về phía họ từ hướng của lực lượng an ninh Israel”, bà cho biết thêm.
Sau đó, họ tiếp tục nổ súng về phía một người đàn ông không có vũ khí đang cố gắng hỗ trợ bà Abu Akleh, cũng như một nhà báo đang trú ẩn sau một cái cây.
Ban đầu, các quan chức Israel, bao gồm cả Thủ tướng Naftali Bennett, cố gắng cáo buộc các tay súng Palestine đã gây ra cái chết của nữ nhà báo. Hiện giới chức Israel vẫn chưa kết luận liệu có ai phải đối mặt với cáo buộc hình sự về vụ việc hay không, và chưa công bố kết quả điều tra nội bộ.
EU thúc đẩy bảo vệ nhà báo
Ngày 21/6, Hội đồng châu Âu đã thông qua các biện pháp bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các nhà báo và chuyên gia truyền thông.
EU kêu gọi tăng cường đảm bảo an toàn của các nhà báo. Ảnh minh họa: Minh Hợp/PV TTXVN tại Vương quốc Anh
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) tăng cường tài trợ cho báo chí điều tra, cũng như đảm bảo an toàn của các nhà báo và chuyên gia truyền thông trên không gian mạng.
Các biện pháp trên được thông qua trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối đe dọa đối với các nhà báo. Theo báo cáo của Hội đồng châu Âu, trong năm 2021, số tin cảnh báo về các mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của các nhà báo ở châu Âu đã tăng lên 282, gần gấp đôi so với năm 2016.
Ngoài các mối đe dọa đến sự an toàn của nhà báo, đời sống của các nhà báo và chuyên gia truyền thông ngày càng trở nên khó khăn và bấp bênh. Chuyển đổi kỹ thuật số, đóng cửa các phương tiện truyền thông và hậu quả của đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng khó khăn kinh tế của các nhà báo.
Hôm 27/4 vừa qua, EC đã đề xuất một dự luật của EU nhằm bảo vệ các nhà báo khỏi các vụ kiện mang tính lạm dụng, hay còn gọi là Vụ kiện chiến lược chống lại sự tham gia của cộng đồng (SLAPP). Các quốc gia thành viên EU nhất trí trao đổi các thông tin liên quan đến việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp này vào năm 2025.
AI, robot - Nhân tố mới của báo chí hiện đại Khi công nghệ đang chiếm lĩnh thế giới, thật dễ hiểu tại sao nhiều người lại lo lắng về sự trỗi dậy của robot cùng việc chúng có thể thay thế con người. Trong thời đại dữ liệu lớn (big data), báo chí không thể bỏ lỡ các thuật toán máy học để tăng hiệu quả thông tin. Ảnh minh họa: New York...