Tiết lộ mới về chương trình do thám của Mỹ
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ ( NSA) có thể thu thập và khôi phục hàng tỷ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia nào thông qua các chương trình đặc biệt, được coi là “cỗ máy thời gian” không giới hạn khả năng do thám của đặc vụ Mỹ. Đây là những thông tin mới nhất trong loạt bê bối tình báo do cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Tờ “The Washington Post” (Bưu điện Washington) số ra ngày 18/3 dẫn tài liệu của Snowden cho biết hai chương trình có tên MYSTIC và RETRO có thể kiểm soát toàn bộ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia mục tiêu trong thời gian là một tháng. Trong thời gian này, MYSTIC với chức năng thu thập giọng nói cho phép NSA thu thập hàng tỷ cuộc thoại mỗi ngày, trong khi đó khả năng phục hồi dữ liệu của RETRO có thể giúp tình báo Mỹ tìm lại cuộc thoại bị xóa bỏ trước đó trong trường hợp cần thiết.
Video đang HOT
Theo yêu cầu của quan chức tình báo nước này, “The Washington Post” đã không tiết lộ chi tiết những nước nằm trong diện giám sát và những nước có thể là mục tiêu của giới chức an ninh Mỹ. Nếu các thông tin trên là chính xác, hai công cụ này có thể mang lại NSA quyền năng khổng lồ trong việc theo dõi và thu thập toàn bộ thông tin của các nước trên thế giới mà không gặp bất cứ rào cản nào. “The Washington Post” cho biết thêm hoạt động của MYSTIC và RETRO còn nhắm tới các cuộc thoại của chính người dân Mỹ.
Ngay lập tức, NSA ra thông cáo báo chí. Tuy không bình luận về thông tin mới này, song NSA tái khẳng định hoạt động tình báo của cơ quan này nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép, tôn trọng quyền riêng tư của công dân Mỹ cũng như người nước ngoài. NSA còn chỉ trích hành động tiết lộ và thu thập các công nghệ và công cụ do thám hợp pháp của Snowden, cho rằng việc này không chỉ gây tổn hại cho an ninh quốc gia mà còn phủ bóng đen lên quan hệ của Mỹ với nhiều nước, trong đó có cả các đồng minh gần gũi của Washington.
Trong một tuyên bố mới, Snowden, người hiện đang hưởng quy chế tạm trú ở Nga, tuyên bố sẽ tiếp tục công bố nhiều thông tin nhạy cảm trong thời gian tới.
Bất chấp mọi giải thích và biện minh của chính phủ, giới phân tích bày tỏ quan ngại phạm vi hoạt động không giới hạn của NSA đang đe dọa các quyền tự do và riêng tư của người Mỹ. Giải pháp nhanh nhất và hiệu quả hiện nay chính là áp đặt quy chế nhằm kiểm soát hoạt động do thám của giới tình báo nước này.
Theo Báo Tin tức
Mỹ chưa muốn đẩy nhanh cải cách NSA
Tiến trình cải cách hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang bị chững lại tại Quốc hội khi cả hai Ủy ban Tư pháp Thượng viện và Hạ viện nước này chưa muốn đưa hai dự luật nhằm tăng cường giám sát các chương trình do thám của NSA ra thảo luận để thông qua.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông tin của tờ "The Hill" của Quốc hội Mỹ ngày 16/2 xác nhận dự luật của Hạ viện Mỹ nhằm ngăn chặn việc NSA thu thập số lượng lớn các cuộc thoại của người dân Mỹ được 130 Hạ nghị sỹ đồng bảo trợ, trong khi một dự luật tương tự tại Thượng viện nhận được chữ ký ủng hộ của 20 Thượng nghị sỹ.
Cả hai dự luật này hiện đang bị kẹt tại hai Ủy ban Tư pháp tương ứng của Quốc hội Mỹ kể từ tháng 10/2013 và chưa có bất kỳ kế hoạch nào nhằm thúc đẩy chúng sớm được thông qua. Tại Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, Hạ nghị sỹ Bob Goodlatte nhiều khả năng đang chờ chính quyền Obama có quan điểm chính thức về Đạo luật Tự do Mỹ trước khi quyết định đưa dự luật này vào nghị trình thảo luận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu tại Bộ Tư pháp về an ninh quốc gia ở thủ đô Washington D.C. ngày 17/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy muốn chứng kiến các đề xuất cụ thể mà Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và lãnh đạo các cơ quan tình báo phải đưa ra theo yêu cầu của Tổng thống Barack Obama vào hạn chót là ngày 28/3 tới.
Trước đó, ngày 17/1, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu về những đề xuất cải tổ và thay đổi các chương trình do thám của NSA. Trong bài phát biểu dài 43 phút tại Bộ Tư pháp Mỹ, Tổng thống Obama thông báo một loạt những thay đổi, bao gồm chấm dứt gần hết hoạt động theo dõi các nước đồng minh hoặc có quan hệ mật thiết với Mỹ và tiến hành giám sát tư pháp việc Chính phủ thu thập thông tin hàng triệu cuộc gọi điện thoại của người dân Mỹ.
Vấn đề gây tranh cãi nhất là trong các đề xuất được nêu ra vẫn chưa xác định Chính phủ hay một cơ quan nào sẽ lưu giữ bản ghi cuộc gọi được thu thập theo yêu cầu của các cơ quan tình báo Mỹ, mặc dù hồi giữa tháng 12/2013, Nhà Trắng từng đưa ra đề xuất để nhà cung cấp dịch vụ hoặc một bên thứ ba lưu giữ các dữ liệu này. Tổng thống Obama đã yêu cầu Bộ Tư pháp và cộng đồng tình báo Mỹ phải "xử lý" việc này trước ngày 28/3 tới.
Theo Báo Tin Tức
Mỹ và Pháp tái khẳng định mối quan hệ đồng minh sau sự cố NSA Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tái khẳng định mối quan hệ đồng minh chiến lược trong chuyến thăm của ông Hollande đến Mỹ sau sự cố do thám từ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Tổng thống Pháp Francois Hollande hiện đang có chuyến thăm tới Mỹ Nhà lãnh đạo Pháp có cuộc gặp với...