Tiết lộ mới từ mẹ nghi phạm vụ xả súng đẫm máu ở Thái Lan
Mẹ của nghi phạm trong vụ xả súng đẫm máu tại nhà trẻ ở Thái Lan cho biết con trai bà đã uống một số loại thuốc và bị hoang tưởng trước khi gây án.
Panya Kamrab, 34 tuổi, nghi phạm trong vụ xả súng rúng động Thái Lan. Ảnh: Twitter.
Theo cảnh sát Thái Lan, trước khi đến hiện trường gây án, tay súng Panya Kamrab, 34 tuổi, đã bị xét xử tại tòa án Nong Bua Lam Phu với cáo buộc sở hữu thuốc cấp tốc (loại thuốc kích thích thường bao gồm Amphetamines hoặc Methamphetamine), Bangkok Post đưa tin ngày 6/10.
“Nghi phạm có thể đã bị căng thẳng và bị ảnh hưởng bởi chất gây nghiện dẫn đến những hành động bi thảm này”, cảnh sát trưởng Damrongsak Kittiprapas cho biết.
“Nhà của nghi phạm gần nhà trẻ. Người này có thể coi đó là một mục tiêu gần và lũ trẻ không có vũ khí”, ông Damrongsak nói thêm.
Phó cảnh sát trưởng Torsak Sukwimol cũng tiết lộ lời kể của mẹ tay súng, nói rằng con trai bà có vẻ căng thẳng sau khi rời tòa án vào sáng 6/10. Sau đó, nghi phạm đã uống một số loại thuốc và bắt đầu bị hoang tưởng.
Các nhân viên khiêng quan tài chứa thi thể một nạn nhân tại bệnh viện Udon Thani ở tỉnh Udon Thani, sau một vụ xả súng hàng loạt ở thị trấn Uthai Sawan, tỉnh Nong Bua Lam Phu, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Động cơ chính xác của tay súng vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết nghi phạm đã bị trục xuất khỏi lực lượng cảnh sát vào tháng 6, sau khi nhận cáo buộc tàng trữ thuốc methamphetamine vào ngày 20/1.
Khi khám xét nơi ở của nghi phạm trước đó, cảnh sát đã tìm thấy những viên thuốc Yaba – sự kết hợp của methamphetamine và caffein, thường được người dân địa phương gọi là “thuốc điên”, theo CNN.
Thái Lan nằm trong khu vực Tam giác vàng của Đông Nam Á, từ lâu đã trở thành một điểm nóng khét tiếng về buôn bán và sử dụng ma túy.
Nguồn cung methamphetamine tăng vọt đã khiến giá thuốc trên đường phố Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại, theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, New Straits Times đưa tin.
Trước đó, giới chức Thái Lan ghi nhận tổng cộng 38 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào nhà trẻ ở Nanthicha Punchum, trong đó ít nhất 20 nạn nhân là trẻ em.
Phụ huynh than khóc ngoài hiện trường vụ xả súng ở Thái Lan. Người thân các nạn nhân kêu khóc tại hiện trường sau vụ xả súng tại một nhà trẻ ở tỉnh Nong Bua Lamphu miền Đông Bắc Thái Lan, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng, bao gồm 22 trẻ em.
Vụ xả súng ở Na Uy: Hung thủ đã bị bắt giữ
Vụ tấn công xảy ra đêm 24/6 tại thủ đô Oslo của Na Uy khiến ít nhất 2 người chết và 21 người khác bị thương đã khiến dư luận nước này không khỏi chấn động. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng nhất tại Na Uy gần 11 năm qua.
Cảnh sát Na Uy ngày 25/6 xác nhận nghi phạm bị bắt giữ sau vụ xả súng hàng loạt trong đêm ở thủ đô Oslo là một người Na Uy gốc Iran. Phát biểu với báo giới, đại diện cảnh sát cho biết, đối tượng trên nằm trong danh sách theo dõi của các cơ quan tình báo nội địa và đã từng sa lưới pháp luật vì những vi phạm nhỏ như sở hữu dao và ma túy. Tuy nhiên, cảnh sát chưa công bố danh tính người này.
Cảnh sát tại hiện trường vụ xả súng. Ảnh: AP
Vụ xả súng xảy tại 3 địa điểm, trong đó có một hộp đêm mà cho người đồng tính thường xuyên lui tới ở trung tâm thủ đô Oslo. Hiện cảnh sát vẫn chưa rõ động cơ thực hiện vụ tấn công của hung thủ. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết đang điều tra vụ xả súng theo hướng "tấn công khủng bố". Trong số những người bị thương có 10 người bị thương rất nặng do đó số người thương vong sẽ còn tăng.
Theo nguồn tin nhân chứng có mặt tại hiện trường lúc xảy ra vụ xả súng, nghi phạm đã để súng trong một chiếc túi, sau đó rút ra và bắt đầu bắn vào đám đông. Vụ việc đã khiến dư luận không khỏi chấn động bởi Na Uy là quốc gia khá yên bình.
Trong một tuyên bố trên truyền hình, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store đã gọi vụ xả súng là một cuộc tấn công tàn nhẫn và gây sốc sâu sắc với những người vô tội.
Dự kiến, trong ngày 25/6 tại thủ đô Oslo sẽ diễn ra cuộc tuần hành hàng năm dành cho người thuộc cộng đồng đồng tính. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ xả súng, cuộc tuần hành đã bị hủy bỏ theo khuyến nghị của cảnh sát. Cảnh sát Na Uy cũng tăng cường hiện diện khắp thủ đô để đề phòng nguy cơ xảy ra các vụ việc bất ổn an ninh.
Năm 2011, thế giới từng rúng động về vụ thảm sát đẫm máu tại Na Uy khi kẻ cực đoan cánh hữu Anders Behring Breivik sát hại 77 người bằng bom xe và xả súng./.
Bỉ bắt giữ đối tượng âm mưu bắt cóc Bộ trưởng Tư pháp Cuối tuần qua, cảnh sát Bỉ đã bắt giữ 4 nghi phạm với cáo buộc âm mưu bắt cóc ông Vincent Van Quickenborne - Bộ trưởng Tư pháp kiêm Thị trưởng thành phố Kortrijk. Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Vincent Van Quickenborne. Ảnh: Getty Images Trong một đoạn video phát trên Đài truyền hình nhà nước RTBF, Bộ trưởng Van Quickenborne nghi ngờ...